Giáo án Toán 6 - Tiết: 15 - Bài 1: Nửa mặt phẳng

I MỤC TIÊU

Kiến thức cơ bản : Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng.

Kĩ năng cơ bản : - Biết cách tên nửa mặt phẳng

- Nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ.

Tư duy : làm quen với việc phủ định một khái niệm. Chẳng hạn :

a) Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M - Nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M

b) Cách nhận biết tia nằm giữa - Cách nhận biết tia không nằm giữa

II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết: 15 - Bài 1: Nửa mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 15 § 1 NỬA MẶT PHẲNG CHƯƠNG II I MỤC TIÊU Kiến thức cơ bản : Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng. Kĩ năng cơ bản : - Biết cách tên nửa mặt phẳng - Nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ. Tư duy : làm quen với việc phủ định một khái niệm. Chẳng hạn : Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M - Nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M Cách nhận biết tia nằm giữa - Cách nhận biết tia không nằm giữa II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP: 1 . KIỂM TRA BÀI CŨ : Trên tia ox vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 3 cm,OB = 6 cm Điểm A có nằm giữa O và B không? 0 A B x So sánh OA và AB Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không ? a Đáp : vì OA < OB (3cm < 6cm) Điểm A nằm giữa O và B (1) AB = OB - 0A = 6 - 3 = 3cm Vậy OA = AB = 3 cm (2) Từ (1) và (2) suy ra A là trung điểm của OB Một đường thẳng a đã chia mặt bảng ra sao qua bài học hôm nay 2 . DẠY BÀI MỚI : § 1 NỬA MẶT PHẲNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Trong quang cảnh dưới đây, phải chăng các chùm ánh sáng la-de lập thành những góc bằng nhau NỬA MẶT PHẲNG BỜ a Trang giấy, mặt bảng là hình ảnh của mặt phẳng. Mặt không bị giới hạn về mọi phía. Trên hình 1, Ta thấy đường thẳng a chia mặt phẳng thành hai phần riêng biệt. Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ là a Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau. Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. Trên hình 2 ,Ta gọi nửa mặt phẳng (I) là nửa mặt phẳng bờ a có chứa điểm M, còn nửa mặt phẳng (II) có bờ a và chứa điểm P. Có thể nói : nửa mặt phẳng (II) có bờ a và không chứa điểm M. hoặc nói : (II) là nửa mặt phẳng đối của (I) Xem hình 2, Ta còn nói : Hai điểm M,N Nằm cùng phía đối với đường thẳng a; hai điểm N,P (hoặc M,P) Nằm khác phía đối với đường thẳng a TIA NẰM GIỮA HAI TIA Cho ba tia Ox, Oy, Oz chung gốc. Lấy điểm M bất kỳ trên tia Ox, Lấy điểm N bất kỳ trên tia Oy (M và N đều không trùng với điểm O) Ở hình 3a, tia Oz cắt đọan thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N,ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy. 1/ 73 Hãy nêu tên một số hình ảnh của mặt phẳng . Đáp: Trang giấy, mặt bảng , mặt nước yên lặng, mặt kính ? 1 / 72 Hãy nêu các cách gọi tên khác của hai nửa mặt phẳng (I), (II). Nối M với N, nối M với P. Đoạn thẳng MN có cắt a không ? Đoạn thẳng MP có cắt a không ? Đáp : Mặt phẳng (I), và (II). Là hai nửa mặt phẳng đối nhau - Đoạn thẳng MN không cắt đường thẳng a - Đoạn thẳng MP cắt đường thẳng a ? 2 /73 Ở hình 3b,tia Oz có nằm giữa hai tia Ox, Oy không ? Ở hình 3c,tia Oz có cắt đoạn thẳng MN không? tia Oz có nằm giữa hai tia Ox, Oy không ? Đáp : Có vì Oz cắt MN Không cắt đoạn thẳng MN, Oz không nằm giữa hai tia Ox, Oy 4 . HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ: Về nhà học bài : 1-Nữa mặt phẳng bờ a, 2. Tia nằm giữa hai tia. Về nhà làm bài tập : 2; 3; 4; 5 trang 73

File đính kèm:

  • docCII-1NUA-MAT-PHANG.doc
Giáo án liên quan