I. MỤC TIÊU:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
- Các tài liệu liên quan bài dạy
- Phiếu bài tập.
- Các đồ dùng liên quan tiết học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra: Về dấu hiệu chia hết cho 9 (3-5’)
3. Bài mới: (25-27’)
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 87: Dấu hiệu chia hết cho 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18: Thứ Ba ngày 24 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: Toán
Tiết 87: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I. MỤC TIÊU:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
- Các tài liệu liên quan bài dạy
- Phiếu bài tập.
- Các đồ dùng liên quan tiết học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra: Về dấu hiệu chia hết cho 9 (3-5’)
3. Bài mới: (25-27’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung:
+ HĐ 1: Hình thành dấu hiệu chia hết cho 3: (10-12’)
- Hỏi học sinh bảng chia 3 ?
- Ghi bảng các số trong bảng chia 3
3 , 9 , 12, 15, 18 , 21 , 24 , 27, 30
- Cả lớp cùng tính tổng các chữ số ở mỗi số
- Giáo viên ghi bảng chẳng hạn:
12 = 1 + 2 = 3
Vì 3 : 3 = 1 nên số 12 chia hết cho 3
- Đưa thêm một số ví dụ các số có 2 hoặc 3, 4 chữ số để học sinh xác định.
- Ví dụ : 1233, 36 0, 2145,
+ HS tính tổng các chữ số này và nhận xét.
+ HĐ 2: Gợi ý rút ra qui tắc về số chia hết cho 3 (3-5’)
- Giáo viên ghi bảng qui tắc. HS nhắc lại qui tắc
* Bây giờ chúng ta tìm hiểu những số không chia hết cho 3 có đặc điểm gì ?
- Cả lớp cùng tính tổng các chữ số mỗi số ở cột bên phải
- Giáo viên ghi bảng chẳng hạn :
25 có 2 + 5 = 7 ; 7 : 3 = 2 dư 1 ; 245 có 2 + 4 + 5 = 11 ; 11 : 3 = 3 dư 2
+ Yêu cầu học sinh nêu nhận xét.
+ Vậy theo em để nhận biết số chia hết cho 3 ta căn cứ vào đặc điểm nào ?
+ HĐ 3: Luyện tập: (8-10’)
*Bài 1:
- HS đọc đề bài xác định nội dung đề.
+ Lớp cùng làm mẫu 1 bài.
231 có 2 + 3 + 1 = 6 vì 6 là số chia hết cho 3 nên số 231 chia hết cho 3.
- 2 HS lên bảng sửa bài.
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét bài học sinh.
*Bài 2:
- HS nêu yêu cầu đề bài, lớp làm vào vở.
- Gọi một em lên bảng sửa bài.
+ Những số này vì sao không chia hết cho 3?
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Nhận xét bài làm học sinh.
4, Củng cố - dặn dò: (2-3’)
- Hãy nêu qui tắc về dấu hiệu chia hết cho 3.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học và làm bài.
- Hai học sinh nêu bảng chia 3.
- Tính tổng các số trong bảng chia 3
- Quan sát và rút ra nhận xét.
- Các số này đều có tổng các chữ số là số chia hết cho 3.
- Tiếp tục thực hiện tính tổng các chữ số của các số có 3, 4, chữ số.
- Các số này hết cho 3 vì các số này có tổng các chữ số là số chia hết cho 3.
*Qui tắc : Những số chia hết cho 3 là những số có tổng các chữ số là số chia hết cho 3.
+ HS tính tổng các chữ số của các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét:
- " Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3 "
+ 3 HS đọc đề bài xác định nội dung đề bài.
+ 1 HS đứng tại chỗ nêu cách làm, lớp quan sát.
- Hai em sửa bài trên bảng.
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- HS đọc đề bài.
- Số không chia hết cho 3 là : 502 , 6823 , 55553 , 641311. Vì các số này có tổng các chữ số không phải là số chia hết cho 3.
- HS khác nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc.
- Viết số có 3 chữ số chia hết cho 3
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- Các số chia hết 3 là : 150, 321, 783.
- HS nhận xét,
- Vài em nhắc lại nội dung bài học
- Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại.
Tiết 2: Luyện từ và câu
Tiết 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 2 )
I. MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2) ; bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3) -Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2) ; bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3)
II. CHUẨN BỊ:
- Phiếu viết sẳn từng bài tập đọc và học thuộc lòng.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Phần giới thiệu : (1-2’)
2) K.tra đọc và HTL: (10-15’)
- Kiểm tra số học sinh cả lớp.
- Từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc.
- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.
- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn HS vừa đọc.
- Theo dõi và ghi điểm.
- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
3) Bài tập: (10-15’)
* Bài tập1: Đặt câu với những từ thích hợp để nhận xét về các nhân vật em đã biết qua các bài đọc.
Nguyễn Hiền
Lê - ô - nác - đô đa - vin - xi
Xi - ôn - cốp - xky
Cao Bá Quát
Bách Thái Bưởi
- GV nhận xét bổ sung.
* Bài tập 2: Em chọn thành ngữ, tục ngữ nào để khuyến khích, khuyên nhủ bạn:
Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác?
- GV nhận xét bổ sung
4) Củng cố dặn dò: (2-3’)
* Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà học bài
- Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên rút thăm chọn bài, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối lên bốc thăm yêu cầu.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
- HS làm bài vào PBT
+ 3 - 5 HS trình bày.
+ Nhận xét, chữa bài.
- HS tìm các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với các tình huống rồi trình bày trước lớp.
- Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc nhiều lần.
- Học bài và xem trước bài mới.
Tiết 3: Khoa học
Tiết 35: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I. MỤC TIÊU:
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi; muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu được ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đến sự cháy: Thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn…
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập.
GDKNS : Bình luận về cách làm và kết quả quan sát; phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu; quản lí thời gian trong quá trình thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ:
- HS chuẩn bị 2 cây nến bằng nhau.
- 2 lọ thuỷ tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ).
- 2 lọ thuỷ tinh không có đáy để kê.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: (1-2’)
2. Kiểm tra: (3-5’)
Không khí có ở đâu? Không khí có những tính chất gì? Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống ?
3. Bài mới: (25- 27’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Hoạt động 1: Vai trò của ô xi đối với sự cháy
- GV kê một chiếc bàn ở giữa lớp để làm thí nghiệm để cả lớp quan sát dự đoán hiện tượng và kết quả của thí nghiệm.
+ Thí nghiệm 1 : (SGV)
+ Yêu cầu HS quan sát và hỏi HS xem hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
+ Theo em tại sao cây nến trong lọ thuỷ tinh to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ ?
+ Qua thí nghiệm này chúng ta đã chứng minh được ô - xi có vai trò gì ?
+ Kết luận.
+ Hoạt động 2: Cách duy trì sự cháy
- GV dùng một lọ thuỷ tinh không có đáy úp vào 1 cây nến gắn trên đế kín và hỏi :
- Em hãy dự đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra?
+ GV thực hiện thí nghiệm và hỏi
+ Kết quả của thí nghiệm này như thế nào?
+ Theo em vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy ?
- GV yêu cầu HS làm thêm một số thí nghiệm khác. (Như SGV)
+ Vì sao cây nến có thể cháy bình thường?
+ Ta thấy : Khi sự cháy xảy ra khí ni - tơ và khí các - bo - níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào lọ tiếp tục cung cấp ô - xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục.
+ Vậy để duy trì sự cháy cần phải làm gì ? Tại sao lại phải làm như vậy ?
+ Để duy trì sự cháy cần phải liên tục cung cấp không khí. Không khí cần phải được lưu thông thì sự cháy mới diễn ra liên tục được.
+ Hoạt động 3: Ứng dụng liên quan đến sự cháy
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình minh hoạ số 5 và trả lời câu hỏi.
+ Bạn nhỏ đang làm gì ?
+ Bạn làm như vậy để làm gì ?
- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung để hoàn chỉnh.
- GV chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm.
- GV nhận xét chung.
+ Hoạt động kết thúc:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi.
+ Khí ô - xi và khí ni tơ có vai trò gì đối với sự cháy ?
+ Làm cách nào để duy trì sự cháy ?
- Gọi HS lên trình bày.
- GV nhận xét, khen những HS trả lời đúng
4. Củng cố - dặn dò: 2-3’
- GV nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
+ Lắng nghe.
+ Quan sát, trao đổi và phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe và phát biểu.
+ Cả 2 cây nên cùng tắt.
+ Cả 2 cây nến vẫn cháy bình thường.
+ Cây nến trong lọ thuỷ tinh to sẽ cháy lâu hơn so với cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ.
- Lắng nghe.
- 1 HS làm thí nghiệm và trả lời kết quả:
+ Lắng nghe.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS suy nghĩ và trả lời: Cây nến vẫn cháy bình thường.
+ Cây nến có thể cháy bình thường là do được cung cấp ô - xi liên tục .
- Quan sát thí nghiệm và trả lời.
- Cây nến sẽ tắt sau mấy phút .
- Cây nến chỉ cháy được trong một thời gian ngắn là do lượng ô - xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp tiếp.
+ Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô - xi nên cây nến đã cháy được liên tục.
+ Lắng nghe và quan sát GV mô tả.
+ Để duy trì được sự cháy liên tục ta cần phải cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứa ô - xi.
- Các nhóm trao đổi thảo luận trong nhóm sau đó cử đại diện trình bày.
- Bổ sung cho nhóm bạn.
+ Lắng nghe.
+ Trao đổi và trả lời.
+ Để duy trì được sự cháy liên tục ta cần phải cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứa ô - xi.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Tiết 4: Thể dục
Tiết 35: ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY
TRÒ CHƠI : “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác” Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện
Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ chơi trò chơi “Chạy theo hình tam giác ” như cờ, vạch cho ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh chuyển sang chạy.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, ổn định, phổ biến nội dung, nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
- Khởi động.
- Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”.
2. Phần cơ bản:
a) Ôn đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh trên vạch kẻ thẳng và chuyển sang chạy
+ Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của GV hoặc cán sự lớp. Tập phối hợp các nội dung, mỗi nội dung tập 2 – 3 lần.
+ GV chia tổ cho HS tập luyện tại các khu vực đã phân công. GV đến từng tổ quan sát, nhắc nhở, và sửa động tác chưa chính xác cho HS.
+ GV tổ chức cho HS từng tổ thi biểu diễn với nhau tập hợp hàng ngang và đi nhanh chuyển sang chạy.
+ Để củng cố: Lần 2 lần lượt từng tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang và đi nhanh chuyển sang chạy theo hiệu lệnh còi hoặc trống.
+ Sau khi các tổ thi đua biễu diễn, GV cho HS nhận xét và đánh giá.
b) Trò chơi : “Chạy theo hình tam giác”
- Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách bật nhảy và phổ biến cách chơi. Cho HS chơi thử để hiểu cách chơi và nhắc nhở HS đảm bảo an toàn trong luyện tập và vui chơi.
- Tổ chức cho HS thi đua chơi chính thức, quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi chủ động.
Những trường hợp phạm quy
* Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi bạn chưa cắm cờ xong.
* Rút và cắm cờ sai quy định, làm rơi cờ trong khi chạy hoặc quên không thực hiện tuần tự theo các khu vực đã quy định.
3. Phần kết thúc:
- HS đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp. GV cùng học sinh hệ thống bài học.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- GV hô giải tán.
6 – 10 phút
18 – 22 ph
12– 14 ph
1 – 2 lần
1 lần
4- 6 phút
4 – 6 phút
2 – 3 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.
- HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
- HS đứng theo đội hình tập luyện 2 – 4 hàng dọc.
- Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
- HS tập hợp thành hai đội có số người đều nhau. Mỗi đội đứng thành 1 hàng dọc sau vạch xuất phát của một hình tam giác cách đỉnh 1m.
- Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
- HS hô “khỏe”
Kể chuyện . Tiết 18
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện ; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu viết sẳn từng bài tập đọc và học thuộc lòng.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Kiểm tra đọc: (10-15’)
- Kiểm tra số học sinh cả lớp.
- Từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc.
- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.
- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc.
- Theo dõi và ghi điểm.
- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
2) Cho HS làm tập làm văn: (10-15’)
- Kể chuyện về ông Nguyễn Hiền.
HS viết:
a) Phần mỡ bài theo kiểu gián tiếp.
b) Phần kết bài theo kiểu mỡ rộng.
- GV nhận xét bổ sung.
3) Sử dụng thành ngữ tục ngữ:
4) Củng cố - dặn dò: 2-3’
*Về nhà học lại các bài đã học từ đầu năm đến nay nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà học bài
Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối lên bốc thăm yêu cầu.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
- HS làm bài vào vở. Lần lượt đọc bài của mình, HS khác nhận xét bổ sung.
- Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc nhiều lần.
- Học bài và xem trước bài mới.
File đính kèm:
- Giao an thu 3 tuan 18.doc