I. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức: Hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố .
2.Kĩ năng:
-Biết cách phân tích và phân tích được một số thừa số nguyên tố và biết dùng luỹ thừa để viết gọn kết quả phân tích .
-Biết vận dụng linh hoạt các dấu hiệu chia hết để phân tích một số ra thừa số nguyên tố
3.Thái độ: Rèn cho HS tính nhanh nhẹn, cẩn thận
II.Chuẩn bị của GV-HS:
-GV: Giáo án.
-HS: Như hướng dẫn về nhà tiết 27
III.Tổ chức hoạt động dạy và học:
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tuần 10 - Tiết 28: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 11/10/2013
Tiết 28 Ngày dạy: 14/10(62,61)
PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ
I. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức: Hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố .
2.Kĩ năng:
-Biết cách phân tích và phân tích được một số thừa số nguyên tố và biết dùng luỹ thừa để viết gọn kết quả phân tích .
-Biết vận dụng linh hoạt các dấu hiệu chia hết để phân tích một số ra thừa số nguyên tố
3.Thái độ: Rèn cho HS tính nhanh nhẹn, cẩn thận
II.Chuẩn bị của GV-HS:
-GV: Giáo án.
-HS: Như hướng dẫn về nhà tiết 27
III.Tổ chức hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1.Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5’)
HS 1 :Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ?
a) Một số tự nhiên không phải là hợp số thì la số nguyên tố .()
b) Mọi số nguyên tố lớn hơn 2 đều lẻ . ()
c) Các số tự nhiên tận cùng bằng chữ số 7 đều là các số nguyên tố .
d) Tổng hai số nguyên tố là một số nguyên tố
e) Tổng của hai hợp số là một hợp số
GV nhận xét cho điểm
a. Sai : 0, 1
b. Đúng
c. Sai : 27
d. Sai :3 + 5 = 8
e .Sai : 9 + 20 = 29
2.Hoạt động 2 : Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì ?(10’)
Hãy viết 300 thành tích của 2 thừa số lớn hơn 1 . Tương tự câu hỏi này cho các số là thừa số tiếp theo . GV hình thành cây thừa số . HS nhận xét các thừa số cuối cùng có phải là các số nguyên tố không ?
-Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố?
1.Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì
Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố
Chú ý : SGK
-Một số nguyên tố được phân tích như thế nào? Có hợp số nào không phân tích được ra thừa số nguyên tố không?
3.Hoạt động 3 : Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố .(15’)
-Làm thế nào để phân tích nhanh một số lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố .
-GV hướng dẫn HS thực hiện các bước để phân tích một số ra thừa số nguyên tố .(Sử dụng các dấu hiệu chia hết để tìm được thừa số nguyên tố (từ nhỏ đến lớn) được chia hết cho) . Các bước chia dừng lại khi nào ?
-GV hướng dẫn HS dùng cách viết luỹ thừa để viết gọn kết quả phân tích .
-HS làm bài tập ? SGK .
-Có thể làm phép chia thứ nhất cho 5 không ? Kết quả phân tích như thế nào ?
2. Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố:
300 2
150 2
75 3
25 5
5 5
1
300 = 22.3.52
Nhận xét :SGK
IV. Củng cố - Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (15’)
1. Củng cố luyện tập: (10’)
-Phân tích một số lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là làm gì ?
-HS làm việc theo nhóm các bài tập 125, 126 . Trao đổi chéo bài làm các nhóm để kiểm tra kết quả lẫn nhau . Báo cáo kết quả với tập thể lớp .
-HS ôn lại các dấu hiệu chia hết và làm các bài tập 127 và 128
2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà :(5’)
-Chuẩn bị bài mới : Luyện tập các bài tập 129 đến 133 .
-Đọc trước mục : Có thể em chưa biết "Cách xác định số lượng ước số của một số".
Tuần 10 Ngày soạn: 11/10/13
Tiết 29 Ngày dạy: 14/10(62),15/10(61)
LUYỆN TẬP + KIỂM TRA 15’
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
2.Kĩ năng:
-Rèn kỹ năng phân tích một số ra thừa số nguyên tố và kỹ năng tìm ước số, xác định số lượng ước số của một số qua kết quả phân tích một số ra thừa số nguyên tố .
-Rèn tính chính xác và linh hoạt trong quá trình phân tích, chọn ước số
3.Thái độ: Rèn cho HS tính cẩn thận
II.Chuẩn bị của GV-HS:
-GV: Giáo án.
-HS: Như hướng dẫn về nhà tiết 26
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1.Hoạt động 1 : Luyện tập. (25’)
Bài tập 129 :
-Số a có thể chia hết cho những số nào? Ư(a) gồm những số nào?
-Tương tự như vậy, GV hướng dãn HS tìm ước của một số theo các bước: ước là 1 và chính nó, ước nguyên tố, ước hợp số .
Bài tập 131 :
-Hai số cần tìm có quan hệ như thế nào với 42? Bài toán có thể phát biểu lại như thế nào?
-Hai số a và b có phải là ước của 30 không ? Chúng có thêm điều kiện gì?
Bài tập 129 :
Ư(a) = {1 ; 5.13 ; 5 ; 13 }
Ư(b) = {1 ; 25 ; 2 ; 24 ; 22 ; 23 }
= {1 ; 32 ; 2 ; 16 ; 4 ; 8 }
Ư(c) = {1 ; 32.7 ; 3 ; 7 ; 32 ; 3.7 }
= {1 ; 63 ; 3 ; 7 ; 9 ; 21}
Bài tập 131 :
Hai số cần tìm là ước của 42 .
Ư(42)={1; 42 ; 2 ; 3 ; 7 ; 21 ; 14 ; 6}
Nên 42 = 1.42 = 2. 21 = 3.14 = 6. 7
b) Hai số a và b là ước của 30 .
Ư(30)={1 ; 30 ; 2 ; 15 ; 3 ; 10 ; 5 ; 6}
Vì a < b nên a bằng 1 ; 2 ; 3 ; 5 và b tương ứng bằng 30 ; 15 ; 10 ; 6.
-HS đọc phần " Cách xác định số lượng ước số của một số "ở mục Có thể em chưa biết đẻ biết khỏi tìm thiếu ước . Thử tính số lượng lượng ước số của số c bài tập 129 .
Nếu a = xm.yn.zp trong đó x,y,z là các số nguyên tố thìv số lương các ước số của a la (m+1).(n+1).(p+1)
Bài tập 130
-GV hướng dẫn HS kết hợp với cách xác định trên và cách tìm ước số đã biết ở hoạt động 3 để tìm ước số của một số .
Bài tập 132
-Số bi trong mỗi túi, số túi có quan hệ như thế nào với tổng số bi ? Vì sao ?
-Có mấy cách xếp số bị vào túi ? Số bị của môĩ túi trong từng trường hợp là mấy viên?
Bài tập 130 :
51 = = 3.17 => Ư(51) = {1;51;3; 17}
75 = 3.52 => Ư(75)={1;75;3;25;5;15}
Bài tập 132 :
Số túi là ước của 28 .
Ư(28) = {1; 28 ; 2 ; 14 ; 4 ; 7}
Nên số túi là 1 ; 2 ; 4 ; 7 ; 14 ; 28
1.Hoạt động 1 : Kiểm tra 15 phút (15’)
IV. Củng cố - Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (5’)
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Học thuộc cách tìm số lượng các ước của một số.
- Ôn lại cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
- Đọc trước bài mới ở nhà và trả lời câu hỏi:
- Tìm Ư(8), Ư(12). Những số no vừa là ước của 8 vừa là ước của 12?
- Tìm ba số vừa là bội của 8 vừa là bội của 12
- Chuẩn bị bài mới: Ước chung và bội chung.
Tuần 10 Ngày soạn: 11/10/13
Tiết 30 Ngày dạy: 15/10(62),18/10(61)
ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Nắm được định nghĩa ước chung, bội chung, hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp
2.Kĩ năng: Biết cách tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước, các bội rồi tìm phần tử chung của hai tập hợp; biết sử dụng ký hiệu giao của hai tập hợp.
3.Thái độ: Rèn cho HS tính nhanh nhẹn, cẩn thận
II. Chuẩn bị của GV - HS :
-GV: Giáo án.
-HS: Như hướng dẫn về nhà tiết 29
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1.Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS1: Nêu cách tìm các ước của một số ? Tìm Ư(4); Ư(6); Ư(12).
- HS2: Nêu cách tìm các bội của một số? Tìm B(4) ; B(6) ; B(3).
- Yêu cầu cả lớp cho nhận xét.
HS1:Nêu cách tìm Ư(a)
Ư(4) = {1 ; 2 ; 4}.
Ư(6) = {1 ; 2 ; 3 ; 6}.
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.
HS2: Nêu cách tìm B(b)
B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24 ...}
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24 ...}.
B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21 ...}.
2.Hoạt động2 : Ước chung(12’)
-Những số nào vừa là ước của 12 vừa là ước của 18. GV giới thiệu ước chung của 12 và 18 .
-Ước chung của hai hay nhiều số là gì ? Gv giới thiệu ký hiệu ước chung của hai hay nhiều số .
-HS viết tập hợp các ước chung của 12 và 18.
-Làm thế nào để nhận biết được một số có phải là ước chung của các số cho trước ?
-HS làm bài tập ?1
-GV giới thiệu ƯC(a,b,c)
-HS làm bài tập 134a,b,c,d
1. Ước chung
Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó .
Ký hiệu tập hợp các ước chung của a và b là Ư(a,b).
ƯC(a,b) nếu và
ƯC(a,b,c) nếu , và
3.Hoạt động 3 : Bội chung(12’)
-Cách tiến hành hoạt động này tương tự như cách tiến hành hoạt động 3 .
-HS làm bài tập củng cố ?2 và 134e,g,h,i
-Muốn nhận biết một số có phải là ước chung (hay bội chung) của hai hay nhiều số ta phải làm như thế nào ?
2.Bội chung
Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó .
Ký hiệu tập hợp các bội chung của a và b là B(a,b).
x BC(a,b) nếu xa và xb
x BC(a,b,c) nếu xa, xb và xc
4.Hoạt động 4 : Giao của hai tập hợp (8’)
-Tập hợp Ư(4) gồm những phần tử nào ? GV dung sơ dồ Ven để minh hoạ .
-Tập hợp Ư(6) gồm những phần tử nào ? GV dùng sơ đồ Ven để minh hoạ .
-Tập hợp ƯC(4,6) tạo thành bởi những phần tử nào của Ư(4) và Ư(6) ? GV dùng sơ đồ Ven ở trên để minh hoạ tập hợp Ư(4,6) .
-GV giới thiệu khái niệm giao của hai tập hợp và ký hiệu .
-Điền tên tập hợp thích hợp vào chỗ trống : B(4) Ç ................. = BC(6,4) .
-Dùng các ký hiệu quan hệ tập hợp đã học để biểu diễn mối quan hệ của các tập hợp sau : Ư(6) ; Ư(9) ; ƯC(6,9)
3. Giao của hai tập hợp
Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó .
Ký hiệu giao của hai tập hợp A và B là AÇB
IV. Củng cố - Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (8’)
1. Củng cố: (5’)
-Muốn nhận biết một số tự nhiên x là ước chung (bội chung) của hai hay nhiều số ta làm như thế nào ?
-Nói giao của hai tập hợp là tập hợp con của mỗi tập hợp đó . Đúng hay Sai ?
-HS làm bài tập 135 .
2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(3’)
-Nắm vững cách nhận biết một số là ước chung, bội chung của hai hay nhiều số .
-Nắm vững khái niệm giao của hai tập hợp và tìm được tập hợp giao của hai tập hợp cụ thể cho trước .
-Làm các bài tập 136 - 138 để chuẩn bị Luyện tập ở tiết sau .
File đính kèm:
- PHAN TICH MOT SO RA THUA SO NGUYEN TO.docx