I- MỤC TIÊU:
- HS hiểu và vận dụng đúng qui tắc chuyển vế, các tính chất của đẳng thức.
- Rèn kĩ năng vận dụng tính chất của đẳng thức và qui tắc chuyển vế vào làm bài toán tìm x.
- Rèn tính cẩn thận.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Thước thẳng, Bảng phụ
- HS: Đọc trước bài mới.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (Không).
3. Bài mới:
24 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 6 - Tuần 20 đến tuần 23, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Ngày dạy: /01/2013
Tiết 59
§9. QUI TẮC CHUYỂN VẾ
I- MỤC TIÊU:
- HS hiểu và vận dụng đúng qui tắc chuyển vế, các tính chất của đẳng thức.
- Rèn kĩ năng vận dụng tính chất của đẳng thức và qui tắc chuyển vế vào làm bài toán tìm x.
- Rèn tính cẩn thận.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Thước thẳng, Bảng phụ
- HS: Đọc trước bài mới.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (Không).
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tính chất của đẳng thức. ( 15 phút)
? Quan sát, mô tả hình 50 và rút ra nhận xét?
GV: Tương tự như cân đĩa, nếu ta có 2 số dương bằng nhau: a = b thì ta được một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có 2 vế: Vế phải( VP), vế trái ( VT).
? Qua bài tập trên hãy hoàn thành nội dung sau:
a/ a = b a + c ... b + c.
b/ a + c = b + c a.....b
c/ a = b b... a
? HS phát biểu tính chất trên bằng lời?
Nếu thêm hay bớt 2 vật có khối lượng bằng nhau ở 2 đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.
HS: Điền dấu " = "
Nếu thêm (hay bớt) cùng một số ở 2 vế của đẳng thức thì ta vẫn được một đẳng thức đúng.
1. Tính chất của đẳng thức:
Nếu a = b thì a + c = b + c.
Nếu a + c = b + c thìa = b
Nếu a = b thì b = a
Hoạt động 2: Ví dụ. ( 5 phút)
? Để tìm x ta làm như thế nào?
? Sử dụng tính chất nào của đẳng thức?
? HS làm ?2.
? Để thực hiện ?2 ta đã sáp dụng tính chất nào?
Thêm 5 vào 2 vế rồi thu gọn 2 vế.
Sử dụng tính chất thứ nhất.
?2: x + 4 = -2
x + 4 - 4 = -2 - 4
x = -6.
Sử dụng tính chất 2 của đẳng thức.
2- Ví dụ:
Tìm số nguyên x biết:
x - 5 = 3
x - 5 + 5 = 3 + 5
x = 8.
Hoạt động 3: Qui tắc chuyển vế. ( 15 Phút)
GV: Qua các ví dụ trên ta có các phép biến đổi:
x - 2 = -3 x = -3 + 2
x + 4 = -2 x = -2 - 4
? Em có nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của đẳng thức?
? HS đọc qui tắc chuyển vế?
? 2 HS lên bảng làm VD?
GV: Nếu trước số hạng cần chuyển vế có dấu của phép tính và dấu của số hạng thì ta phải qui từ 2 dấu về một dấu rồi mới thực hiện chuyển vế?
? HS làm ?3
GV: Giới thiệu nội dung nhận xét?
GV: Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng?
Khi chuyển một sô hạng từ vé này sang vế kia của đẳng thức ta đổi dấu số hạng đó.
HS đọc qui tắc chuyển vế
2 HS lên bảng làm VD
HS làm ?3
x + 8 = (-5) + 4
x = -1 -8
x = -9.
HS đọc nội dung nhận xét.
3- Qui tắc chuyển vế:
* Qui tắc: ( SGK)
a - c = b + d
a - d = b + c
* Ví dụ:
Tìm số nguyên x biết:
a/ x - 5 = -8
x = - 8 + 5
x = -3
b/ x - ( -4) = 1
x + 4 = 1
x = 1 - 4
x = -3
* Nhận xét: ( SGK)
4. Củng cố - Luyện tập ( 8 phút)
- Nhắc lại các tính chất của đẳng thức và qui tắc chuyển vế.
* Giải bài 61/ SGK:
Kết quả: a/ x = -8 b/ x = -3
* Giải bài 62/ SGK:
Kết quả: a/ a = 2 hoặc a = -2 b/ a = -2
5. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút)
- Học bài và làm các bài tập : 63/ SGK
- Đọc trước bài: Nhân 2 số nguyên khác dấu.
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 60 Ngày dạy: /01/2013
§10. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I- MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu
- Rèn kĩ năng tính tích 2 số nguyên khác dấu, biết vận dụng làm bài toán thực tế.
- Rèn tư duy suy luận cho học sinh.
- Cẩn thận trong tính toán, Hợp tác trong hoạt động nhóm.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Thước thẳng, Bảng phụ
- HS: Đọc trước bài mới.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)
HS1: Hãy nêu các tính chất của đẳng thức.
- Áp dụng: Tìm số nguyên x biết: x – 3 = -5.
HS2: Nêu qui tắc chuyển vế? Làm bài 95/65 SBT.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu ( 10 phút)
? Yêu cầu HS làm ? 1.
? Yêu cầu 2 HS lên bảng làm ? 2
? Hãy so sánh:
với ?
với ?
? Nhận xét dấu của tích 2 sô nguyên khác dấu?
GV: Có thể tìm ra kết quả của phép nhân bằng cách
thay phép nhân bằng phép cộng các số hạng bằng nhau.
? Áp dụng với: 2.(-6)
HS làm ?1
2 HS lên bảng làm ? 2
=
=
Tích của 2 số nguyên khác dấu, kết quả mang dấu ( - )
HS thực hiện.
1- Nhận xét mở đầu:
Với a, b Z ( a, b khác dấu)
+)
+) a.b < 0
Hoạt động 2: Qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu ( 18 phút)
? Nêu qui tắc nhân 2 số nguyên khác dấu?
? So sánh qui tắc nhân 2 số nguyên khác dấu với qui tắc cộng 2 số nguyên khác dấu?
? Yêu cầu 4 HS lên bảng làm BT 73/SGK
? HS làm bài 74SGK ?
? Tính tích: 15.0; (-15).0?
? Với a Z thì a. 0 = ?
? Đọc, tóm tắt ví dụ SGK
? Nêu cách tính lương tháng của công nhân A?
? Ngoài ra còn có cách tinh nào khac không?
Nêu qui tắc nhân 2 số nguyên khác dấu.
- Qui tắc cộng 2 số nguyên khác dấu:
+ Trừ 2 GTTĐ
+ Dấu của kết quả có thể "+", hoặc " - "
- Qui tắc nhân 2 số nguyên khác dấu:
+ Nhân 2 GTTĐ
+ Tích mang dấu " -"
4 HS lên bảng làm BT 73/SGK.
- HS trả lời miệng BT 74.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
1 SP đúng qui cách:
+ 20000 đ
1 SP sai qui cách:
- 10 000 đ
1 tháng làm 40SP đúng qui cách và 10 Sp sai qui cách. Tính lương tháng?
- HS tính.
Lấy tổng số tiền nhận được trừ đi tổng số tiền bị phạt.
2. Qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu:
* Qui tắc:
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối chủa chúng rồi đặt dấu “ – ” trước kết quả nhận được
a , b Z ( a , b khác dấu)
a. b = - ()
* VD 1:
a) ( -5 ). 6 = - ( 5.6) = -30
b) 9 . (-3) = -(9.3) = - 27;
c) (-10).11 = - (10.11) = - 110
d) 150 . (-4) = - (150 . 4) = - 600
* Chú ý: Tích của một số nguyên a với số 0 bắng 0.
Ví dụ (SGK)
4. Luyện tập - Củng cố ( 10 phút)
? Phát biểu qui tắc nhân 2 sô nguyên khác dấu?
* Bài tập 75.
? 1 HS lên bảng làm bài 7/SGK?
Giải bài 75 (SGK)
HS lên bảng điền số thích hợp vào ô trống:
x
5
-18
18
-25
y
-7
10
-10
40
x.y
-35
-180
-180
-1000
5. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút)
- Học thuộc qui tắc.
- BTVN: 77 T 89 ( SGK)
-Đọc trước bài: Nhân hai số nguyên cùng dấu.
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 61: Ngày dạy : /01/2013
§11. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I- MỤC TIÊU:
- Hs hiểu qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là dấu của tích hai số nguyên âm.
- Rèn kĩ năng vận dụng qui tắc trên để tìm tích hai số nguyên, đổi dấu của tích.
- Biết dự đoán kết quả trên cơ sở tìm ra qui luật thay đổi của các hiện tượng, của các số.
- Giúp HS rèn tính cẩn thận, chính xác.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Thước thẳng,bảng phụ
- HS: Đọc trước bài mới.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 6 phút)
? Nêu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu ?
Làm bài tập: 115/SBT.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Nhân hai số nguyên dương( 5 phút)
? HS làm ?1
? Để nhân hai sô nguyên dương ta làm như thế nào?
? Tích của 2 số nguyên dương là số nào?
? HS lấy ví dụ về nhân hai số nguyên dương và thực hiện phép tính?
?1:
12.3 = 36
5. 120 = 600
Nhân như nhân 2 số tự nhiên khác 0.
Là số nguyên dương.
1. Nhân hai số nguyên dương
-Nhân hai số nguyên dương như nhân hai số tự nhiên khác 0.
* VD: 12.3 = 36
5. 120 = 600.
Hoạt động 2: Nhân hai số nguyên âm ( 12 phút)
? HS làm ?2
GV: Trong 4 tích đầu, ta giữ nguyên thừa số (-4), còn thừa số thứ nhất giảm dần 4 đơn vị.
? Nhận xét về kết quả các tích?
? Theo qui luật đó, hãy dự đoán kết quả 2 tích cuối?
? Muốn nhân hai số nguyên âm ta làm như thế nào?
? Tính tích:( -12).( -10) ?
? Tích của hai số nguyên âm là số nào?
? HS làm ?3
? Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta làm như thế nào?
Các tích tăng dần 4 đơn vị.
(-1).(-4) = 4
(-2).(-4) = 8.
Ta nhân 2 GTTĐ của chúng.
Kết quả: 120
Là số nguyên dương:
5 .17 = 85
(-15).(-6) = 15.6 = 90
Ta nhân 2 GTTĐ của chúng.
2. Nhân hai số nguyên âm:
* Qui tắc:
Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyết đối của chúng.
a, b Z ( a < 0; b < 0)
a.b =
* VD:
( -12).( -10)=12.10= 120
* Nhận xét: ( SGK - 90)
Hoạt động 3: Kết luận ( 14 phút)
? 3 HS lên bảng làm bài 78/ SGK - 91?
? Qua bài tập trên, hãy rút ra qui tắc nhân 1 số với số 0? Nhân 2 số nguyên cùng dấu? Nhân hai số nguyên khác dấu?
? HS làm bài 78/SGK - 91? GV nhận xét bài
? Qua bài tập trên, hãy rút ra qui tắc dấu của tích?
? Nếu biết tích a.b = 0 thì có kết luận gì về 2 số a và b?
? Vậy tích a . b = 0 khi nào?
? Khi đổi dấu một thừa số, hai thừa sô thì dấu của tích thay đổi như thế nào?
3 HS lên bảng làm bài
a/ (+3).(+9) = 27
b/ (-3).7 = -21
c/ 13.(-5) = -65
d/ (-150).(-4) = 600
e/ (=7).(-5) = -35
f/ (-45).0 = 0
Nêu các qui tắc.
HS thực hiện-nhận xét.
Nêu nhận xét như nội dung chú ý 1
a = 0 hoặc b = 0
a = 0 hoặc b = 0
Cho a> 0
a/ a.b > 0 b > 0
b/ a.b < 0 b < 0
Nêu nhận xét như nội dung chú ý 3.
? HS làm ? 4
3. Kết luận:
a , b Z;
+) a .0 = 0
+) a, b cùng dấu:
a.b =
+) a, b khác dấu:
a. b = - ()
* Chú ý:
+) Cách nhận xét dấu của tích:
(+) . (+) ® (+)
(–) . (–) ® (+)
(+) . (–) ® (–)
(–) . (+) ® (–)
+) a . b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0
+) Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khio đói dấu hai thừa số thì tích không đổi dấu.
4. Củng cố- Luyện tập ( 6 phút)
? Nêu qui tắc nhân hai sô nguyên?
? So sánh qui tắc nhân hai số nuyên với qui tắc cộng hai số nguyên?
*Làm BT 79.
HS nêu qui tắc nhân hai số nguyên.
HS so sánh 2 qui tắc nhân 2 số nguyên với qui tắc cộng 2 số nguyên.
5. Hướng dẫ về nhà ( 2 phút)
- Học thuộc và vận dụng thành thạo các qui tắc
- BTVN: từ 80 đến 83/SGK- T91; 92
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 21. Ngày dạy : /01/2013
Tiết 62
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Củng số qui tắc nhân2 số nguyên. Đặc biệt là dấu của tích 2 số nguyên âm.
- HS Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân 2 số nguyên bình phương của 1 số nguyên, Sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép nhân.
- HS vận dụng các kiến thức trên vào bài toán thực tế.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Thước thẳng,bảng phụ
- HS: Đọc trước bài mới.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu qui tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu, khác dấu, nhân với số 0
- So sánh qui tắc dấu của phép nhân và phép cộng số nguyên
Nhận xét cho điểm
3. bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Luyện tập về dấu
- GV đưa đề bài lên bảng phụ
- y/c hs lần lượt trả lời
- GV nhận xét kết luận
- Yêu cầu HS làm bài 86
Điền vào ô trống trên bảng phụ
- HS chú ý đọc y/c
- HS lần lượt trả lời
- HS nhận xét
- Cá nhân lên bảng
Bài 84 (SGK; 92)
Dấu của a
Dấu của b
Dấu của a.b
Dấu của a. b2
+
+
+
+
+
-
-
+
-
+
-
-
-
-
+
-
Bài 86 (SGK; 93)
a
-15
13
- 4
9
-1
b
6
-3
-7
- 4
- 8
a . b
-90
-39
28
-36
8
Hoạt động 2 : Luyện tập tính tích hai số.
Hướng dẫn HS tính tích.
Biết rằng 32 = 9 còn số nguyên nào khác mà bình phương của nó cũng bằng 9 không?
Tương tự biểu diễn 25, 36, 49 dưới tích của 2 số nguyên bằng nhau?
? Nhận xét gì về bình phuơng của mọi số.
x Z x nhận các giá trị nào?
HS lên bảng tính các tích.
HS Trả lời
- HS biểu diễn
-HS trả lời Bình phương của mọi số đều không âm.
Bài 85: Tính:
a)(-25) . 8 = - (25.8) = -100
b)18 . (-15) = -(18 . 15) = - 270
c)(-1500) . (-100) = 1500. 100
= 150 000
d)(-13)2 = (-13) . (-13)
= 13 . 13
= 169
Bài 87 (SGK; 83)
32 = (-3)2 = 9
Mở rộng: 25 = 52 = (-5)2
36 = 62 = (- 6)2
49 = 72 = (-7)2
Hoạt động 3: Dạng bài sử dụng máy tính bỏ túi
- GV cho HS thực hiện máy tính bỏ túi làm bài tập 89 (sgk)
- GV hướng dẫn HS thực hành
- HS chia thành các nhóm thực hành
- Các nhóm báo cáo kết quả
Bài 89 (SGK; 83)
a, (- 1356) . 17 = – 9492
b, 39 . (- 152) = – 5928
c, (- 1909) . (- 75) = 143175
4. Củng cố luyện tập:
- GV hệ thống lại bài học, khắc sâu kiến thức trọng tâm
Bài tập: “Đúng sai”
a, (-3) (-5) = -15 (S)
b, 62 = (- 6)2 ( Đ)
c, 15. (- 4) = - 60 (Đ)
5. Hướng dẫ học ở nhà:
- Ôn lại qui tắc phép nhân
- Ôn lại các tính chất trong N.
- Xem trước bài 12.
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 63: Ngày dạy: /01/2013
§12. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
I- MỤ TIÊU
-HS hiểu được các tính chất cơ bản của phép nhân, biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.
-Rèn kĩ năng vận dụng các tính chất của phép nhân vào tính nhanh giá trị của biểu thức.
-Rèn tính linh hoạt khi vận dụng các kiến thức vào làm bài tập.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, thước thẳng.
- HS: Ôn tập các tính chất của phép nhân trong N.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút)
? Nêu các tính chất cơ bản của phép nhân các số tự nhiên? Viết công thức tổng quát?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tính chất giao hoán ( 4 phút)
? Tính và so sánh:
2.(-5) và (-5).2
(-7).(-3) và (-3).(-7)
? Từ đó hãy rút ra nội dung nhận xét? Viết công thức tổng quát?
GV: Giới thiệu tính chất giao hoán.
? Lấy ví dụ minh họa cho tính chất đó?
HS tính kết quả rồi so sánh.
Đổi chỗ các thừa số của tích thì tích không thay đổi.
a.b = b.a
HS lấy ví dụ minh họa cho tính chất.
1- Tính chất giao hoán
* Tổng quát:
a.b = b.a
* VD:
(-4).3 = 3.(-4) = -12
Hoạt động 3: Tính chất kết hợp ( 17 phút)
? Tính và so sánh:
[ 9.(-5)].2 và 9.[(-5).2]
? Từ đó hãy rút ra nhận xét và viết công thức tổng quát?
GV: Nhờ tính chất kết hợp ta có thể tính tích của nhiều số nguyên.
? HS lên bảng làm bài 90/SGK- 90?
? HS làm bài 93a/SGK- 95.
? Để có thể tính nhanh tích của nhiều thùa số, ta có thể làm như thế nào?
? Nếu có tích của nhiều thừa số bằng nhau: 3.3.3 ta có thể viết gọn như thế nào?
? Viết gọn dưới dạng lũy thừa: (-3).(-3).(-3)?
GV: Giới thiệu cách đọc, viết lũy thừa bậc n của số nguyên a.
? Tích ở bài 93/a- SGK có mấy thừa số âm? Tích mang dấu gì?
? Tích (-3).(-3).(-3) có mấy thừa số mang dấu âm? Tích mang dấu gì?
? HS làm ?1; ?2 ?
? Nhận xét kết quả lũy thừa bậc chẵn của một số nguyên âm, lũy thừa bậc lẻ của một số nguyên âm?
? Tính: ( -3)4; ( -4)3 ?
HS tính và so sánh.
Muốn nhân một tích 2 thừa số với 1 thừa số thứ 3, ta có thể lấy thừa số thứ nhất nhân với tích thừa số thứ hai và thứ 3.
2 HS lên bảng làm bài.
Kết quả: a/ = -900; b/ = 616
(-4).125.(-25).(-6).(-8)
= [(-4).(-25)].[125.(-8)].(-6)
= 100.(-1000).(-6) = 600 000
Ta dựa vào tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách hợp lí.
3.3.3 = 33
(-3) . (-3) . (-3) = (-3)3HS đọc nội dung chú ý.
Tích có 4 thừa số mang dấu âm, tích mang dấu dương.
Tích có 3 thừa số mang dấu âm, tích mang dấu âm.
HS đọc nội dung nhận xét.
Lũy thừa bậc chẵn của một số nguyên âm là số nguyên dương, lũy thừa bậc lẻ của một số nguyên âm là số nguyên âm.
( -3)4 = 81; ( -4)3 = -64.
2- Tính chất kết hợp:
* Tổng quát:
(a . b) . c = a . (b . c)
a.b.c = a.(b.c) = (a.b).c = (a.c).b
* Chú ý: ( SGK - 94)
* Nhận xét: ( SGK - 94)
Hoạt động 4: Nhân với 1 ( 4 phút)
? Tính (-5).1= ?
1.(-5) = ?
( +10).1 = ?
? Từ đó rút ra nội dung nhạn xét và viết công thức tổng quát?
? HS làm ? 3; ?4
HS tính kết quả.
Nhận xét: Bất kì số nguyên nào nhân với 1 đều bằng chính nó.
HS làm ? 3; ?4
Bạn Bình đúng vì: 2 -2
Nhưng 22 = ( -2)2 = 4.
3- Nhân với 1:
* TQ: a. 1 = 1.a = a.
Hoạt động 5: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng ( 8 phút)
? Muốn nhân một số với một tổng ta làm như thế nào? Viết công thức tổng quát?
? a.( b - c) = ?
? Yêu cầu HS làm ?5
HS nêu qui tắc.
a.(b + c) = a.b + a.c
a.( b - c) = a.b - a.c
HS lên bảng làm bằng 2 cách:
Kết quả: a/ = -64; b/ = 0
4- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
* Tổng quát:
a.(b + c) = a.b + a.c
* Chú ý:
a.( b - c) = a.b - a.c
4. Củng cố- Luyện tập ( 5 phút)
- Phép nhân trong Z có những tính chất nào?
- Tích của nhiều số mang dấu dương khi nào? Mang dấu âm khi nào? Bằng 0 khi nào?
Bài 94/- SGK
5. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút)
- Học thuộc các tính chất của phép nhân các số nguyên
- BTVN: 91; 92; 94/SGK- 95
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 64: Ngày dạy: /01/2013
LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU:
- Củng cố các tính chất cơ bản của phép nhân, nhân nhiều số, nâng lên lũy thừa.
- Rèn kĩ năng vận dụng các tính chất cơ bản của phép nhân để tính đúng, tính nhanh các giá trị của biểu thức.
- Có thái độ cẩn thận khi tính toán.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, thước thẳng.
- HS: Làm các bài tập về nhà.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút)
? Nêu các tính chất cơ bản của phép nhân các số nguyên? Viết công thức tổng quát?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Chữa bài tập ( 7 phút)
? Nêu các tính chất của phép nhân trong Z?
? Chữa bài tập 92/b- SGK
? Nhận xét bài làm? Nêu các kiế thức đã sử dụng trong bài?
? Nêu cách tính khác?
1 HS lên bảng trả lời và chữa bài tập
- Sử dụng tính chất phân phối của phép nhâ đối với phép cộng.
Có thể tính theo đúng thứ tự thực hiện phép tính.
I- Chữa bài tập:
Bài 92b/SGK - 95:
Tính:
(-57).(67-34) - 67(34 - 57)
= (-57).67+ 57.34 - 67.34+
+ 67.57
= ( -57.67 + 67.57) + 34.(57 -67)
= 0 + 34.(-10) = -340
Hoạt động 2: Luyện tập ( 34 phút)
? HS đọc đề bài 96/SGK-95?
? 2 HS lên bảng làm bài?
? Nhận xét bài làm ? Nêu các kiến thức đã sử dụng trong bài?
Bài 97/SGK:
? HS đọc đề bài 97/SGK rồi trả lời miệng?
Bài 98b/SGK - 96
? Nêu yêu cầu của bài tập 98/b?
? HS nêu cách làm?
? HS lên bảng trình bày bài?
? Ngoài cách làm này ra còn có cách nào khác không?
GV: Chốt lại cách làm dạng bài tính giá trị của biểu thức.
? Dấu của tích phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
? HS đọc đề bài 99/SGK, HS hoạt động nhóm.
Bài 147/SBT - 73.
? Nêu yêu cầu của bài toán?
? Hãy cho biết qui luật của dãy số?
? Hãy điền các số tiếp theo của dãy?
Bài 142/SBT - 72:
? Nêu yêu cầu của bài tập 142?
GV hướng dẫn câu a.
? Viết các số -8; +125 dưới dạng lũy thừa.?
? Viết tích dưới dạng một lũy thừa?
HS đọc đề bài 96/SGK-95.
2 HS lên bảng làm bài.
Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
a/ Tích > 0 vì trong tích có 4 thừa số âm.
b/ Tích < 0 vì trong tích có 3 thừa số âm.
Dấu của tích phụ thuộc vào số thừa số mang dấu âm.
Tính giá trị của biểu thức
Thay b vào biểu thức rồi tính.
Thu gọn biểu thức rồi thay b vào rồi tính.
HS hoạt động nhóm , đại diện nhóm trình bày bài.
a/ -7.(-13) + 8.(-13)
= -13.( -7 +8 ) = - 13
b/ (-5).[ -4 -(-14) ]
= (-5).(-4) - (-5).(-14)
= -50
a/ Các số trong dãy là:
(-2)n ( n > 0 )
b/ Các số trong dãy là:
( -5)n ( n > 0 )
- 8 = (-2)3
125 = 53
Dùng tính chất giao hoán và kết hợp để nhóm ba thừa số vào một nhóm.
II- Luyện tập:
* Dạng 1: Tính giá trị của biểu thức: Bài 96/SGK - 95: Tính:
a/ 237.(-26) + 26.137
= 26.(-237 + 137)
= 26.(-100) = -2600
b/ 63.(-25) + 25.(-23)
= 25.( -63 - 23 )
= 25. (-86) = -2150
Bài 98b/SGK - 96:
Tính giá trị của biểu thức:
(-1).(-2).(-3).(-4).(-5).b với b = 20.
- với b = 20 ta có:
(-1).(-2).(-3).(-4).(-5).20
= - (1.2.3.4.5.20)
= - (12.10.20) = - 2400
* Dạng 2: Điền số vào ô vuông, dãy số:
Bài 147/SBT - 73.
a/ -2; 4; -8; -32; 64; .......
b/ 5; -25; 125; -625; 3125; - 15625; .....
* Dạng 3: Lũy thừa:
Bài 142/SBT - 72:
Viết các số sau dưới dạng lũy thừa của một số nguyên:
a/ (-8).(-3)3.(+ 125)
= (-2)3. (-3)3. 53
= [ (-2).(-3).(-5)]. [ (-2).(-3).(-5)]. [ (-2).(-3).(-5)]
= 30.30.30 = 303b/ 27.(-2)3.(-7).49
= 33. (-2)3.(-7).(-72)
= [3.(-2).(-7)]. [3.(-2).(-7)]. [3. (-2) .(-7)]
= 42.42.42 = 423
4. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút)
- Xem trước bài 13. Bội và ước của một số nguyên.
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 22 Ngày dạy: /01/2013
Tiết 65
§13. BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
I- MỤC TIÊU:
- HS nắm chắc khái niệm bội và ước của một số nguyên.Hiểu ba tính chất liên quan đến khái niệm chia hết cho.
- Rèn kĩ năng tìm bội và ước của một số nguyên.
- Rèn khả năng tư duy cho học sinh.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ
- HS: Ôn khái niệm bội và ước của một số tự nhiên, tính chất chia hết của một tổng.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là bội ước của một số tự nhiên?
HS: a, b N: Nếu a b a là bội của b, b là ước của a.
GV: nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Bội và ước của một số nguyên ( 18 phút)
? HS làm ?1?
? HS làm ?2
? Nếu có: a , b Z , b 0 , a b khi nào?
GV: Khi đó ta nói: a là bội của b, b là ước của a.
? -10 là bội của số nào? Tìm một ước của -10?
? 6 và -6 là bội của những số nào?
? HS làm ?3
? Số 0 có là bội của mọi số nguyên không ? Vì sao?
? Tại sao số 0 không là ước của bất kì số nguyên nào?
? Tại sao 1 và -1 là ước của mọi số nguyên?
? Tìm ƯC(6; -10) = ?
GV: c Ư(a), c Ư(b)
c ƯC(a, b)
?1: 6= 1.6 = (-1).(-6)
= 2.3 = (-2).(-3)
(-6) = -1.6 = 1. (-6)
= -2.3 = 2.(-3)
HS đọc định nghĩa.
6 và -6 cùng là bội của:
Bội của 6 là: ......
Ước của 6 là:
Số 0 là bội của mọi số khác 0.
Vì số chia luôn khác 0.
Vì mọi số nguyên đều chia hết cho 1 và -1.
Ư(6)= {}
Ư(10) = { }
ƯC(6; 10) = {}
1- Bội và ước của một số nguyên:
* Khái niệm: SGK - 96
a , b Z , b 0 , a b nếu a = b.q ( q Z)
a là bội của b
b là ước của a.
* VD:
-10 là bội của 5
5 là ước của -10.
Vì: -10 = 5.(-2).
Chú ý: ( SGK - 96)
Hoạt động 2: Tính chất ( 10 phút)
? HS tự nghiên cứu SGK, nêu nội dung từng tính chất và lấy VD minh họa cho từng tính chất?
? HS làm ?4
HS tự nghiên cứu SGK, nêu nội dung từng tính chất và lấy VD minh họa cho từng tính chất
2 Hs lên bảng làm ?4
a/ 3 bội của -5 là: 0; 10
b/
Ư(-10) = {}
2- Tính chất:
+ a b và b c a c
VD: 16 (-8) và (-8) 4
16 4
+ a b a.m b ( mZ)
VD: 8 (-4) -27.8 (-4)
+ a c và b c
( a b) c
VD: 12 (-3) và (-33) (-3)
[ 12 (-33) ] (-3)
4. Củng cố - Luyện tập ( 10 phút)
- Khi nào a chia hết cho b ?
- Nhắc lại ba tính chất liên quan đến khái niệm " chia hết cho '' trong bài?
- Hoạt động nhóm bài 101; 102/ SGK
Bài 101/SGK:
B(3) = { 0; }
B(-3) = { 0; }
Bài 102/SGK:
Ư(-3) = { }
Ư(6) = { }
Ư(11) = { }
Ư(-1) = { }
5. Hướng dẫn về nhà( 2 phút)
- Học bài và làm các bài tập: 104 SGK/97
- Ôn tập chương II, làm các câu hỏi ôn tập chương II để tiết sau ôn tập chương II.
Bổ sung thêm hai câu hỏi:
1/ Phát biểu qui tắc dấu ngoặc, qui tắc chuyển vế.
2/ Với a, b Z ; b 0 . Khi nào thì a là bội của b và b là ước của a.
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 66: Ngày dạy: /01/2013
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I- MỤC TIÊU:
- Củng cố cho học sinh các kiến thức về số nguyên, giá trị tuyệt đối của số nguyên.
Các qui tắc của các phép tính: Cộng, trừ, nhân 2 số nguyên và các tính chất của phép cộng, phép nhân 2 số nguyên.
- Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức trên vào làm bài tập về so sánh số nguyên, thực hiện phép tính, bài tập về GTTĐ, số đôi của số nguyên.
- Rèn cho học sinh tính linh hoạt, cẩn thận trong tính toán, trình bày bài.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ
- HS: Ôn tập các kiến thức chương II
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (7 phút)
HS: Chữa BT 104
GV: nhận xét và cho điểm
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
DẠNG 1:Ôn tập khái niệm về tập Z, thứ tự trong Z ( 15 phút)
? Hãy viết tập Z các số nguyên? Tập Z gồm những loại số nào?
? Viết số đối của số nguyên a ? Số đối của số nguyên a có thể là những loại số nào?Cho VD minh họa?
? Thế nào là GTTĐ của số nguyên a? Cho VD minh họa?
? Nêu qui tăc lấy GTTĐ của 1 số nguyên ?
? Nêu qui tắc so sánh 2 số nguyên?
? Yêu cầu HS làm bài tập 107/SGK và bài 18 SBT?
- Viết kí hiệu tập Z
- Tập hợp Z gồm số nguyên âm, số 0, số nguyên dương.
- Số đối của a có thể là số âm, số dương, số 0.
- Nêu định nghĩa GTTĐ của số nguyên a.
- Qui tắc lấy GTTĐ
1/ Tập hợp Z, thứ tự trong Z:
Z = {....; -2; -1; 0; 1; 2; ...}
a Z : Số đối của a là -a
= nếu a 0
Nếu a 0
Bài 1: (Bài 107/SGK - T98)
b -a
c/ a < 0 :
-a = = > 0
- b < 0 :
b = = >0
Bài 2: (Bài 18/SBT – T57)
a) –15; –1; 0; 3; 5; 8.
b) 2000; 10; 4; 0; –9; –97.
Hoạt động 2:
DẠNG 2: Ôn tập các phép toán trên Z ( 20 phút)
? Nêu các phép toán trên Z và các qui tắc tính?
? Nêu các qui tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu, khác dấu?
? Nêu qui tắc trừ 2 số ngu
File đính kèm:
- TUẦN 20 ĐẾN 23.doc