Giáo án Toán 6 - Tuần 26 đến tuần 29

I- MỤC TIÊU :

- Hiểu tia phân giác của một góc là gì ?

- Hiểu đường phân giác của một góc là gì ?

- Biết vẽ tia phân giác của góc .

- Vẽ, đo cẩn thận, chính xác khi đo, gấp giấy

II- CHUẨN BỊ :

GV : Bảng phụ, thước thẳng , thước đo góc , êke , compa.

HS : Thước thẳng , thước đo góc , êke , compa

III.- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1/ Kiểm tra bài cũ :

GV : Vẽ = 60o và = 30o. Trong ba tia Ox, Oy, Oz thì tia nào nằm giữa hai tia còn lại? . Tính số đo =?

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tuần 26 đến tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26: Ngày dạy: Tiết 21: §6. TIA PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC I- MỤC TIÊU : - Hiểu tia phân giác của một góc là gì ? - Hiểu đường phân giác của một góc là gì ? - Biết vẽ tia phân giác của góc . - Vẽ, đo cẩn thận, chính xác khi đo, gấp giấy II- CHUẨN BỊ : GV : Bảng phụ, thước thẳng , thước đo góc , êke , compa. HS : Thước thẳng , thước đo góc , êke , compa III.- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1/ Kiểm tra bài cũ : GV : Vẽ = 60o và = 30o. Trong ba tia Ox, Oy, Oz thì tia nào nằm giữa hai tia còn lại? . Tính số đo =? 2/Bài mới : Giáo viên Học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Định nghĩa tia phân giác + Cho Hs quan sát lại hình vừa vẽ: - Tia Oz nằm như thế nào so với hai tia Ox và Oy? - Từ tia Oz tới hai tia Ox và Oy ntn? - GV giới thiệu tia phân giác -Học sinh nhắc lại nhiều lần - Tia phân giác Oz của chia góc thành hai góc ntn? - Mỗi góc ta vẽ được mấy tia phân giác + Hs trả lời các câu hỏi + Hs vẽ hình vào vở Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy => Tia Oz là tia phân giác của góc xOy Tia phân giác Oz của chia góc thành hai góc bằng nhau. - Chỉ vẽ được một tia phân giác của một góc 1/ Tia phân giác của một góc là gì ? Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau . Oz là tia phân giác của góc xOy thì: = = Hoạt động 2 : Vẽ tia phân giác của góc xOy + Nếu Oz là tia phân giác của thì Oz nằm ntn so với hai tia Ox và Oy? + Cho biết = ? + Vậy vẽ tia Oz cách tia Ox một góc bao nhiêu độ? Học sinh hãy tìm cách vẽ - Gv giới thiệu cách gấp giấy Cho HS vẽ tia phân giác của góc tù, góc vuông và góc bẹt, rút ra nhân xét. Học sinh trả lời câu hỏi hoạt động theo nhóm tự tìm ra cách vẽ - Học sinh trình bày cách vẽ Học sinh lên bảng vẽ Học sinh thực hiện gấp giấy theo hướng dẫn của GV HS vẽ hình và nêu nhận xét. 2/ Cách vẽ tia phân giác của một góc : * Ví dụ: Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo bằng 64o Giải Cách 1 : Dùng thước đo góc Ta có : = Mà + = = 640 Nên = 64o : 2 = 32o - Vẽ góc = 64o - Vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox , Oy sao cho = 32o Cách 2 : Gấp giấy Vẽ góc xOy bằng 64o lên giấy trong . Gấp giấy sao cho cạnh Ox trùng với cạnh Oy . Nếp gấp cho ta vị trí tia phân giác * Nhận xét: Mỗi góc không phải góc bẹt chỉ có một tia phân giác. Góc bẹt có hai tia phân giác. Hoạt động 3 : Chú ý Cho Hs đọc chú ý SGK Hs đọc chú ý SGK 3/ Chú ý: SGK/86 3/ Củng cố - Dặn dò: + Nhắc lại nội dung bài học +Giải bài tập 30, 31 SGK Tr87 - Học bài và làm các bài tập 32 SGK Rút kinh nghiệm TUẦN 27: Ngày dạy: Tiết 22: LUYỆN TẬP I.- MỤC TIÊU : - Biết vẽ góc khi biết số đo , khi nào thì xOy + yOz = xOz ,tính chất hai góc kề bù , tia phân giác của một góc . - Rèn kỹ năng vẽ thành thạo , cẩn thận ,chính xác .Lý luận vững chắc khi giải bài tập - Vẽ , đo cẩn thận , chính xác II.- CHUẨN BỊ : GV: Thước thẳng , thước đo góc. HS: Thước thẳng , thước đo góc. III.- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1./ Ổn định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số 2./ Kiểm tra bài cũ : GV: Định nghĩa tia phân giác của một góc. Vẽ tia phân giác 3./ Bài mới : Giáo viên Học sinh Bài ghi GV nhắc học sinh vẽ hình cẩn thận, chính xác . Để tính được số đo của một góc ta chỉ chú ý đến 3 tia và phải biết số đo của hai góc ,từ đó học sinh biết phải xét ba tia nào và tìm được số đo góc phải tìm . Bài tập 36 / 87 : Yêu cầu HS đọc đề bài và vẽ hình theo yêu cầu. GV kiểm tra các vẽ và điều chỉnh (nếu cần) -GV hướng dẫn hs cách tính số đo góc mOn. -Yêu cầu HS tính số đo góc yOz. -Yêu cầu HS tính số đo góc mOy -Yêu cầu HS tính số đo góc yOn. -Yêu cầu HS tính số đo góc mOn. Nhận xét. Học sinh hoạt động theo nhóm - Tổ 1 thực hiện Lên bảng trình bày cách vẽ và giải . HS đọc đề bài và lần lược vẽ hình theo yêu cầu của GV. HS lên bảng tính. HS lên bảng tính. HS lên bảng tính. HS lên bảng tính. Bài tập 33 / 87 : Vì Ot là tia phân giác của góc xOy nên : Ta có : + = 180o ( hai góc kề bù) + 65o = 180o Þ = 180o – 65o = 115o n m Bài tập 36 / 87 : Vì Nên tia Oy nằm giữa hia tia Ox và Oz. Ta có: Tia Om là tia phân giác của góc xOy nên: Tia On là tia phân giác của góc yOz nên : Do tia Oy nằm giữa hai tia Om và On nên : 3/ Củng cố - Dặn dò: + Nhắc lại nội dung bài học - Học bài và làm các bài tập còn lại Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN 28+29: Ngày dạy: Tiết 23+24: §7 . THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT I.- MỤC TIÊU : - Biết sử dụng dụng cụ đo góc trên mặt đất (Giác kế) . - Rèn kỹ năng đo thành thạo, cẩn thận, chính xác. Lý luận vững chắc khi xác định số đo - Vẽ , đo cẩn thận , chính xác II.- CHUẨN BỊ : GV: Thước thẳng , thước đo góc , giác kế, cột HS: Xem trước bài. III.- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1./ On định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số 2./ Kiểm tra bài cũ - Hãy đo góc xOy trên bảng và Trình bày các bước đo một góc 3./ Bài mới : Tiết 22 : Giới thiệu Giác kế và cho học sinh tìm cách thực hiện các bước đo góc trên mặt đất Tiết 23 : Chia nhóm học sinh chuẩn bị thực hành trên sân Giáo viên Học sinh Bài ghi - GV nhắc học sinh đo cẩn thận, chính xác . - Nếu cần phải đo một góc trên mặt đất ta không thể dùng thước đo góc mà phải dùng một dụng cụ gọi là Giác kế Thực hiện bài tập Quan sát giác kế I.- Dụng cụ đo góc trên mặt đất : Dụng cụ đo góc trên mặt đất gọi là Giác kế ,gồm: Một đĩa tròn được chia độ sẳn, đặt nằm ngang trên một giá ba chân. Mặt đĩa có một thanh quay xung quanh tâm đĩa ,hai đầu thanh có hai tấm thẳng đứng ,mỗi tấm có một khe hở ,hai khe hở và tâm của đĩa thẳng hàng . - GV giới thiệu Giác kế và cho học sinh quan sát. - Trên cơ sở đo góc bằng thước đo độ học sinh hoạt động theo nhóm tìm cách đo góc trên mặt đất - Nhắc lại cách gióng đường thẳng trên mặt đất - GV củng cố uốn nắn và cho học sinh trình bày rõ ràng các bước thực hiện . - GV chia nhóm và cho học sinh xuống sân thực hành - Học sinh phải lập phiếu thực hành trình bày lại các bước thực hiện và xác định số đo góc đã thực hiện . - Hoạt động theo nhóm - Thử trình bày cách đo góc trên mặt đất . - Học sinh nhắc lại các bước thực hiện - Học sinh chia nhóm và chuẩn bị xuống sân thực hành II.- Cách đo góc trên mặt đất Bước 1 : Đặt giác kế sao cho mặt đĩa nằm ngang và tâm của nó nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh C của góc ACB . Bước 2 : Đưa thanh quay về vị trí 0o và quay mặt đĩa đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở A và hai khe hở thẳng hàng Bước 3 : Cố định mặt đĩa và đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở B và hai khe hở thẳng hàng . Bước 4 : Đọc số đo (độ) của góc ACB trên mặt đĩa . 4 ./ Củng cố : Củng cố từng phần như trên 5 ./ Dặn dò : Xem bài Đường tròn .

File đính kèm:

  • docTUẦN 26 ĐẾN TUẦN 29.doc
Giáo án liên quan