A.MỤC TIÊU
1. Kiến Thức:
- Hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
- Biết viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo quy ước, viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau.
- Rèn luyện khả năng phán đoán, nhận xét.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn nghiêm túc trong khi học, độc lập phát huy sáng tạo.
- Có tinh thần trách nhiệm trong khi học.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3460 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Hình học - Tiết 20 - Bài 2: Hai tam giác bằng nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20
Bài 2. HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU
A.MỤC TIÊU
1. Kiến Thức:
- Hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
- Biết viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo quy ước, viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau.
- Rèn luyện khả năng phán đoán, nhận xét.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn nghiêm túc trong khi học, độc lập phát huy sáng tạo.
- Có tinh thần trách nhiệm trong khi học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
* Chuẩn bị của GV:
- Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập và các câu hỏi.
- Thước thẳng, compa.
* Chuẩn bị của HS:
- Thước thẳng, compa, thước đo góc.
* Tài liệu:
- Sách giáo khoa Hình học 7 THCS.
- Sách giáo viên Hình học 7 THCS.
- Sách bài tập Hình học 7 THCS.
* Phương pháp dạy:
- Dạy học hợp tác theo nhóm.
- Kết hợp đàm thoại, phát vấn với thuyết trình tích cực.
- Đặt và giải quyết vấn đề.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
- Kểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ : (4’)
Đề bài 1: Phát biểu định lí về tổng 3 góc trong một tam giác?
Phát biểu định lí về góc ngoài của tam giác?
Trả lời:
- Tổng 3 góc của một tam giác bằng 1800
- Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó.
3.Bài mới
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
18’
Hoạt động 1: Định nghĩa
1. Định nghĩa
*DABC và DA’B’C’ có:
và
Vậy DABC và DA’B’C’ là hai tam giác bằng nhau.
- Hai đỉnh A và A’, B và B’, C và C’ là hai đỉnh tương ứng.
- Hai góc và , và,vàlà các góc tương ứng
-Hai cạnh AB vàA’B’,
AC và A’C’,
BC và B’C’ là các cặp cạnh tương tương ứng
* ĐN/ SGK - tr110
Ta đã biết sự bằng nhau của hai đoạn thẳng, hai góc. Còn đối với tam giác? Chúng ta cùng nhau đi nghiên cứu bài hôm nay.
Định nghĩa
GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm ?1 SGK .( GV treo bảng phụ ghi ?1).
HS dưới lớp thực hiện ?1 với hình 60 trong SGK
Chú ý vào bài làm trên bảng của bạn ta thấy DABC và DA’B’C’ có các cạnh AB=A’B’, AC=A’C’, BC=B’C’ và các góc
, ,
Vậy một bạn cho cô biết kết quả mà em đo được đối với 2 tam giác trong SGK?
Ta thấy mặc dù hai tam giác trong SGK và 2 tam giác trên bảng có kích thước không bằng nhau nhưng cả hai tam giác này lại đều có các cạnh AB=A’B’, AC=A’C’, BC=B’C’ và các góc
, ,
Vậy hai tam giác như trên được gọi là hai tam giác bằng nhau.
Theo em thì DABC và DA’B’C’ trên có mấy yếu tố về cạnh và mấy yếu tố về góc?
Và các yếu tố đó là yếu tố nào?.
Chú ý vào hình 60 trong SGK ta thấy DABC có mấy đỉnh và đó là những đỉnh nào?
Vậy thì dĩ nhiên ta thấy DA’B’C’ có 3 đỉnh A’, B’, C’ và ta gọi hai đỉnh A, A’ là hai đỉnh tương ứng.
Tìm đỉnh tương ứng với đỉnh B và đỉnh C
Từ đó ta kết luận:
Hai đỉnh A và A’ (B và B’, C và C’) là hai đỉnh tương ứng.
Tương tự như khi tìm các đỉnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau. Em hãy tìm 2 góc tương ứng bằng nhau và 2 cạnh tương ứng bằng nhau.
GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
Sau đó GV nhận xét đúng, sai và đưa ra kết luận
? Em hãy xem phát biểu này đã chính xác hay chưa:
“Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau”.
Nếu sai, em hãy phát biểu lại cho đúng.
Ngoài việc dùng lời để định nghĩa hai tam giác bằng nhau ta có thể dùng kí hiệu để chỉ sự bằng nhau của hai tam giác. Đó chính là nội dung phần 2
HS đo lại và kiểm tra thấy
AB=A’B’, AC=A’C’, BC=B’C’,, ,
HS: Kết quả mà em đo được với 2 tam giác ABC và A’B’C’ cũng tương tự như bạn.
DABC và DA’B’C’
có 3 yếu tố về cạnh và 3 yếu tố về góc.
DABC và DA’B’C’ có:
AB=A’B’, AC=A’C’, BC=B’C’,, ,.
DABC có 3 đỉnh, đó là đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
Đỉnh tương ứng với đỉnh B là B’, đỉnh tương ứng với đỉnh C là C’.
HS1:
tương ứng
tương ứng
tương ứng
HS2:
AB tương ứng A’B’
AC tương ứng A’C’
BC tương ứng B’C’
HS nhận xét bài làm của bạn.
HS: Chứa đầy đủ vì thiếu sự tương ứng.
Ta có định nghĩa:
Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, có các góc tương ứng bằng nhau.
12’
Hoạt động 2: Kí hiệu
Kí hiệu
DABC = DA’B’C’ nếu:
và
/SGK-tr111
SGK -tr111
DABC và DA’B’C’ bằng nhau được kí hiệu là: DABC = DA’B’C’
Người ta quy ước rằng các chữ cái chỉ tên các đỉnh tương ứng được viết theo cùng một thứ tự.
DABC = DA’B’C’ nếu:
và
Bây giờ chúng ta sẽ đi nghiên cứu
(treo bảng phụ)
GV đưa ra nhận xét của mình.
Bây giờ chúng ta tiếp tục trả lời
(treo bảng phụ)
DABC =DDEF thì tương ứng với góc nào? Cạnh BC tương ứng với cạnh nào? Hãy tính góc A của DABC. Từ đó tìm số đo .
HS đọc bài và trả lời miệng câu hỏi.
a) DABC =DMNP
b) Đỉnh tương ứng với đỉnh A là đỉnh M
Góc tương ứng với góc N là góc P
Cạnh tương ứng với cạnh AC là cạnh MP
c) DACB = DMPN
AC=MP, =
HS:
tương ứng với
BC tương ứng với cạnh EF
Xét DABC có
(Định lí tổng 3 góc trong 1 tam giác)
Þ
Þ
Mà (cmt)
Þ
4. Luyện tập và củng cố (8’)
? Để kiểm tra hai tam giác bằng nhau ta làm như thế nào?
Ta sẽ:
- Kiểm tra các cặp cạnh tương ứng có bằng nhau không?
- Các cặp góc tương ứng có bằng nhau không?
? Hai tam giác bằng nhau khi nào?
Hai tam giác bằng nhau khi : - Các cặp góc tương ứng bằng nhau.
- Các cặp cạnh tương ứng bằng nhau.
? Nếu hai tam giác bằng nhau ta biết được điều gì
- Nếu hai tam giác bằng nhau thì: - Các cặp góc tương ứng bằng nhau.
- Các cặp cạnh tương ứng bằng nhau.
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Bài tập về nhà số 11, 12, 13, 14 SGK - tr112, 19, 20, 21 SBT - tr100
- Học thuộc, hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
- Biết viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau một cách chính xác.
File đính kèm:
- Bai2 Hai tam giac bang nhau.doc