A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức : Củng cố trường hợp bằng nhau góc - cạnh - góc.
- Kỹ năng : Rèn kỹ năng nhận biết hai tam giác bằng nhau góc - cạnh - góc. Rèn kĩ năng vẽ hình, khả năng phân tích tìm lời giải và trình bày chứng minh bài toán hình.
- Thái độ : Phát huy trí lực của HS.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, thước đo góc.
- HS : Thước thẳng, thước đo góc,com pa.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Hình học - Tiết 29: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 luyện tập
Soạn :
Giảng:
A. mục tiêu:
- Kiến thức : Củng cố trường hợp bằng nhau góc - cạnh - góc.
- Kỹ năng : Rèn kỹ năng nhận biết hai tam giác bằng nhau góc - cạnh - góc. Rèn kĩ năng vẽ hình, khả năng phân tích tìm lời giải và trình bày chứng minh bài toán hình.
- Thái độ : Phát huy trí lực của HS.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, thước đo góc.
- HS : Thước thẳng, thước đo góc,com pa.
C. Tiến trình dạy học:
- ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động I
Kiểm tra (10 ph)
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng.
HS1:
- Phát biểu trường hợp bằng nhau góc - cạnh - góc của hai tam giác.
- Chữa bài 36 SGK.
HS2:
Phát biểu hệ quả của trường hợp bằng nhau g.c.g áp dụng vào tam giác vuông.
Chữa bài 35 SGK.
- GV nhận xét, cho điểm.
HS1:
Bài 36 D
A
O
B C
GT OA = OB;
OAC = OBD
KL AC = BD
Chứng minh:
D OAC và D OBD có:
OAC = OBD (gt)
OA = OB (gt)
DOB chung
ị D OAC = D OBD(g.c.g)
ị AC = BD (cạnh tương ứng)
HS2:
A x
C
O H t
B y
Chứng minh:
a)D AOH và D BOH có:
AOH = BOH (gt)
OH chung
AHO = OHB (= 1v)
ị D AOH = D BOH (g.c.g)
ị OA = OB
b) D AOC = D BOC (c.g.c)
D AC = CB; OAC = OBC.
- HS cả lớp nhận xét.
Hoạt động II
Luyện tập (33 ph)
- Cho HS làm bài 37 SGK.
Tìm các tam giác bằng nhau trên hình vẽ.
- GV đưa đầu bài lên bảng phụ. Yêu cầu HS trả lời miệng.
Bài 38 SGK.
- Yêu cầu HS vẽ hình ghi gt, kl và chứng minh.
- Để chứng minh các đoạn thẳng trên bằng nhau, ta phải làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài tập 39 SGK, GV đưa đầu bài lên bảng phụ, HS trả lời miệng.
- Bài 41 SGK
Yêu cầu HS vẽ hình, ghi gt, kl. Một HS lên bảng.
Bài 37
D ABC = D FDE ; D NQR = D RQN
Bài 38
A B
C D
- Tạo ra các tam giác bằng nhau bằng cách nối AD. Xét hai D ADB và D DAC.
D ADB và D DAC có:
A1 = D1 (so le trong của AB // CD)
AD: cạnh chung.
D2 = A2 (so le trong của AC // BD)
ị D ADB = D DAC (g.c.g)
ị AB = CD; BD = AC.
Bài 39
Hình 105:
D AHB = D AHC (cgc)
Hình 106:
D DKE = D DKF (gcg)
Hình 107:
D ABD = D ACD (cạnh huyền góc nhọn)
Hình 108:
D ABD = D ACD (cạnh huyền góc nhọn)
ị AB = AC, DB = DC
D DBE = D DCH (gcg)
D ABH = D ACH .
Bài 41
A
D I F
B E C
Chứng minh:
D BID = D BIE (cạnh huyền góc nhọn)
ị ID = IE (cạnh tương ứng)
D CIE = D C (cạnh huyền góc nhọn)
ị IE = IF ( cạnh tương ứng)
Hoạt động III
Hướng dẫn về nhà ( 2 ph)
- Xem lại tất cả các bài tập đã chữa .
- Làm các câu hỏi ôn tập vào vở, tiết sau ôn tập học kì.
- Làm bài tập 40, 42 SGK.
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết 29 ôn tập học kì I
Soạn :
Giảng:
A. mục tiêu:
- Kiến thức : Ôn tập một cách hệ thống kiến thức lí thuyết của học kì I về khái niệm, định nghĩa, tính chất (hai góc đối đỉnh, đường thẳng song song, ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác)
- Kỹ năng : Luyện tập kĩ năng vẽ hình, phân biệt giả thiết, kết luận, bước đầu suy luận có căn cứ của HS.
- Thái độ : Phát huy trí lực của HS.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, thước đo góc.
- HS : Thước thẳng, thước đo góc,com pa.
C. Tiến trình dạy học:
- ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động I
ôn tập lí thuyết (25 ph)
1)Thế nào là hai góc đối đỉnh? Vẽ hình.
- Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh. Chứng minh tính chất đó.
2) Thế nào là hai đường thẳng song song?
- Nêu các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song đã học.
- Yêu cầu HS phát biểu và vẽ hình minh hoạ.
3) Phát biểu tiên đề Ơclit và vẽ hình minh hoạ.
- Phát biểu định lí hai đường thẳng song song bị cắt bởi đường thẳng thứ ba.
- Định lí này và định lí về dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song có quan hệ gì?
- Định lí và tiên đề có gì giống nhau? Có gì khác nhau?
4) Ôn tập một số kiến thức về tam giác, yêu cầu HS nêu:
- Tính chất tổng ba góc trong tam giác.
- Tính chất góc ngoài tam giác.
- Các tính chất hai tam giác bằng nhau.
- HS trả lời các câu hỏi của GV
Hoạt động II
Luyện tập (18 ph)
- Yêu cầu HS làm bài tập sau:
a) Vẽ hình theo trình tự sau:
- Vẽ D ABC
- Qua A vẽ AH ^ BC (H ẻ BC)
- Từ H vẽ HK ^ BC ( K ẻ AC)
- Qua K vẽ đường thẳng song song với BC cắt AB tại E.
b) Chỉ ra các cặp góc bằng nhau trên hình giải thích.
c) Chứng minh AH ^ EK.
d) Qua A vẽ đường thẳng m vuông góc với AH. Chứng minh m // EK.
- Câu c và câu d yêu cầu HS hoạt động nhóm, yêu cầu đại diện nhóm lên bảng.
- HS vẽ hình vào vở và ghi gt, kl vào vở
- Một HS lên bảng vẽ hình ghi gt, kl.
m A
E K
B H C
DABC
GT AH ^ BC (H ẻ BC)
HK ^ AC (K ẻ AC)
KE // BC (E ẻ AB)
Am ^ AH
b) Chỉ ra các cặp góc bằng nhau
KL c) AH ^ EK
d) m // EK
Giải:
b) Ê1 = B1 (hai góc đồng vị của EK // BC)
K2 = C2 (như trên)
K1 = H1 (hai góc so le trong của EK // BC)
K2 = K3 (đối đỉnh)
AHC = HKC = 900
c) AH ^ BC (gt)
EK // BC (gt)
ị AH ^ EK (quan hệ giữa tính vuông góc và song song)
d) m ^ AH (gt)
EK ^ AH (c/m trên)
ị m // EK (hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba)
- HS nhận xét bài của các nhóm.
Hoạt động III
Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Ôn tập lại các định nghĩa, định lí, tính chất đã học.
- Làm các bài tập 47, 48, 49 tr 82 SBT.
D. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- H7t29-30.doc