Giáo án Toán 7 - Tiết 35

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Nắm được định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều; tính chất về góc của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.

- Biết vẽ một tam giác cân, một tam giác vuông cân. Biết chứng minh một tam giác là tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. Biết vận dụng các tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều để tính số đo góc, để chứng minh các góc bằng nhau.

2. Kỹ năng :

Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, tính toán và tập dượt chứng minh đơn giản.

3. Thái độ :

Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập tìm tòi kiến thức; thêm yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/1/2011 Ngày giảng:14/1/2011 Lớp : 7B Tiết 35 - Đ6 : tam giác cân I. mục tiêu: 1. Kiến thức : - Nắm được định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều; tính chất về góc của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. - Biết vẽ một tam giác cân, một tam giác vuông cân. Biết chứng minh một tam giác là tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. Biết vận dụng các tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều để tính số đo góc, để chứng minh các góc bằng nhau. 2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, tính toán và tập dượt chứng minh đơn giản. 3. Thái độ : Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập tìm tòi kiến thức; thêm yêu thích môn học. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. GV : Giáo án, SGK, bảng phụ vẽ hình kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề, ?1, ?2, ?4, hình 116, 117, 118 (SGK- tr127), sơ đồ phương pháp chứng minh tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều thước thẳng, com pa, thước đo góc . 2. HS : Học bài cũ làm bài tập, đọc trước bài mới, thước thẳng, thước đo góc, com pa. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 kiểm tra và đặt vấn đề (5phút) - Hãy phát biểu ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác. - GV đưa lên bảng phụ các hình: Dựa vào các yếu tố về góc hãy nhận dạng các tam giác ở mỗi hình trên? GV : Nhận xét cho điểm GV ( đặt vấn đề vào bài) Để phân loại các tam giác trên người ta dùng các yếu tố về góc. Bây giờ các em hãy quan sát các tam giác sau: ( treo bảng phụ) Đây là một số tam giác đặc biệt mà người ta sử dụng các yếu tố về cạnh để xây dựng khái niệm. Vậy các tam giác đó có tên gọi là gì và chúng có tính chất như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó . - GV (ghi đầu bài lên bảng sau đó đặt vấn đề vào phần 1) : Quan sát tam giác ABC ở hình 4 và đọc xem hình vẽ cho ta biết điều gì? - GV D ABC có AB = AC; đó gọi là tam giác cân ABC. Vậy một cách tổng quát : Thế nào là tam giác cân? GV : Đó chính là nội dung phần định nghĩa ( ghi bảng phần 1. Định nghĩa ) HS : Một HS phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác : c-c-c; c-g-c; g-c-g. Sau đó nhận dạng các tam giác: + Hình 1: DEF là tam giác nhọn. + Hình 2: GHI là tam giác vuông. + Hình 3: KMN là tam giác tù. - HS : AB = AC - HS : Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau Hoạt động 2: 1. Định nghĩa (8 ph) GV : gọi 1vài HS nhắc lại định nghĩa - GV hướng dẫn HS vẽ tam giác ABC cân tại A bằng cách dùng thước thẳng và com pa: + Vẽ cạnh BC. + Trên một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ các cung tròn tâm B và tâm C có cùng bán kính ( lưu ý bán kính đó phải lớn hơn ) sao cho chúng cắt nhau tại A + Nối AB, AC ta có tam giác cân ABC HS nhắc lại định nghĩa tam giác cân HS theo dõi cách vẽ hình và vẽ hình vào vở (AB = AC) (GV (nói thêm) các cách vẽ khác sau này chúng ta sẽ tự tìm ra được sau khi nghiên cứu tính chất cũng như các bài học sau này) - GV( giới thiệu ):Trong tam giác cân ABC (AB = AC) + AB, AC: gọi là các cạnh bên; + BC: gọi là cạnh đáy. + Góc B và góc C là các góc ở đáy. + Góc A là góc ở đỉnh. Tam giác cân ABC (AB = AC) còn được gọi là tam giác ABC cân tại A. GV- Cho HS làm ?1. (GV đưa đề bài và hình vẽ lên bảng phụ) HS làm ?1 Tam giác cân Cạnh bên Cạnh đáy Góc ở đáy Góc ở đỉnh ABC cân tại A AB, AC BC ACB, ABC BAC ADE cân tại A AD, AE DE AED, ADE DAE ACH cân tại A AC, AH CH ACH, AHC CAH GV nhận xét bài làm của HS GV ( chuyển ý vào phần 2): Tam giác cân thì có hai cạnh bằng nhau, liệu rằng hai góc ở đáy của tam giác cân có bằng nhau không chúng ta cùng nghiên cứu tính chất của tam giác cân. HS Nhận xét Hoạt động 3 2. Tính chất (12 ph) - Yêu cầu HS làm ?2. (Đề bài và hình vẽ trên bảng phụ) GV : Các em có dự đoán gì về hai góc ABD và ACD? GV hãy chứng minh điều đó? ? Góc ABD và góc ACD là hai góc gì của tam giác cân ABC? - Qua ?2 nhận xét gì về hai góc ở đáy của tam giác cân. ? Từ kết quả đó, em nào có thể rút ra được tính chất về góc ở đáy của tam giác cân? GV : Đó là nội dung định lí 1: (SGK - tr 126) G: Yc Hs đọc lại định lý trong sgk. G: ghi tóm tắt ABC cân tại A = ? (đvđ) Ngược lại nếu tam giác có 2 góc bằng nhau thì tam giác đó có phải là tam giác cân hay không? GV: Trong bài tập 44 (sgk-125) ta đã chứng minh được tam giác ABC có = thì AB = AC. Mà ABC có AB = AC thì tam giác đó là tam giác gì? ? Từ kết quả đó, chúng ta có kết luận tổng quát gì về tam giác có 2 góc bằng nhau ? GV(giới thiệu): Ta có định lý 2 . GV: Yc hs đọc định lý 2. GV: ghi tóm tắt ABC có = ABC cân tại A GV giới thiệu định lý 2 này được gọi là định lý đảo của định lý 1. (điều này các em sẽ được hiểu rõ hơn trong bài đọc thêm SGK tr 128). GV : Từ định nghĩa và tính chất của tam giác cân ta có thể rút ra được những cách nào để chứng minh một tam giác là tam giác cân? GV: Yc cả lớp quan sát tam giác ABC ở hình 5 ( trên bảng phụ) ? Tam giác ABC ở hình 5 có đặc điểm gì? G: giới thiệu tam giác này được gọi là tam giác vuông cân. ? Thế nào là tam giác vuông cân? GV gọi 1 HS nhắc lại đn ? Muốn vẽ 1 tam giác vuông cân ta vẽ như thế nào (ví dụ tam giác vuông cân ABC )?(GV hướng dẫn HS vẽ hình) - GV: Có thể vẽ góc vuông A trước, sau đó vẽ cung tròn tâm A, cung này cắt hai tia gốc A tại hai điểm B và C . Kẻ BC ta được tam giác vuông cân ABC như hình 114. (Hoặc vẽ góc vuông A trước, sau đó trên mỗi cạnh của góc lấy điểm B và C sao cho AB = AC . Nối BC ta được tam giác vuông cân ABC ) - Cho HS làm ?3. GV( chốt): Như vậy trong 1 tam giác vuông cân, mỗi góc nhọn có số đo bằng 450 về nhà các em hãy kiểm tra lại kết quả này bằng thước đo góc. GV ( đặt vấn đề vào phần 3) GV: Quan sát tam giác ABC ở hình 6 và đọc xem hình vẽ cho ta biết điều gì? - GV D ABC có AB = AC = BC đó gọi là tam giác đều. Vậy một cách tổng quát : Thế nào là tam giác đều? GV :Đó chính là định nghĩa tam giác đều. Chúng ta cùng tìm hiểu phần 3. - HS đọc và nêu GT, KL của bài toán ?2 GT D ABC cân tại A AD là phân giác góc A(Â1 = Â2) (D ẻ BC) KL So sánh góc ABD và góc ACD HS : Hai góc bằng nhau HS : Một em lên bảng trình bày lời giải Giải: Xét D ABD và D ACD có: AB = AC (gt) Â1 = Â2 (gt) AD cạnh chung. ị D ABD = D ACD (cgc) ị ABD = ACD (2 góc tương ứng) HS: Hai góc ở đáy của tam giác cân ABC Hai góc ở đáy bằng nhau. - HS: Trong tam giác cân hai góc ở đáy bằng nhau. HS : 1đến hai HS nhắc lại định lí HS: Tam giác đó là tam giác cân HS: tam giác có 2 góc bằng nhau là tam giác cân - HS phát biểu định lí 2: (sgk-126) HS : Chứng minh tam giác đó có hai cạnh bằng nhau hoặc có hai góc bằng nhau HS: có góc A = 900; có cạnh AB = AC HS: Nêu đn tam giác vuông cân như trong sgk - tr 126 - HS nhắc lại định nghĩa tam giác vuông cân. - HS theo dõi cách vẽ hình và vẽ hình vào vở HS Một em đứng tại chỗ trình bày: ?3. Xét tam giác vuông ABC (Â = 900) ị + = 900 Mà D ABC cân tại đỉnh A(gt) ị = (tính chất tam giác cân) ị = = 450 - HS : Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau Hoạt động 4 3. Tam giác đều (12 ph) - GV một em hãy nhắc lại đn tam giác đều? GV: Hướng dẫn cách vẽ 1 tam giác đều bằng thước và com pa. Vẽ 1 cạnh bất kỳ (giả sử BC) Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ hai cung tròn tâm B, tâm C có cùng bán kính bằng độ dài BC sao cho chúng cắt nhau tại 1 điểm, điểm đó chính là điểm A. Nối AB, AC ta được tam giác đều ABC. Lưu ý: Khi vẽ tam giác đều xong cần dùng ký hiệu 3 cạnh bằng nhau. - Cho HS làm ?4. ? Nêu các yêu cầu của ?4 dưới dạng giả thiết , kết luận? ? Nêu hướng chứng minh câu a? ( GV gợi ý: Dựa vào định nghĩa, tính chất tam giác cân giải thích vì sao = ; = Â ?) ?Nêu hướng chứng minh câu b? ( GV gợi ý :Dựa vào tính chất tam giác cân để suy ra ba góc A, B, C của tam giác này bằng nhau, dựa vào định lý tổng 3 góc của tam giác để suy ra kết luận.) G: Các em có thể về nhà kiểm tra kết quả này bằng cách dùng thước đo góc. G(chốt): Trong 1 tam giác đều, 3 góc bằng nhau và đều bằng 600. GV ( treo bảng phụ vẽ sẵn hình và hỏi) Các em hãy dự đoán xem các tam giác ABC trong các trường hợp sau sẽ là tam giác gì? (tam giác có 3 góc bằng nhau, tam giác cân có một góc bằng 600) Ta có thể dễ dàng chứng minh được điều đó dựa vào định lý 1 và 2 . Về nhà các em chứng minh coi như một bài tập về nhà và đây chính l nội dung các hệ quả thứ hai và hệ quả thứ 3, hệ quả thứ nhất chúng ta đã chứng minh được thông qua ?4. G: Yc hs đọc các hệ quả trong sgk *) các hệ quả: (SGK - tr 127) HS : nhắc lại đn tam giác đều như SGK - tr126 HS theo dõi cách vẽ hình và vẽ hình vào vở ?4 GT đều ABC KL a) Vì sao = ; = Â ? b) Â = ?; = ?; = ? HS : trình bày miệng a) Do AB = AC nên D ABC cân tại A ị = (1) Do BA = BC nên D ABC cân tại B ị = Â (2) b) Từ (1) và (2) ở câu a) ị Â = = Mà Â + + = 1800 ị Â = = = 600 HS: Các tam giác đó là tam giác đều HS : đọc hệ quả Hoạt động 5 4. Luyện tập, củng cố (7 ph) - Làm bài 47 tr 127 SGK. GV: Treo bảng phụ ghi đề bài và hình vẽ bài 47 y/c HS làm bài. Trong các tam giác trên các hình116, 117, 118 tam giác nào là tam giác cân, tam giác nào là tam giác đều? Hình 116 Hình 117 Hình 118 GV Y/c HS về nhà trình bày lời giải vào vở GV : Treo bảng phụ vẽ sơ đồ phương pháp chứng minh tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều GV : Em hãy tìm trong thực tế hình ảnh của tam giác cân, tam giác đều? - Làm bài 47 SGK. HS trình bày miệng: Hình 116: DABD cân tại A ( vì AB = AD) DACE cân tại A ( vì AC = AE) Hình 117: D GIH có: = 1800 - () ị = 1800 - (700 + 400) ị = 700 ị = 700 ị D IGH cân tại I Hình 118 D OMK cân tại M ( vì MK = MO) D ONP cân tại N ( vì NP = NO) D OMN đều ( vì OM = ON = MN) D OKP cân tại O ( vì ) Thật vậy, D OMN đều =>OMN = 600 OMN là góc ngoài của tam giác cân OMK => Chứng minh tương tự có =>D OKP cân tại O HS lấy ví dụ thực tế Hoạt động 6 Hướng dẫn về nhà (1 ph) - Nắm vững định nghĩa và tính chất về góc của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. - Các cách chứng minh một tam giác là cân, là vuông cân, là đều. - Làm bài 46, 49, 50 tr 127 SGK; bài 67, 68, 69 tr 106 SBT. Tiết 35 - Đ6 : Tam giác cân I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS nắm được định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều; tính chất về góc của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. Biết vẽ 1 tam giác cân, 1 tam giác vuông cân. Biết chứng minh 1 tam giác là tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. Biết vận dụng các tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều để tính số đo góc, để chứng minh các góc bằng nhau. 2.Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, tính toán và tập dượt chứng minh đơn giản. 3.Thái độ: - Yêu thích môn học. II/ Chuẩn bị: 1.GV: Giáo án, sgk, thước thẳng, thước đo góc, tấm bìa, com pa. 2.HS: Đọc trước bài mới. Dụng cụ học tập. III. Tiến trình bài dạy: HĐ1: Đặt vấn đề - Định nghĩa (15’) GV: Chúng ta đã biết các tam giác như: Tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù. ? Hãy cho biết thế nào là tam giác nhọn, tam giác vuông , tam giác tù? H: Tam giác nhọn: là tam giác có 3 góc nhọn. Tam giác vuông: là tam giác có 1 góc vuông. Tam giác tù: là tam giác có 1 góc tù. G(đvđ): Bài học hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với 1 dạng tam giác đặc biệt nữa: “Tam giác cân”. Vậy thế nào là tam giác cân, tam giác cân có tính chất gì? G: Yc hs tự nghiên cứu sgk tìm hiểu xem Thế nào là tam giác cân và các đặc điểm về cạnh và góc của tam giác cân ở mục 1 sgk-125,126. ? Qua nghiên cứu em hãy cho biết thế nào là tam giác cân? . G: Yc 1 hs đọc to lại định nghĩa trong sgk G(giới thiệu): Tam giác ABC ở hình 111 –sgk là 1 tam giác cân. ? Trong tam giác cân ở hình 111 có những cạnh nào bằng nhau? ? Để vẽ được tam giác cân ABC như hình 111 theo em ta cần vẽ như thế nào? . G(lưu ý): Khi vẽ cung tròn tâm B và tâm C có cùng bán kính, để hai cung tròn đó cắt nhau thì bán kính đó phải lớn hơn nửa độ dài cạnh BC. G: Yc hs theo cách vẽ đó tự vẽ vào vở tam giác cân (như hình 111). GV vẽ hình lên bảng. G(giới thiệu): -Tam giác ABC có AB = AC được gọi là tam giác cân tại đỉnh A. - Cạnh AB, AC gọi là cạnh bên. - Cạnh BC gọi là cạnh đáy. - Góc B, góc C gọi là các góc ở đáy. - Góc A gọi là góc ở đỉnh. ? Nếu 1 tam giác có hai cạnh bằng nhau thì đó là tam giác gì? G: nhấn mạnh tính chất hai chiều của định nghĩa và ghi tổng quát. G: Yc hs nghiên cứu ?1(sgk-126) ? Nêu các yêu cầu của ?1? (G treo bảng phụ H112) G: Gọi từng hs trả lời các yêu cầu của ?1 cho mỗi tam giác cân bằng cách điền vào bảng sau: Tam giác cân Cạnh bên Cạnh đáy Góc ở đáy Góc ở đỉnh ABC cân tại A ÂB, AC BC ACB, ABC BAC ADE cân tại A AD, AE DE AED, ADE DAE ACH cân tại A AC, AH CH ACH, AHC CAH G: Gọi hs khác nhận xét. 1)Định nghĩa: sgk-125 H: Tự nghiên cứu trong 2’ H: Là tam giác có hai cạnh bằng nhau H: Cạnh AB = AC H: Vẽ cạnh BC, sau đó vẽ hai cung tròn tâm B và tâm C có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại 1 điểm, điểm đó chính là điểm A. Cuối cùng kẻ AB và AC ta được tam giác cân ABC có AB = AC H: Vẽ hình vào vở A C B - Tam giác ABC có AB = AC gọi là tam giác cân tại đỉnh A. - AB, AC gọi là các cạnh bên. - BC gọi là cạnh đáy - Góc B, góc C gọi là các góc ở đáy. - Góc A gọi là góc ở đỉnh. * Tam giác Tam giác ABC cân ABC có (tại A) AB = AC ?1(sgk-126). Giải: ở bên HĐ 2: Tính chất(15’) G: Yc hs tự nghiên cứu ?2(sgk-126) ? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì? ? Vẽ hình, ghi GT và KL của bài toán? G: gọi HS lên bảng vẽ hình và ghi GT, KL. Dưới lớp HS tự vẽ vào vở. ? Dự đoán trả lời KL? ? Để chứng minh dự đoán đó ta cần làm gì? - C/m 2 tam giác ABD và ACD bằng nhau. ? Nêu cách c/m? G: Gọi HS lên bảng trình bày c/m. ? Từ kết quả của bài ?2, hãy phát biểu thành 1 định lý về tính chất góc ở đáy của tam giác cân? H: Phát biểu. G: Yc Hs đọc lại định lý trong sgk. G: ghi tóm tắt ? (đvđ) Ngược lại nếu tam giác có 2 góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác gì? G: Trong bài tập 44 (sgk-125) ta đã chứng minh được tam giác ABC có B =C thì AB = AC ? Từ kết quả đó, nếu 1 tam giác có 2 góc bằng nhau thì em có nhận xét gì về tam giác đó? . G(giới thiệu): Ta có định lý 2 . G: Yc hs đọc định lý 2 ; ghi tóm tắt và giới thiệu định lý 2 này được gọi là định lý đảo của định lý 1. ? N/c hình 117 (sgk-127) hãy cho biết tam giác GHI có phải là tam giác cân không? Vì sao? G: Yc cả lớp quan sát tam giác ABC ở hình 114 (sgk-126) ? Tam giác ABC ở hình 114 có đặc điểm gì? G: giới thiệu tam giác này được gọi là tam giác vuông cân. ? Thế nào là tam giác vuông cân? G: Nhấn mạnh định nghĩa theo tính chất hai chiều. ? Muốn vẽ 1 tam giác vuông cân ta vẽ như thế nào (ví dụ tam giác ở hình 114)? - Có thể vẽ góc vuông A trước, sau đó vẽ cung tròn tâm A, cung này cắt hai tia gốc A tại hai điểm B và C. Kẻ BC ta được tam giác vuông cân ABC như hình 114. ? Nghiên cứu ?3 và nêu yêu cầu của bài? ?Vẽ hình 114 và ghi GT, KL của bài áp dụng cho tam giác ở hình 114? ? Nêu cách tính? G: Như vậy trong 1 tam giác vuông cân, mỗi góc nhọn có số đo bằng 450 2) Tính chất: ?2(sgk-126): Giải: B GT: ABC (AB = AC) A1 = A2; D BC KL: So sánh ABD và ACD Chứng minh: Xét tam giác ABD và tam giác ACD có: AB = AC (gt) A1 = A2 (gt) ABD = ACD Cạnh AD chung (c.g.c) Suy ra ABD =ACD (2 góc tương ứng) Định lý 1: sgk-126 ABC cân tại A B = C H: Tam giác đó là tam giác cân Định lý 2: sgk-126 ABC có B = C ABC cân tại A H: tam giác GHI cân tại I. Vì theo định lý 2 có: G =1800 –(700 + 400) = 700 Tức là G = H = 700 H: có góc A bằng 1v; có cạnh AB = AC H : Đọc lại đn trong sgk * Định nghĩa tam giác vuông cân: (Sgk-126) - H114 C A H: Lên bảng thực hiện yêu cầu của GV H: Dựa vào tính chất hai góc nhọn phụ nhau trong tam giác vuông và tính chất của tam giác cân. ?3 (sgk-126) GT: ABC (A = 900) AB = AC KL: B = ?; C = ? Giải: Xét tam giác vuông ABC (A = 900) B +C = 900(t/c hai góc nhọn phụ nhau trong tam giác vuông) (1) Mà ABC cân tại đỉnh A (AB = AC) B = C (t/c tam giác cân) (2) Từ (1) và (2) suy ra B = C = = 450 HĐ 3: Tam giác đều (13’) G: Tam giác có hai cạnh bằng nhau là tam giác cân. ? Vậy tam giác có cả 3 cạnh đều bằng nhau thì được gọi là gì? N/c sgk mục 3 tìm hiểu điều đó? . ? Qua nghiên cứu hãy cho biết thế nào là tam giác đều? . G: Yc hs đọc lại đn trong sgk và ghi tóm tắt. G: Hướng dẫn cách vẽ 1 tam giác đều: Vẽ 1 cạnh bất kỳ (giả sử BC) Vẽ hai cung tròn tâm B, tâm C có cùng bán kính bằng độ dài BC sao cho chúng cắt nhau tại 1 điểm, điểm đó chính là điểm A. Nối AB, AC ta được tam giác đều ABC. Lưu ý: Khi vẽ tam giác đều xong cần dùng ký hiệu 3 cạnh bằng nhau. ? N/c ?4 (sgk-126) ? Nêu các yêu cầu của ?4? G: Yc hs lên bảng vẽ hình và tóm tắt bài toán dưới dạng giả thiết , kết luận. ? Nêu hướng chứng minh câu a? - Dựa vào định nghĩa tam giác cân. ?Nêu hướng chứng minh câu b? - Dựa vào tính chất tam giác cân để suy ra ba góc A, B, C của tam giác này bằng nhau, dựa vào định lý tổng 3 góc của tam giác để suy ra kết luận. G: Gọi H lên bảng trình bày chứng minh. G: Yc hs kiểm tra bằng cách dùng thước đo góc. G(chốt): Trong 1 tam giác đều, 3 góc đều bằng nhau và bằng 600. Từ định lý 1 và 2 ta có các hệ quả sau. G: Yc hs đọc các hệ quả trong sgk ? Qua bài, hãy nêu các cách nhận biết tam giác cân? tam giác đều? G : Yc hs làm bài tập 47(sgk-127) hình 118. G: Phần chứng minh tam giác OKP cân tại O giáo viên hướng dẫn, học sinh về nhà tự chứng minh vào vở. 3) Tam giác đều: * Định nghĩa : sgk – 126 H; N/c ABC đềuABC có AB=AC=BC H: Tam giác có 3 cạnh bằng nhau ?4 (sgk-126) GT: ABC đều KL: a) Vì sao B=C; C=A ? b) A=?; B=?; C=? Chứng minh: Vì tam giác ABC đều (gt) nên ta có: AB = AC = BC Vì AB = AC nên ABC cân tại A B =C(T/c tam giác cân) (1) Vì AB = BC nên ABC cân tại B A =C (T/c tam giác cân) (2) Từ (1) và (2) suy ra A=B =C Mà A + B + C = 1800 (Định lý tổng ba góc của tam giác) A = B = C = = 600 *Các hệ quả: sgk-127 H: - Tam giác cân: + Tam giác có 2 cạnh = nhau (đn) + Tam giác có 2 góc bằng nhau(đl) - Tam giác đều: + Tam giác có 3 cạnh = nhau (đn) + Tam giác có 3 góc bằng nhau (hq) +Tam giác cân có 1 góc bằng 600( hq) Bài tập 47(sgk-127) H118: - Tam giác OMN là tamgiác đều vì có : OM = ON = MN. - Tam giác MKO cân tại M vì có : MK = MO - Tam giác NOP cân tai N vì có : NP = NO - Tam giác OKP cân tại đỉnh O vì: . N = M = 600 (tam giác OMN đều) Suy ra NOP + NPO = N = 600(Định lý góc ngoài của tam giác). Mà NOP = NPO(tam giác NOP cân tại N). Do đó NOP = NPO = 300.(*) . Lập luận tương tự ta cũng có MOK = MKO = 300(**) Từ (*) và (**) suy ra MKO = NPO hay K = P Tam giác OKP cân tại O. HĐ 4: HDVN(2’) Nắm chắc định nghĩa về: Tam giác cân; tam giác vuông cân; tam giác đều. Nắm chắc các tính chất của tam giác cân (các định lý) và tính chất của tam giác đều (các hệ quả) Biết cách vẽ tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. Biết cách nhận biết tam giác cân, tam giác đều. BTVN: 46 đến 50 (sgk – 127)

File đính kèm:

  • doctam giac can-dự thi cấp huyện.doc