Giáo án Toán 7 - Tuần 18

I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng :

-KiÕn thøc : Nêu được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí một điểm trên mặt phẳng.

-KÜ n¨ng: Thực hiện được việc xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng, xác định vị trí của một điểm trên hệ trục toạ độ khi biết toạ độ của chúng. Vẽ được hệ trục toạ độ Oxy.

-Th¸i ®é : H×nh thµnh tính cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị cña GV vµ HS :

1.GV: GA,SGK, phấn màu, thước thẳng.

2.HS: vở ghi, SGK, dcht, đọc trước bài.

III. Ph­¬ng ph¸p: nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp, làm cá nhân, nhóm, .

IV. Tiến trình giê d¹y- Gi¸o dôc :

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 18 Tiết : 35 Ngày soạn: 9/ 12 / 2013 Ngày dạy: 18 / 12 / 2013 §6. MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ. I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng : -KiÕn thøc : Nêu được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí một điểm trên mặt phẳng. -KÜ n¨ng: Thực hiện được việc xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng, xác định vị trí của một điểm trên hệ trục toạ độ khi biết toạ độ của chúng. Vẽ được hệ trục toạ độ Oxy. -Th¸i ®é : H×nh thµnh tính cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị cña GV vµ HS : 1.GV: GA,SGK, phấn màu, thước thẳng. 2.HS: vở ghi, SGK, dcht, đọc trước bài. III. Ph­¬ng ph¸p: nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp, làm cá nhân, nhóm, ... IV. Tiến trình giê d¹y- Gi¸o dôc : 1.Ổn định lớp(1p) 2.Kiểm tra bài cũ( 6p) GV HS GV: Hàm số y = f(x) được cho bởi công thức f(x) = 2.x2 – 5. Hãy tính f(1); f(2); f(-2); f(0) ? GV nhận xét ghi điểm. - HS trình bày... y = f(x) = 2.x2 - 5 f(1) = -3; f(2) = 3; f(-2) = 3; f(0) = -5. - HS nhận xét bài của bạn. 3.Giảng bµi míi: (30p) §V§: Làm thế nào để xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng? Hoạt động của GV- HS Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1 ( 8 p) GV: Làm thế nào để xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng? HS lắng nghe, suy nghĩ... Gv treo bảng đồ địa lý Việt Nam trên bảng và giới thiệu: Mỗi điểm trên bản đồ được xác định bởi hai số là kinh độ và vĩ độ (gọi là toạ độ địa lý) Ví dụ như toạ độ địa lý của mũi Cà Mau là Đ(kinh độ) (vĩ độ) HS đọc ví dụ SGK... Gọi HS đọc toạ độ địa lí của Đàlạt ? HS quan sát HS đọc tọa độ địa lí của Đàlạt.... GV: Cho HS xem chiếc vé xem phim hình 15sgk/ 65. Em hãy cho biết trên vé số ghế H1 cho ta biết điều gì? GV cặp gồm 1 chữ và 1 số như vậy xđ vị trí chỗ ngồi trong rạp của người có tấm vé này. HS quan sát chiếc vé xem phim hình 15 sgk/ 65 HS trả lời… GV y/c HS tìm thêm VD trong thực tiễn. HS lấy VD… GV: Như vậy trong toán học để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng người ta dùng hai số gọi là toạ độ của điểm. Làm thế nào để có cặp số đó? HS lắng nghe. 1. Đặt vấn đề: *Ví dụ 1:(SGK/65) Toạ độ địa lí của mũi Cà Mau là : Đ (kinh độ) (vĩ độ) *Ví dụ 2:(SGK/65) Chữ H chỉ số thứ tự của dãy ghế(dãy H). Số 1 chỉ số thứ tự của ghế trong dãy(ghế số 1). Hoạt động 2 ( 10 p) GV giới thiệu hệ trục toạ độ Oxy. Trên mặt phẳng vẽ hai trục số Ox và Oy vuông góc với nhau tại gốc của mỗi trục số. Khi đó ta có hệ trục toạ độ Oxy. HS nghe giới thiệu về hệ trục toạ độ Oxy. Gv hướng dẫn HS vẽ hệ trục toạ độ Oxy. Vẽ hệ trục toạ độ. Các trục Ox và Oy gọi là các trục toạ độ. Ox gọi là trục hoành. Oy gọi là trục tung. Giao điểm O gọi là gốc toạ độ. Mặt phẳng có hệ trục toạ độ Oxy gọi là mặt phẳng toạ độ Oxy. GV giới thiệu các góc phần tư theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ. GV Đưa ra chú ý SGK HS đọc chú ý Gọi 1 HS đọc lại chú ý HS đọc lại chú ý . II. Mặt phẳng toạ độ: y II 3 I 2 1 -3 -2 -1 - 1 2 3 -1 -2 III -3 IV - Các trục Ox và Oy gọi là các trục toạ độ. - Ox gọi là trục hoành. - Oy gọi là trục tung. - Giao điểm O biểu diễn số 0 của hai trục gọi là gốc toạ độ. - Mặt phẳng có hệ trục toạ độ Oxy gọi là mặt phẳng toạ độ Oxy. * Chú ý: Các đơn vị dài trên hai trục toạ độ được chọn bằng nhau. Hoạt động 3 ( 12 p) GV: yêu cầu HS vẽ một hệ trục toạ độ Oxy HS cả lớp vẽ vào vở hệ trục toạ độ Oxy. GV: lấy điểm P như hình 17 SGK giới thiệu cặp số(2; 3) gọi là toạ độ của điểm P. HS vẽ điểm P Gv: nhấn mạnh cách vẽ. GV: cho HS làm ?1 GV: y/c HS làm trên giấy kẻ ô vuông, gv thu. HS làm ? 1 HS làm cá nhân. Đại diện 1 HS lên bảng biểu diễn. GV quan sát HS làmnhận xét, sửa chữa. HS tiếp thu. GV: Hãy cho biết hoành độ và tung độ của điểm P? HS trả lời. HS khác nhận xét. GV: giới thiệu cách xác định điểm Q. HS tiếp thu. GV? Cặp số (3;2) xác định được mấy điểm. HS … 1 điểm GV: cho HS làm ? 2 HS làm, trả lời. GV: nhấn mạnh … GV: cho HS xem hình 18 nhận xét GV? hình 18 cho ta biết điều gì? HS quan sát trả lời. Muốn nhắc ta điều gì? HS rút ra nhận xét GV chốt lại. III. Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ: Hình 17 (SGK/66) * Cặp số (2; 3) gọi là toạ độ của điểm P. ký hiệu P(2; 3) * Số 2 : hoành độ. * Số 3: tung độ. ?1 y 3 P Q 2 1 O x -3 -2 -1 -1 1 2 3 -2 -3 ? 2 Toạ độ của góc O là(0; 0). H18: Trên mp toạ độ * Mỗi điểm M xác định 1 cặp số (x0 ; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0 ; y0) x/đ 1 điểm M. * Cặp số (x0 ; y0) gọi là tọa độ của M, (x0 là hoành độ và y0 là tung độ của M). * Điểm M có tọa độ (x0 ; y0). Ký hiệu: M(x0 ; y0). 4. Củng cố ( 6 p) GV cho HS làm bài tập 33 SGK/67 Gọi 1 HS lên bảng làm BT 33 SGK/ 67. - 1 HS lên bảng làm Gọi HS khác nhận xét bổ sung. - HS khác nhận xét bổ sung. GV uốn nắn, sửa chữa sai sót của HS . - HS ghi nhận. GV: y/c HS nhắc lại một số khái niệm về hệ trục tọa độ, tọa độ của một điểm. GV? Vậy để xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng ta cần biết điều gì? HS lần lượt trả lời. Baøi taäp 33 SGK/ 67: - HS biểu diễn các điểm trên một hệ trục tọa độ Oxy. A(3;), B( - 4;) ; C(0 ; 2,5) - HS trả lời: …ta cần biết tọa độ của điểm đó(hoành độ và tung độ) trong mặt phẳng tọa độ. 5. Hướng dẫn HS (2 p) - Học bài theo vở ghi, SGK. - Làm bài tập 32, 34 (SGK /67, 68). - Xem bài, tiết sau Luyện tập. V.Rút kinh nghiệm : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần : 18 Tiết : 36 Ngày soạn: 9/ 12 / 2013 Ngày dạy: 20/ 12 / 2013 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Học xong tiết này, HS có khả năng : - KiÕn thøc : Nhắc lại được khái niệm hàm số. Vận dụng kiến thức vào giải bài tập. -KÜ n¨ng : Vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập về tìm toạ độ của một điểm cho trước, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó. -Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình, tính toán . II. Chuẩn bị của GV và HS : 1. GV : GA,SGK, thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ. 2. HS : Vở ghi, SGK, DCHT, bài tập về nhà . III. Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, nhận xét, phân tích,... IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục : 1. Ổn định lớp : (1 p) 2. Kiểm tra bà cũ: (6 p) GV HS Gọi HS1 làm bài tập 32(SGK/67) GV: ghi bảng phụ a) Viết tọa độ điểm M, N, P, Q trong hình bên. b) Em có nhận xét gì về tọa độ của các cặp điểm M, N, P và Q. GV: theo dõi HS làm, nhận xét sửa chữa, ghi điểm. - HS1 làm: y M 2 1 Q 1 2 3 x -4 -3 -2 -1 O P N b)Trong mỗi cặp điểm M và N; P và Q hoành độ của điểm này bằng tung độ của điểm kia và ngược lại. - HS khác làm, nhận xét. 3. Giảng bài giảng: (33 p) ĐVĐ: Tiết trước chúng ta đã biết cách xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng, tiết này chúng ta sẽ vận dụng để làm một số bài tập. Hoạt động của GV- HS Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1 (4 p) Bài tập 34 SGK/68: Cho HS lấy ví dụ vài điểm trên trục tung so sánh hoành độ của nó rồi nhận xét. HS đọc toạ độ các điểm trên trục tung, trên trục hoành. Cho học sinh lấy vài điểm trên trục tung rồi nhận xét về hoành độ của chúng. HS nhận xét. Þ hoành độ của chúng đều bằng không. Cho học sinh lấy vài điểm trên trục hoành rồi nhận xét về tung độ của chúng. HS nhận xét Þ Tung độ của chúng đều bằng không. GV y/c HS trả lời bài 34 sgk/ 68. HS trả lời....NX... Bài tập 34 (SGK/68) a) Một điểm bất kỳ trên trục hoành có tung độ bằng 0. b)Một điểm bất kỳ trên trục tung có hoành độ bằng 0. Hoạt động 2 ( 5 p) Bài tập 35 SGK/68 GV treo bảng phụ có vẽ sẵn hình 20. GV y/c HS tìm toạ độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD và của tam giác PQR ? 1 HS đọc GV y/c HS làm cá nhân HS làm cá nhân GV gọi HS trả lời cách làm và tìm toạ độ các đỉnh. HS đứng tại chỗ trả lời và giải thích cách làm. HS khác nhận xét. GV nhận xét cách làm. Baøi taäp 35 (SGK/68): A(0,5;2) ; B(2; 2),C(2; 0 ) ; D (0,5; 0 ); P(-3; 3) ; R(-3; 1) ; Q(-1; 1). Hoạt động 3 ( 5 p) Bài 36 SGK/68 GV y/c HS đọc đề bài. HS đọc đề bài GV y/c một HS lên bảng vẽ hệ trục toạ độ Oxy. Một HS lên bảng vẽ hệ trục tọa độ. Gọi bốn HS lần lượt lên bảng xác định bốn điểm A,B,C,D? Bốn HS lên bảng xác định toạ độ của bốn điểm A,B,D,C. Nhìn hình vừa vẽ và cho biết ABCD là hình gì? HS quan sát trả lời ABCD là hình vuông. GV quan sát HS làm và nhận xét Bài tập 36 (SGK/68): ABCD là hình vuông Hoạt động 4 ( 7 p) Bài 37 SGK/ 68 GV y/c HS đọc đề bài. GV y/c HS viết các cặp giá trị tương ứng (x; y) của hàm số trên? HS nêu các cặp giá trị: (0;0); (1; 2); (2;4); (3;6); (4;8). Gọi 1 HS lên bảng vẽ hệ trục toạ độ và xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của x và y ở câu a? HS vẽ hệ trục. Một HS lên bảng xác định điểm (0;0) -HS khác biểu diễn điểm (1;2);…. Gọi HS khác nhận xét bổ sung HS khác nhận xét bổ sung Gv uốn nắn sửa chữa sai sót của HS. HS ghi nhận. HS vẽ hình vào vở. Bài 37 (SGK/68): Hàm số được cho trong bảng: x 0 1 2 3 4 y 0 2 4 6 8 a)Các cặp giá trị (x;y) gồm: (0;0); (1; 2); (2;4); (3;6); (4;8). b) Vẽ hệ trục và xác định các điểm trên. Hoạt động 5 ( 7 p) Bài 4: ( bài 50 SBT/51) GV nêu đề bài. Vẽ đường phân giác của góc và hoành độ của một điểm M phần tư thứ nhất? Lấy điểm A trên đường phân giác có hoành độ là 2.Tìm tung độ của điểm A? Nêu dự đoán về mối liên hệ giữa tung độ nằm trên đường phân giác đó ? HS đọc bài toán GV y/c HS làm nhóm. HS làm theo nhóm (4 hs) Đại diện nhóm lên bảng thực hiện. HS khác nhận xét GV nhận xét. Bài 50 SBT /51 a)Điểm A có tung độ bằng 2. b) Điểm M nằm trên đường phân giác của góc phần tư thứ nhất có tung độ và hoành độ bằng nhau. Hoạt động 6 ( 5 p) Bài tập 45 trang 50 SBT tr.50: GV y/c HS đọc đề bài HS đọc đề bài Vẽ một hệ trục toạ độ và đánh dấu vị trí các điểm : A(2;-1,5); B(-3; 1,5) Gọi 1 HS lên bảng làm 1 HS lên bảng làm Gọi HS khác nhận xét bổ sung HS khác nhận xét bổ sung. GV uốn nắn, sửa chữa Bài tập 45 SBT/.50. 4. Củng cố ( 3 p) GV nhấn mạnh: +Cách vẽ hệ trục toạ độ và cách xác định một điểm khi biết toạ độ của chúng. +Cách xác định toạ độ của một điểm cho trước trên mặt phẳng toạ độ. HS tiếp thu. 5. Hướng dẫn HS (2p) - Làm các bài tập đã giải lại; ôn lại lý thuyết. * Các em làm bài tập sau: - Cho hàm số y = 2x. Tính các giá trị tương ứng của y khi x = -2 ; - 1; 0 ; 1 ; 2. Viết các cặp số tương ứng đó, biểu diễn các cặp số đó trên mặt phẳng toạ độ. - Làm bài tập 51; 52 SBT/51; 52 - Xem bài “ Đồ thị của hàm số y = a.x”. V.Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần : 18 Tiết : 37 Ngày soạn: 9/ 12/ 2013 Ngày dạy:21 / 12/ 2013 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I (ĐS) I. Mục tiêu: Học xong tiết này, HS có khả năng : - KiÕn thøc : Nhận ra được các ưu, khuyết điểm của bài làm.Biết cách nhận dạng bài toán, cách trình bày một bài toán khoa học, cách tính nhanh, chính xác. -KÜ n¨ng : Sửa chữa những sai sót còn mắc phải khi làm bài . -Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi làm bài. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: GA,SGK, thước thẳng, bảng phụ. 2. Học sinh: Vở ghi, SGK, DCHT . III. Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp gợi mở, nhận xét, phân tích,... IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục: 1. Ổn định lớp : (1p) 2. Kiểm tra bà cũ: ( 2p)Kiểm tra lại vở ghi của HS. 3.Giảng bài mới (41p) ĐVĐ : Tiết này chúng ta sẽ sửa bài thi học kì. Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1 (5 p) GV phát bài kiểm tra cho lớp trưởng để trả bài cho học sinh. HS nhận bài, kiểm tra lại điểm từng phần, cộng lại điểm bài thi. Bài kiểm tra theo tiết 33-34. Hoạt động 2 (28 p) GV dùng bảng phụ đưa đáp án chi tiết và biểu điểm từng phần . HS theo dõi, trả lời các câu hỏi của giáo viên. Đối chiếu kết quả bài làm của mình với đáp án – thang điểm. Theo nội dung tiết 33-34 KIỂM TRA HỌC KÌ I Hoạt động 3 (8 p) GV nhận xét ưu , khuyết điểm của bài thi. HS lắng nghe. -Ưu điểm: + Đa phần các em nắm chắc được các kiến thức cơ bản về dãy tỉ số bằng nhau, làm tròn số, tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, GTTĐ của số hữu tỉ, .... Vận dụng được vào giải bài toán theo yêu cầu. + Nắm được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. -Hạn chế : +Một số HS chưa nắm kiến thức cơ bản: t/c tỉ lệ thức, AD t/c dãy tỉ số bằng nhau, các phép tính cộng, trừ, nhân, tìm x... ; chưa nhận dạng bài toán để tính hợp lí. + Một số em còn làm sai kết quả trong việc tính giá trị biểu thức ,tìm x, tìm y trong bài toán về tỉ lệ thuận. + Còn một bộ phận học sinh chưa biết cách trình bày lời giải chính xác, khoa học. -Biện pháp: động viên, nhắc nhở, khích lệ ghi điểm; kiểm tra bài cũ thường xuyên, kiểm tra vở ghi, vở bài tập ở nhà,…. KẾT QUẢ: Lớp Giỏi Khá T/bình Yếu Kém TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % SL % 7A 17 36,96 10 21,74 14 30,43 4 8,70 1 2,17 41 89,13 7B 15 33,33 13 28,89 14 31,11 3 6,67 0 0,00 42 93,33 4. Củng cố :Gv củng cố khi chữa bài. 5. Hướng dẫn HS (1 p) - Ôn lại các kiến thức cơ bản đã học học kỳ 1. - Xem bài học tiếp theo của chương II (bài 7) Hiệp Tùng, ngày....tháng...năm 2013 Tổ trưởng §ç Ngäc H¶i V.Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docĐS 7 T 18.doc
Giáo án liên quan