I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức: Hs Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số.
* Kĩ năng: HS có kỹ năng tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số . Nhận biết và lập được một biểu thức đại số
* Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, có tinh thần tự giác tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, bảng phụ.
HS: Đồ dùng học tập, thực hiện theo sự hướng dẫn ở tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số tác phong học sinh.(1’)
2.Kiểm tra: (không)
3. Bài mới::
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25: Ngày soạn: 20/02/2011
Tiết 51: Ngày dạy: 24/02/2011
CHƯƠNG IV: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
§1. KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức: Hs Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số.
* Kĩ năng: HS có kỹ năng tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số . Nhận biết và lập được một biểu thức đại số
* Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, có tinh thần tự giác tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, bảng phụ.
HS: Đồ dùng học tập, thực hiện theo sự hướng dẫn ở tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số tác phong học sinh.(1’)
2.Kiểm tra: (không)
3. Bài mới::
Đặt vấn đề : Chúng ta đã biết về biểu thức số và cũng được làm quen với vài biểu thức có chứa chữ ở lớp dưới. Trong chương này ta sẽ được nghiên cứu kĩ hơn về loại biểu thức này- đó là “ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ”, ta bắt đầu nghiên cứu chương này từ “khái niệm biểu thức đại số”.
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung ghi bảng
Họat động 1: Nhắc lại về biểu thức
*Mục tiêu: Hs hệ thống lại khái niệm biểu thức.
GV : Ở lớp dưới ta đã biết các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia nâng lên lũy thừa, làm thành một biểu thức
Hỏi : Hãy cho ví dụ về biểu thức ?
HS : 5+3-2 ; 25:5+7.2 ;
122.47 ; 4.32-7.5...
GV : Những biểu thức trên còn được gọi là biểu thức số
Yêu cầu HS làm ví dụ tr 24 SGK
HS: HS đọc ví dụ trang 24 SGK.
GV yêu cầu HS làm bài ?1 tr 24 SGK
HS: viết:3. (3+2)(cm2)
GV:Chuyển ý: chúng ta đã nhắc lại khái niệm biểu thức. Thế nào là biểu thức đại số? Ta cùng tìm hiểu qua phần 2.
1. Nhắc lại về biểu thức :
- Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia nâng lên lũy thừa, làm thành một biểu thức số.
Ví dụ :
Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật : 2(5+8)
(Chiều rộng 5, chiều dài 8)
?1 Diện tich hình chữ nhật có chiều rộng là 3 cm và chiều dài hơn chiều rộng là 2 cm:
3. (3+2)(cm2)
Họat động 2: Khái niệm về biểu thức đại số
*Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm và thiết lập được biểu thức đại số..
GV treo bảng phụ đề bài :
Viết biểu thức biểu thị chu vi hình chữ nhật có 2 cạnh liên tiếp là 5 (cm) và a (cm)
HS lên bảng viết biểu thức : 2 (5 + a)
GV : trong bài toán này người ta đã dùng chữ a để viết thay một số nào đó (hay nói a là đại diện cho một số nào đó)
GV : khi a = 2 ta có biểu thức trên biểu thị chu vi hình chữ nhật nào ?
HS : Biểu thị chu vi hình chữ nhật có 2 cạnh bằng 5(cm) và 2(cm)
Tương tự với a = 3, 5
GV Chốt lại : Biểu thức 2 (5 + a) là 1 biểu thức đại số. Ta có thể dùng biểu thức trên để biểu hiện chu vi của các hình chữ nhật có 1 cạnh bằng 5, cạnh còn lại là a.
GV treo bảng phụ ? 2 gọi HS trả lời
HS : gọi a (cm) là chiều rộng của hình chữ nhật (a > 0) thì chiều dài của hình chữ nhật là a + 2(cm)
Diện tích hình chữ nhật : a .(a + 2) (cm2)
GV : Những biểu thức : a+2 ; a(a + 2) là những biểu thức đại số.
Hỏi : Vậy thế nào là biểu thức đại số ?
HS Trả lời
GV Cho HS nghiên cứu ví dụ tr 25
GV yêu cầu HS lấy ví dụ về biểu thức đại số
GV kiểm tra lại các ví dụ, nhận xét đánh giá
GV Cho HS làm bài ?3
(tr 25 SGK)
GV gọi 2 HS lên bảng viết
2HS lên bảng viết
HS1 : a) 30.x (km)
HS2 : b) 5x + 35y (km)
GV giới thiệu biến số
Hỏi : Trong các biểu thức đại số : a + 2 ; a (a + 2) ; 5x + 35y đâu là biến số
HS : a là biến ; x, y là biến
GV Cho HS đọc chú ý SGK
2. Khái niệm về biểu thức đại số :
Bài toán : Viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có 2 cạnh liên tiếp bằng 5(cm) và a (cm)
Giải
Chu vi hình chữ nhật :
2 (5 + a) (cm)
? 2 gọi a (cm) là chiều rộng của hình chữ nhật (a > 0) thì chiều dài của hình chữ nhật là a + 2(cm)
Diện tích hình chữ nhật : a .(a + 2) (cm2)
*Khái niệm:
- Những biểu thức nào trong đó ngoài các số, các ký hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia nâng lên lũy thừa còn có cả các chữ (đại diện cho các số) gọi là Biểu thức đại số
Ví dụ : 4x ; 2(5 + a) ; 3(x + y) ; x2 ; là những biểu thức đại số
- Trong biểu thức đại số, các chữ đại diện cho những số tùy ý nào đó gọi là biến số (biến).
*Chú ý : SGK
- Trong biểu thức đại số, các tính chất và quy tắc các phép toán cũng được thực hiện tương tự như trên số .
- Các biểu thức đại số có chứa biến ở mẫu chưa được xét đến trong chương này .
Hoạt đông 3: Củng cố - luyện tập.
*Mục tiêu: Hs được củng cố khắc sâu kiến thức về khái niệm biểu thức đại số.
GV Cho HS đọc “Có thể em chưa biết”
GV cho HS giải bài tập 1 tr 26. Gọi 1HS lên bảng giải.
HS : lên bảng giải : a) x + y ; b) x.y
c) (x+y)(x - y)
GV cho HS giải bài 2 tr 26 SGK
GV gọi HS lên bảng giải bài 2
HS lên bảng giải bài 2 : Diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h. Diện tích hình thang là :
GV đưa 2 bảng phụ có ghi bài 3 tr 26 tổ chức trò chơi “Thi nối nhanh”. Có 2 đội chơi mỗi đội 5 HS.
Luật chơi : Mỗi HS được ghép 2 ý một lần, HS sau có thể sữa bài của bạn của bạn làm trước. Đội nào làm đúng và nhanh hơn là đội thắng
Bài 3 tr 26
x - y
Tích của x và y
5y
Tích của 5 và y
xy
Tổng của 10 và x
10 + k
Tích của tổng x và y với hiệu của x và y
(x + y) (x - y)
Hiệu của x và y
Bài tập 1 tr 26
a) x + y ;
b) x.y
c) (x+y)(x - y)
Bài 2 tr 26 SGK.
Diện tích hình thang là :
Bài 3 tr 26
x - y
Tích của x và y
5y
Tích của 5 và y
xy
Tổng của 10 và x
10 + k
Tích của tổng x và y với hiệu của x và y
(x + y) (x - y)
Hiệu của x và y
4 .Củng cố :
- Nhắc lại các kiến thức bài học
5. Hướng dẫn tự học về nhà:
- Nắm vững khái niệm thế nào là biểu thức đại số .
- Làm các bài tập 4, 5 tr 27 sgk và 1; 2; 3; 4; 5 tr 9, 10 sbt
- Đọc trước bài : Giá trị của một biểu thức đại số.
----------------------------***-----------------------------
Tuần 25: Ngày soạn: 20/02/2011
Tiết 51: Ngày dạy: 24/02/2011
§2. GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức: HS biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số, biết cách trình bày lời giải của bài toán này.
* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm giá trị của một biểu thức đại số.
* Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, bảng phụ ghi đề bài tập 6.
HS: Đồ dùng học tập, học bài cũ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số tác phong học sinh.(1’)
2. Kiểm tra:
HS1 :Chữa bài tập 4 tr 27 SGK.
Đáp án : Nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó là : t + x - y (độ)
Các biến x, y , t
HS2 : Chữa bài tập 5 tr 27 (SGK)
Đáp án : a) 3 . a + m (đồng)
b) 6 . a - n (đồng)
3. Bài mới::
Đặt vấn đề : Nếu lương một tháng là a = 1000.000đ và thưởng là m = 100.000đ, còn phạt là n = 50.000đ. Em hãy tính số tiền người công nhân đó được hưởng ở câu a và câu b.?
Cho 2 Hs tính trên bảng, cả lớp tính ra vở sau đó nhận xét.
Ta nói 3.100.000đ là giá trị của biểu thức 3a + m tại a = 1000.000đ và m = 100.000đ.
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung ghi bảng
Họat động 1: Giá trị của một biểu thức đại số
*Mục tiêu: Hs hiểu cách tính giá trị của biểu thức đại số.
GV cho HS tự đọc ví dụ 1 tr 27 SGK
GV : Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9 và n = 0,5
GV đưa ra ví dụ 2
GV yêu cầu HS gấp sách lại và cho cả lớp làm bài sau đó gọi 2 HS lên bảng giải
HS1 : Tính giá trị biểu thức tại x = - 1
HS2 : Tính giá trị biểu thức tại x =
GV nhận xét và bổ sung chỗ sai sót
Hỏi : Muốn tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của biến trong biểu thức đã cho ta làm thế nào ?
HS Trả lời SGK tr 28
1. Giá trị của một biểu thức đại số :
Ví dụ 1 : (bảng phụ)
Giải
Thay m = 9 và n = 0,5 vào : 2m + n, ta có : 2 . 9 + 0,5 = 18,5
Ta nói : 18,5 là giá trị của biểu thức:
2m + n tại m=9 ; n=0,5
Vậy : Để tính giá trị của 1 biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
Họat động 2: Áp dụng
*Mục tiêu: Hs biết áp dụng tính giá trị của biểu thức đại số.
GV cho HS làm bài ?1 tr 28 SGK
GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện
HS1 : Tính giá trị biểu thức tại x = 1
HS2 : Tính giá trị của biểu thức tại x =
GV gọi HS nhận xét
GV gọi 1 HS đứng tại chỗ làm miệng bài ?2
GV ghi bảng
2. Áp dụng :
Bài ?1:
- Thay x = 1, ta có :
3x2 - 9x = 3 .12 - 9. 1 = 3 - 9 = -6
- Thay x = ta có :
3x2 - 9x = 3.()2 - 9.= - 3 = -2
Vậy: giá trị của biểu thức: 3x2-9x tại x = 1 là : - 6, tại x = là:
Bài ?2 Giá trị của biểu thức x2y
tại x = - 4 và y = 3 là :
(-4)2 . 3 = 48
Hoạt đông 3: Củng cố - luyện tập.
*Mục tiêu: HS tính được giá trị của biểu thức đại số một cách thành thạo.
GV tổ chức “trò chơi”
Viết sẵn biểu thức bài tập 6 tr 28 SGK vào 2 bảng phụ, sau đó cho 2 đội thi tính nhanh và điền vào bảng để biết tên nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam
Thể lệ thi :
- Mỗi đội cử 9 em xếp hàng lần lượt 2 bên
- Mỗi đội làm ở một bảng, mỗi HS tính giá trị một biểu thức rồi điền các chữ tương ứng vào các ô ở dưới
- Đội nào tính đúng và nhanh là thắng
GV: Công bố đội thắng, phát thưởng.
Bài 6 SGK tr.28
N: x2 = 32 = 9 ; T: y2 = 42 = 16
Ă:
L:
M :
Ê : 2z2 + 1 = 2.52 + 1 = 51
H : x2 + y2 = 32 + 42 = 25
V : z2 – 1 = 52 – 1 = 24
I : 2(y + z) = 2(4 + 5) = 18
-7
51
24
8,5
9
16
25
18
51
5
L
£
V
¡
N
T
H
I
£
M
Gv: giới thiệu:
LÊ VĂN THIÊM (1918 – 1991) quê ở làng Trung Lễ, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, một miền quê rất hiếu học. Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ quốc gia về toán của nước Pháp (1948) và cũng là người đầu tiên trở thành giáo sư toán học tại một trường Đại học ở châu Âu. Ông là người thầy của nhiều nhà toán học Việt Nam.
Giải thưởng toán học Lê Văn Thiêm là giải thưởng toán học quốc gia của nước ta dành cho GV và HS phổ thông.
4. Hướng dẫn tự học về nhà:
- Đọc phần Có thể em chưa biết.: Toán học với sức khỏe con người.
- Làm bài tập 7, 8, 9 SGK tr.29 và bài 8, 9, 10, 11, 12 SBT tr.10.
- Đọc trước bài: Đơn thức.
File đính kèm:
- ds7 tuan 25.doc