Mục tiêu
– HS nắm được định nghĩa của hàm số bậc nhất, biết được hàm số bậc nhất đồng biến khi a>0, nghịch biến khi a<0
– Rèn kỹ năng chứng minh được hàm số bậc nhất trong các trường hợp cụ thể đồng biến hay nghịch biến
– Giáo dục tính khoa học chính xác trong khi trình bày.
Phương tiện dạy học:
– GV:SGK, SBT, Giáo án, bảng phụ ghi sẵn bài toán mở đầu, và bảng ghi kết quả ?2
– HS: Ôn tập các khái niệm về hàm số
Tiến trình dạy học:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2308 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 9 - Đại số - Tiết 23: Hàm số bậc nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn: 11/11/2007
Tiết 23 : HÀM SỐ BẬC NHẤT
Mục tiêu
– HS nắm được định nghĩa của hàm số bậc nhất, biết được hàm số bậc nhất đồng biến khi a>0, nghịch biến khi a<0
– Rèn kỹ năng chứng minh được hàm số bậc nhất trong các trường hợp cụ thể đồng biến hay nghịch biến
– Giáo dục tính khoa học chính xác trong khi trình bày.
Phương tiện dạy học:
– GV:SGK, SBT, Giáo án, bảng phụ ghi sẵn bài toán mở đầu, và bảng ghi kết quả ?2
– HS: Ôn tập các khái niệm về hàm số
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài ghi
Hoạt động 1: Bài toán mở đầu
Gọi HS đọc nội dung bài toán
Bài toán cho biết gì? Yêu cầu làm gì?
Với vận tốc như vậy sau một giờ đi được bao nhiêu km?
Sau t giờ đi được bao nhiêu km?
Vậy sau t giờ thì ô tô cách trung tâm hài nội bao nhiêu km?
Cho HS dựa vào công thức đó điền số liệu vào bảng phụ
Vì sao s là hàm số của t?
Từ đó giáo viên đưa ra nội dung của hàm số bậc nhất
Chú ý cho HS trường hợp b=0
HS đọc nội dung bài toán
HS suy nghĩ trả lời.
Sau 1 giờ ô tô đi được 50km
Sau t giờ ô tô đi được 50t km
Sau t giờ ô tô cách trung tâm Hà Nội là s=50t+8(km)
HS tính toán sau đó điền số liệu vào bảng phụ để hoàn thành ?2
HS suy nghĩ và trả lời.
HS nhắc lại định nghĩa
1.Khái niệm về hàm số bậc nhất.
Bài toán: Xem SGK/46
?1/46
Sau 1 giờ ô tô đi được 50(km. )
Sau t giờ ô tô đi được 50t(km)
Sau t giờ ô tô cách trung tâm Hà Nội là s=50t+8(km)
?2/46
t
1
2
3
4
s
58
108
158
208
s là hàm số của t vì:
– s phụ thuộc vào t
– ứng với mỗi giá trị của t chỉ có một giá trị của s.
Định nghĩa: Học SGK/47
Hoạt động 2: Tính chất
Cho HS tự đọc ví dụ trong SGK sau đó trả lời các câu hỏi sau:
– Hàm số y=–3x+1 xác định với những giá trị nào của x?
– Chứng minh rằng hàm số y=–3x+1 nghịch biến trên R
Cho HS làm ?3 theo nhóm
GV gọi đại diện lên bảng trình bày các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung
GV nhận xét và đánh giá hoạt động nhóm
Qua ví dụ và bài tập trên em nào có thể rút ra được nhận xét gì về tính chất của hàm số bậc nhất?
Dựa và câu trả lời của HS GV giới thiệu tính chất của hàm số bậc nhất.
HS đọc ví dụ trong SGK sau đó trả lời các câu hỏi trên
HS làm ?3 theo nhóm trong 5 phút.
Đại diện một nhóm lên trình bày các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung
HS suy nghĩ và trả lời.
HS nhắc lại tính chất của hàm số bậc nhất.
2. Tính chất
Ví dụ: Xem SGK/47
?3/ Với x1,x2 R và x1<x2 ta có:
f(x1)=3x1+1;
f(x2)=3x2+1
Khi đó f(x2)–f(x1)
=(3x2+1)–(3x1+1)
=3(x2–x1)>0 nên f(x2)>f(x1)
Vậy hàm số y=3x+1 đồng biến trên R
Tổng quát: Học SGK/47
Hoạt động 3: Củng cố
Cho HS lấy ví dụ về hàm số đồng biến và nghịch biến
HS lấy ví dụ về hàm số đồng biến và nghịch biến
?4/47
a/ Hàm số đồng biến: y=5x+3, y=7x+6, y=3x+2 ...
b/ Hàm số nghịch biến:
y=–5x+3,y=–7x+6, y=–3x+2
Hoạt động 4: Hướng dẫn dặn dò
Bài tập về nhà: 8,9,10,11/48 SGK.
6,7,8,9/57 SBT.
Học thuộc khái niệm và tính chất của hàm số bậc nhất.
Xem các bài tập trong phần luyện tập
File đính kèm:
- t21.doc