Tiết 21 § 2. HÀM SỐ BẬC NHẤT
I / MỤC TIÊU
Kiến thức : HS nắm vững các kiến thức sau :
+ Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y = ax + b, trong đó hệ số a luôn khác 0.
+ Hàm số bậc nhất y = ax + b luôn xác định với mọi giá trị của biến x thuộc R
+ Hàm số bậc nhất y = ax + b đồng biến trên R khi a > 0, nghịch biến trên R khi a < 0
Kĩ năng : Yêu cầu HS hiểu và chứng minh được hàm số y = -3x + 1 nghịch biến trên R, hàm số y = 3x + 1 đồng biến trên R. Từ đó thừa nhận trường hựop tổng quát, hàm số y = ax + b đồng biến trên R khi a > 0, nghịch biến trên R khi a < 0.
II / CHUẨN BỊ :
GV : Chuẩn bị trước bảng phụ ghi sẳn bài toán mở đầu và một bảng ghi kết quả sẽ tính ?2
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Đại 9 - Tiết 21: Hàm số bậc nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 § 2. HÀM SỐ BẬC NHẤT
I / MỤC TIÊU
Kiến thức : HS nắm vững các kiến thức sau :
+ Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y = ax + b, trong đó hệ số a luôn khác 0.
+ Hàm số bậc nhất y = ax + b luôn xác định với mọi giá trị của biến x thuộc R
+ Hàm số bậc nhất y = ax + b đồng biến trên R khi a > 0, nghịch biến trên R khi a < 0
Kĩ năng : Yêu cầu HS hiểu và chứng minh được hàm số y = -3x + 1 nghịch biến trên R, hàm số y = 3x + 1 đồng biến trên R. Từ đó thừa nhận trường hựop tổng quát, hàm số y = ax + b đồng biến trên R khi a > 0, nghịch biến trên R khi a < 0.
II / CHUẨN BỊ :
GV : Chuẩn bị trước bảng phụ ghi sẳn bài toán mở đầu và một bảng ghi kết quả sẽ tính ?2
III / HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi
Trả lời
HS : Sửa bài 7 (tr. 46 SGK)
HS : Với x1, x2 bất kì thuộc R và x1 <x2, ta có :
f(x1) – f(x2) = 3x1 – 3x2 = 3(x1 – x2) < 0
hay f(x1) < f(x2)
Suy ra hàm số y = 3x đồng biến trên R
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1 : Khái niệm về hàm số bậc nhất
Gv : Đưa ra bài toán mở đầu và sơ đồ đường đi của ôtô trên bảng phụ
GV : Đưa ra ?1 để HS chuẩn bị từ 1 đến 2 phút rồi cho HS trả lời từng câu hỏi của ?1
GV đưa ra ?2 dưới dạng bảng tính giá trị tương ứng của t và s trên bảng phụ.
t(giờ)
1
2
3
4
s = 50t+ 8
Cho HS giải thích tại sau s là hàm số của t ?
GV : Đưa ra định nghĩa hàm số bậc nhất
lên màn hình hoặc bảng phụ.
GV : Lưu ý HS: Khi nói “hàm số bậc nhất y = ax + b” thì không cần phải ghi chú thêm a ≠ 0, vì chỉ khi a ≠ 0 thì hàm số y = ax + b mới được gọi là hàm số bậc nhất.
GV : Nêu chú ý : Khi b = 0, hàm số có dạng y =ax (đã học ở lớp 7)
HĐ2 : Tính chất
GV : đưa ra ví dụ : Xét hàm số
y = f(x) = -3x + 1
GV : Cho HS tự đọc nội dung này ở SGK tr. 47 và yêu cầu trả lời câu hỏi :
+ Hàm số y = -3x + 1 xác định với những giá trị nào của x ?
+ Chứng minh rằng hàm số y = -3x + 1 nghịch biến trên R.
GV : Đưa ra ?3
Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
GV : Chốt lại
GV đưa ra kết luận cuối cùng có tính chất thừa nhận mà không chứng minh cho trường hợp tổng quát.( SGK tr. 47)
GV: Đưa yêu cầu ?4
Cho ví dụ về hàm số bậc nhất trong các trường hợp sau :
Hàm số đồng biến.
Hàm số nghịch biến.
HĐ3 : Cũng cố.
GV : Hãy nêu định nghĩa và tính chất của hàm số bậc nhất ?
Làm bài 8/tr. 48 SGK
GV phát phiếu học tập
Làm bài 9(SGK tr. 48)
(Đưa đề bài lên màn hình)
GV : Hãy xác định hệ số a, b ?
- Hàm số y = ax + b đồng biến khi nào ? nghịch biến khi nào ?
HS tìm hiểu nhanh
Trả lời ?1
Sau 1 giờ, ôtô đi được : 50 km
Sau t giờ, ôtô đi được : 50t (km)
Sau t giờ, ôtô cách trung tâm Hà Nội là : s = 50t + 8 (km)
Trả lời ?2 Một HS đọc kết quả
t(giờ)
1
2
3
4
s=50t+8(km)
58
108
158
208
HS : giải thích :
1) s phụ thuộc vào t
2) Ứng với mỗi giá trị của t chỉ có một giá trị tương ứng của s.
HS đọc lại định nghĩa.
HS đọc ví dụ SGK
- Hàm số y = -3x +1 xác định với mọi giá trị của x thuộc R vì biểu thức -3x + 1 luôn xác định với mọi giá trị của x thuộc R.
- Với x1, x2 bất kì thuộc R và x1 0, ta có :
f(x1) = -3x1 + 1
f(x2) = -3x2 + 1
f(x2) – f(x1) = -3(x2 – x1) < 0 ( vì x1 < x2 theo giả thiết ) nên f(x2)< f(x1)
Vậy hàm số y = 3x + 1 nghịch biến trên R
HS hoạt động nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày cách chứng minh ?3
Với x1, x2 bất kì thuộc R và x1 0, ta có :
f(x1) = 3x1 + 1
f(x2) = 3x2 + 1
f(x2) – f(x1) = 3(x2 – x1) > 0 ( vì x1 < x2 theo giả thiết ) nên f(x1)< f(x2)
Vậy hàm số y = 3x + 1 đồng biến trên R
HS : Cho ví dụ
a) y = 2x + 5 ; y = x – 4 ; y = 7x – 1 Là các hàm số đồng biến.
b) y = - 2x + 5 ; y = -x - 4 ; y = -7x – 1 là các hàm số nghịch biến.
HS trả lời như SGK.
Trả lời bài 8 :
a) y = 1 – 5x là hàm số bậc nhất, có a = -5, b = 1, là hàm nghịch biến trên R.
b) y = -0,5x là hàm số bậc nhất, có a = - 0,5, b = 0, là hàm số nghchj biến trên R.
c) y = (x – 1) + = x + - là hàm số bậc nhất , có a = và b = - , là hàm số đồng biến trên R
d) y = 2x2 + 3 không phải là hàm số bậc nhất.
HS : a = m – 2 ; b = 3
Trả lời : Bài 9
a) Hàm số y = (m – 2)x + 3 đồng biến khi m – 2 > 0 hay m > 2.
b) Hàm số y = (m – 2)x + 3 nghịch biến khi m – 2 < 0 hay m<2.
HĐ 4 : Hướng dẫ học ở nhà.
Học thuộc SGK.
Làm các bài tập 10, 11, 12, 13, 14 (SGK tr. 48)
Làm bài 6, 7, 8, 9 SBT tr.57.
File đính kèm:
- TIT21H~1.DOC