Giáo án Toán Hình 8 - Tiết 11: Luyện tập đối xứng trục

 Tiết 11 LUYỆN TẬP ĐỐI XỨNG TRỤC

I / Mục tiêu :

- Giúp HS có điều kiện nắm chắc hơn khái niệm đối xứng trục, hình có trục đối xứng. Tính chất của hai đoạn thẳng, hai tam giác, hai góc đối xứng với nhau qua một đường thẳng.

- Rèn luyện thêm cho HS khả năng phân tích và tổng hợp qua việc tìm lời giải cho một bài toán, trình bày lời giải.

- Giáo dục cho HS tính thực tiễn của toán học, qua việc vận dụng những kiến thức về đối xứng trục trong thực tế.

II / Phương tiện dạy học :

- GV: Giáo án – SGK – Bảng phụ ghi đề bài – Thước thẳng – Phấn màu.

- HS: Làm các bài tập về nhà mà GV đã cho.

III / Hoạt động dạy học :

· Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức cũ

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Hình 8 - Tiết 11: Luyện tập đối xứng trục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 LUYỆN TẬP ĐỐI XỨNG TRỤC I / Mục tiêu : Giúp HS có điều kiện nắm chắc hơn khái niệm đối xứng trục, hình có trục đối xứng. Tính chất của hai đoạn thẳng, hai tam giác, hai góc đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Rèn luyện thêm cho HS khả năng phân tích và tổng hợp qua việc tìm lời giải cho một bài toán, trình bày lời giải. Giáo dục cho HS tính thực tiễn của toán học, qua việc vận dụng những kiến thức về đối xứng trục trong thực tế. II / Phương tiện dạy học : GV: Giáo án – SGK – Bảng phụ ghi đề bài – Thước thẳng – Phấn màu. HS: Làm các bài tập về nhà mà GV đã cho. III / Hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức cũ Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh -Định nghĩa đối xứng trục. Tính chất của hình đối xứng qua một trục. Định nghĩa hình có trục đối xứng -HS lên bảng sửa BT 36: HS theo dõi và nhận xét. GV đánh giá. HS lên bảng sửa BT 36: HS1: a) Ox là đường trung trực của AB . Oy là đường trung trực của AC . Suy ra OB = OC. b) cân tại O . cân tại O . Vậy . HS nhận xét bài làm của bạn. Hoạt động 2 : Tìm tòi phát hiện kiến thức mới 1/ Vận dụng toán học vào thực tiễn: - Định nghĩa hình có trục đối xứng. - GV: Cho một HS làm BT 39 câu a SGK ở bảng. Cho HS nhận xét bài làm của bạn. GV đánh giá. -Nếu có một bạn ở vị trí A, đường thẳng d xem như một dòng sông, tìm vị trí mà bạn đó sẽ đi từ A, đến lấy nước ở bến sông d sao cho quay lại về B gần nhất. 2/ Rèn kỹ năng làm BT trắc nghiệm: -GV: Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ? Vì sao ? (GV treo bảng phụ) Đáp án : a)Đúng. b) Đúng. c) Đúng. d) Sai. Giải thích : Đoạn thẳng AB có hai trục đối xứng (là đường thẳng AB và đường trung trực của đoạn thẳng AB). -HS phát biểu định nghĩa hình có trục đối xứng BT 39: 1HS trình bày bài làm trên bảng, các HS khác theo dõi, góp ý kiến về bài giải của bạn. a) AD + DB = CD + DB = CB (1) AE + EB = CE + EB (2) (3) Từ (1), (2) và (3) suy ra -Theo bài toán trên, ta luôn có , dấu “=” xảy ra khi E trùng với D, vậy D là vị trí cần tìm. b) Con đường ngắn nhất mà bạn Tú nên đi là con đường ADB. BT41: a) Đúng. C/m: Do tính chất đối xứng : AB = A’B’ và BC = B’C’ , AC = A’C”. Mà B nằm giữa A,C nên : , suy ra : suy ra điều phải chứng minh. b) Đúng, do hai đoạn thẳng đối xứng qua một trục thì bằng nhau. c) Đúng, mọi đường kính của một đường tròn nào đó đều là trục đối xứng của đường tròn đó. d) Sai. Ngoài trục đối xứng là đường trung trực của đoạn thẳng đó thì đường thẳng chứa đoạn thẳng đó cũng là một trục đối xứng nữa của đoạn thẳng đó. Hoạt động 3 : Luyện tập củng cố kiến thức mới BT 40: HS hoạt động nhóm, đại diện một nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét. BT 42: SGK GV yêu cầu HS làm bài trên phiếu học tập cá nhân. -GV thu và chấm một số phiếu. Nhận xét bài làm của HS, sửa chữa nếu sai. GV đưa đáp án lên bảng phụ. Lưu ý : Các chữ cái nói trên có các nét đều nhau, không có nét thanh và nét đậm. BT 40: HS hoạt động nhóm trả lời : các biển ở hình 61a, b, d SGK có trục đối xứng. BT 42: HS làm BT trên phiếu học tập cá nhân. 1HS đại diện trả lời. cả lớp nhận xét. a) Các chữ cái có trục đối xứng : – Chỉ có một trục đối xứng dọc: A, M, T, U, V, Y. -Chỉ có một trục đối xứng ngang : B, C, D, Đ, E. -Có hai trục đối xứng dọc và ngang : H, O, X. b) Có thể gấp tờ giấy làm tư để cắt chữ H vì chữ H có hai trục đối xứng và vuông góc. Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà Xem lại các bài tập đã giải. Nghiên cứu trước bài Hình bình hành.

File đính kèm:

  • docTiet 11.doc