Giáo án Toán Hình 8 - Tiết 34: Diện tích đa giác

 Tiết 34 §6.DIỆN TÍCH ĐA GIÁC

I / Mục tiêu : Qua bài này HS cần:

- Nắm chắc phương pháp chung để tính diện tích của một đa giác bất kỳ.

- Rèn kỹ năng quan sát, chọn phương pháp phân chia đa giác một cách hợp lý để việc tính toán thực hiện được dễ dàng, hợp lý (tính toán ít bước nhất).

- Biết thực hiện việc vẽ, đo, tính toán một cách chính xác, cẩn thận.

II / Chuẩn bị :

- HS: Giấy kẻ ô vuông, thước thẳng có chia khoảng chính xác đến mm, êke, máy tính bỏ túi.

- GV: Hình vẽ sẵn trên giấy kẻ ô vuông - Bảng phụ bài giải BT38 SGK

III / Hoạt động dạy học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Hình 8 - Tiết 34: Diện tích đa giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34 §6.DIỆN TÍCH ĐA GIÁC I / Mục tiêu : Qua bài này HS cần: Nắm chắc phương pháp chung để tính diện tích của một đa giác bất kỳ. Rèn kỹ năng quan sát, chọn phương pháp phân chia đa giác một cách hợp lý để việc tính toán thực hiện được dễ dàng, hợp lý (tính toán ít bước nhất). Biết thực hiện việc vẽ, đo, tính toán một cách chính xác, cẩn thận. II / Chuẩn bị : - HS: Giấy kẻ ô vuông, thước thẳng có chia khoảng chính xác đến mm, êke, máy tính bỏ túi. - GV: Hình vẽ sẵn trên giấy kẻ ô vuông - Bảng phụ bài giải BT38 SGK III / Hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Cách tính diện tích của một hình bất kỳ. GV: Cho một đa giác tùy ý, hãy nêu phương pháp có thể dùng để tính diện tích của một đa giác đó với mức độ sai số cho phép ? Cơ sở của phương pháp mà HS nêu ? GV cho HS xem nội dung chia đa giác thành các tam giác, tứ giác có thể tính được diện tích dễ dàng. HS: Vẽ đa giác vào vở, suy nghĩ cách tính diện tích của đa giác đó bằng thực nghiệm. Chia đa giác thành những tam giác, những hình thang nếu có thể Tính diện tích của đa giác được đưa về tính diện tích của những tam giác, những hình thang. Hoạt động 2: Ví dụ GV: đưa hình vẽ 150 SGK lên bảng phụ. -Thực hiện các phép vẽ đo, cần thiết để tính diện tích của đa giác ? GV: yêu cầu 4 nhóm lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình, Các nhóm khác góp ý kiến. GV nhận xét. Kết luận. HS: Làm theo nhóm học tập, mỗi nhóm là hai bàn học. -Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình, các nhóm khác góp ý kiến. Hình 150, 151 SGK Ta có: Vậy: Hoạt động 3: Luyện tập BT37: SGK Hãy thực hiện phép đo (chính xác đến mm). Tính diện tích hình ABCDE (hình 152 SGK). Làm từng HS, phần đo, tính toán, ghi trên phiếu học tập. GV thu và chấm một số bài HS BT38: SGK Dữ kiện của bài toán được cho trên hình vẽ. Hãy tính diện tích của phần con đường EBGF và phần diện tích còn lại của con đường. BT40: GV đưa hình 155 và đề bài 40 SGK lên bảng phụ. Yêu cầu HS tính diện tích phần gạch sọc Sau đó tính diện tích thực tế của hồ nước. Cho HS nhận xét. BT37: HS: - Đo độ dài các đoạn thẳng AC, BG, AH, HK, KC, HE, KD. -Tính diện tích các hình SABC, SAHE , SHKDE , SKDC trong thực tế. -Tổng diện tích các hình trên. BT38: HS làm BT trên phiếu học tập. Scòn lại BT40: HS lên bảng tính Diện tích phần gạch sọc trên hình 115 gồm: 6.8 – 14,5 = 33,5 (ô vuông) Diện tích thực tế là: 33,5.100002 = 3 350 000 000 (cm2) = 335 000 (m2) HS nhận xét Hoạt động 4: Củng cố BT39: Nếu diện tích của phần đã tính ở trên là hình của một đám đất đã vẽ có tỉ lệ xích . Tìm diện tích thực tế của đám đất đó? Yêu cầu 1HS lên bảng trình bày. -Chia đám đất ABCDE thành Hthang ABCE và hình tam giác ECD. Vẽ đường cao CH của hình thang và đường cao DK của tam giác. -HS đo độ dài thực của các đoạn thẳng AB, CE, CH, DK. -Tính diện tích các hình SABCE , SEDC trong thực tế. -SABCDE bằng tổng diện tích các hình trên. -Diện tích đám đất trên thực tế bằng SABCDE . (vì bản đồ vẽ với tỉ lệ ) -Đo AB, CE, CH, DK. - Diện tích đám đất trên thực tế: Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà Làm lại các BT vừa học trong tiết hôm nay. Hướng dẫn: Chú ý có thể mắc sai lầm khi lấy tổng diện tích của các hình nhân với mẫu của tỉ lệ xích để tìm diện tích của hình trong thực tế !! Chuẩn bị ôn tập chương II: câu hỏi A và bài tập SGK/131, 132

File đính kèm:

  • docTiet 34.doc