I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : HS công nhận mỗi góc có một sốđo xác định, số đo của góc bẹt bằng 1800. Biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù.
2. Kỹ năng : Sử dụng thước đo góc để đo góc nhanh, đúng, so sánh góc.
3. Thái độ : Cẩn thận khi đo góc, đo chính xác.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ góc.
Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ góc, chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Hoạt động trên lớp :
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tiết: 18 - Bài 3: Số đo góc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22. Ngày soạn :
Tiết : 18. Ngày dạy :
t 3. SỐ ĐO GÓC
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : HS công nhận mỗi góc có một sốđo xác định, số đo của góc bẹt bằng 1800. Biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù.
2. Kỹ năng : Sử dụng thước đo góc để đo góc nhanh, đúng, so sánh góc.
3. Thái độ : Cẩn thận khi đo góc, đo chính xác.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ góc.
Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ góc, chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
7’
8’
9’
10’
10’
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
Vẽ một góc, đặt tên góc, chỉ rõ đỉnh, cạnh của góc ? Vẽ một tia nằm giữa hai cạnh của góc, đặt tên ?
3. Dạy bài mới :
* Hoạt động 1 : Đo góc :
-Vẽ góc xOy. Để xác định số đo của góc xOy ta đo góc xOy bằng một dụng cụ đo gọi là thước đo góc.
-Giới thiệu cách đo góc xOy :
Đặt thước sao cho tâm thước trùng với đỉnh O của góc, một cạnh của góc đi qua vạch 0 của thước. Giả sử cạnh kia đi qua vạch 105. Ta nói góc xOy bằng 105 độ.
-Ta kí hiệu :
xOy = 1050
-Cho các góc, gọi hs xác định số đo của các góc ?
-Gọi hs nhận xét số đo của góc ?
-Cho hs làm ?1
Đo độ mở của cái kéo, của compa. (hình 11, hình 12 SGK).
-Cho hs đọc chú ý ở SGK trang 77.
* Hoạt động 2 : So sánh hai góc :
-Để so sánh hai góc ta căn cứ vào đâu ?
-Hai góc bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.
-Trong hai góc không bằng nhau, góc nào có số đo lớn hơn thì góc đó lớn hơn.
-Cho hs làm ?2
(Treo bảng phụ)
* Hoạt động 3 : Góc vuông. Góc nhọn. Góc tù :
-Giới thiệu góc vuông, góc nhọn, góc tù.
-Góc có số đo bằng 900 là góc vuông. Kí hiệu : 1 V.
-Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.
-Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.
4. Củng cố
-BT 11 SGK trang 79 :
(Treo bảng phụ)
Gọi hs đọc số đo của các góc xOy, xOz, xOt.
-BT 12 SGK trang 79 :
Cho hs đo các góc BAC, ABC, ACB ở hình 19 SGK trang 79.
Góc xOy, đỉnh O, hai cạnh Ox, Oy. Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.
-HS chú ý theo dõi cách đo góc.
-Thực hành đo góc xOy.
-HS đo : góc xO y = 900
góc aOb = 1800
-Nhận xét :
+ Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là 1800.
+ Số đo của mỗi góc không vượt quá 1800.
-Đo độ mở của cái kéo, của compa. (hình 11, hình 12 SGK).
-Đọc chú ý ở SGK trang 77.
-Để so sánh các góc ta so sánh các số đo của chúng.
-So sánh các góc ở hình 14; 15 SGK trang 78.
-HS : Góc BAI = 200
Góc IAC = 480
-Góc có số đo bằng 900 là góc vuông. Kí hiệu : 1 V.
-Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.
-Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.
-HS giải BT 11; 12 SGK trang 79.
1. Đo góc :
-Đo góc xOy :
Đặt thước sao cho tâm thước trùng với đỉnh O của góc, một cạnh của góc đi qua vạch 0 của thước. Giả sử cạnh kia đi qua vạch 105. Ta nói góc xOy bằng 105 độ.
2. So sánh hai góc :
-Để so sánh các góc ta so sánh các số đo của chúng.
-Hai góc bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.
-Trong hai góc không bằng nhau, góc nào có số đo lớn hơn thì góc đó lớn hơn.
3. Góc vuông. Góc nhọn. Góc tù :
-Góc có số đo bằng 900 là góc vuông. Kí hiệu : 1 V.
-Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.
-Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.
-BT 11 SGK trang 79 :
-BT 12 SGK trang 79 :
5. Dặn dò : (1’)
-Về nhà học bài, làm các bài tập 13; 14; 15; 16 (SGK trang 79).
-Chuẩn bị bài : Khi nào thì góc xOy + góc yOz = góc xOz.
File đính kèm:
- Tiet 18.doc