Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tiết 18 - Tuần: 21

I.Mục tiêu

* Kiến thức cơ bản

- Công nhận mỗi góc có một số đo xác định. Số đo của góc bẹt là 1800.

- Biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù.

* Kĩ năng cơ bản:

- Biết đo góc bằng thước góc bằng thước.

- Biết so sánh hai góc.

*Thái độ: Đo góc cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị

- GV: Thước thẳng, thước đo góc.

- HS: Thước thẳng, thước đo góc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tiết 18 - Tuần: 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dạy: §3. SỐ ĐO GÓC Tiết 18 Tuần: 21 Ngày soạn: 10-01-2007 I.Mục tiêu * Kiến thức cơ bản Công nhận mỗi góc có một số đo xác định. Số đo của góc bẹt là 1800. Biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù. * Kĩ năng cơ bản: Biết đo góc bằng thước góc bằng thước. Biết so sánh hai góc. *Thái độ: Đo góc cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị - GV: Thước thẳng, thước đo góc. - HS: Thước thẳng, thước đo góc. III. Tiến trình tiết dạy: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Kiểm tra bài cũ (5 phút) -Gv nêu câu hỏi kiểm tra. Vẽ một góc và đặt tên? Chỉ rõ đỉnh, cạnh của góc? Vẽ một tia nằm giữa hai cạnh của góc đó? Đặt tên cho tia đó. Hình vẽ có bao nhiêu góc? Viết tên các góc đó? -Gv: Trên hình bạn vừa vẽ ta có 3 góc, làm thế nào để biết chúng bằng nhau hay không bằng nhau? Muốn trả lời câu hỏi này ta phải dựa vào đại lượng “số đo góc” mà bài hôm nay sẽ học. -1 HS lên bảng kiểm tra. a)góc xOy, đỉnh O, hai cạnh là hai tia Ox, Oy. b) Tia Oz. Hình có ba góc: góc xOy, xOz, yOz. HĐ2: Giới thiệu thước đo góc và cách đo góc (15 phút) -GV: Vẽ góc xOy. Để xác định số đo góc xOy ta dùng một dụng cụ gọi là thươc đo góc. -?: Quan sát thước đo góc rồi miêu tả cấu tạo của nó? ?: hãy đọc sgk và cho biết đơn vị của số đo góc là gì? *Gv hướng dẫn học sinh đo góc: gv thao tác trên bảng, hs thực hành đo theo gv. Đo góc a) Dụng cụ đo: thước đo góc( hay thước đo độ) - là một nửa hình tròn đươc chia thành 180 phần bằng nhau và được ghi từ 0 (độ) đến 180 (độ). - ghi các số từ 0đến 180 theo hai vòng ngược nhau để thuận lợi cho việc đo. - tâm của nửa hình tròn gọilà tâm của thước. b) Đơn vị đo góc: là độ, đơn vị nhỏ hơn là phút, giây. 1 độ kí hiệu là 10; 1 phút kí hiệulà 1’; 1 giây kí hiệu là 1”. 10 = 60’; 1’ = 60”. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Đặt thước sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O và một cạnh (chẳng hạn Ox) đi qua vạch số 0 của thước. -Cạnh kia của thước (cạnh Oy) đi qua vạch nào của thước thì đó chính là số đo của góc xOy. ?: Mỗi góc có bao nhiêu số đo? ? Vẽ một góc bẹt và đo? ?:Có nhận xét gì về số đo của một góc bất kì với 1800? -Hs vừa lắng nghe vừa thực hiện. -1 hs nêu lại cách đo góc xOy. c) Cách đo góc (sgk) Số đo góc xOy bằng 600 kí hiệu . *Nhận xét: - Mỗi góc có một số đo, số đo của góc bẹt là 1800. - Số đo của mỗi góc không vượt quá 1800. HĐ3: So sánh hai góc (10 phút) -?: làm thế nào để so sánh hai góc? -?:Đo hai góc ở hình 14 và so sánh? Đo hai góc ở hình 15 và so sánh? -?: hai góc bằng nhau khi nào? Trong hai góc không bằng nhau, góc nào là góc lớn hơn? -GV: Nếu hai góc bằng nhau thì ở hai góc đó ta kí hiệu bằng hai cung tròn giống nhau. Còn hai góc khác nhau thì kí hiệu khác nhau. -để so sánh hai góc ta so sánh hai số đo của nó. -HS đo trực tiếp các góc trong sgk. H14: . H15: . -HS: Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau. Trong hai góc không bằng nhau, góc nào có số đo lớn hơn là góc lớn hơn. HĐ4: Góc vuông, góc nhọn, góc tù (10 phút) -Gv đưa bảngphụ tóm tắt trong sgk rồi giới thiệu các khái niệm. -?: Góc vuông, góc nhọn, góc tù có số đo như thế nào? *Củng cố: cho hs làm bài 14/sgk. Ước lượng bằng mắt xem góc nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù. Kiểm tra lại bằng thước đo góc. -hs quan sát và lắngnghe. -Góc vuông là góc có số đo 900 (1v). Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 900. Góc tù là góc có số đo lớn hơn 900 và nhỏ hơn 1800. -HS thực hiện ngay trên sách. HĐ5: Củng cố, hướng dẫn về nhà (5 phút) *Củng cố: -Nêu cách đo góc aOb? - Có kết luận gì về số đo của một góc? - Muốn so sánh góc ta phải làm thế nào? - Có những loại góc nào? *Hướng dẫn về nhà: Nắm vững cách đo góc; phân biệt góc vuông, góc nhọn, góc tù. BT: 12, 13, 15, 16, 17/SGK; 14, 15/SBT. -HS đứng tại chỗ nhắc lại. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • dochinh hoc6.18.doc