Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tuần 8 - Tiết 8: Khi nào thì AM + MB = AB

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: HS biết được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB

- Kỹ năng: Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác, phân biệt được điểm nằm giữa và điểm nằm chính giữa.

- Thái độ: Tư duy: tập suy luận:” nếu có a+b=c và biết hai trong ba số a,b,c thì suy ra số thứ ba.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Thước thẳng có chia khoảng, thước cuộn, thước chữ A, bảng phụ ?1

- HS: Dụng cụ học tập, đọc trước bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tuần 8 - Tiết 8: Khi nào thì AM + MB = AB, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hồ Thầu GV: Hoàng Đình Mạnh Ngày soạn: 07/10/2009 Ngày giảng: 16/10/2009 Tuần 8 Tiết 8: Khi nào thì AM + MB = AB Mục tiêu: Kiến thức: HS biết được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB Kỹ năng: Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác, phân biệt được điểm nằm giữa và điểm nằm chính giữa. Thái độ: Tư duy: tập suy luận:” nếu có a+b=c và biết hai trong ba số a,b,c thì suy ra số thứ ba. Chuẩn bị: GV: Thước thẳng có chia khoảng, thước cuộn, thước chữ A, bảng phụ ?1 HS: Dụng cụ học tập, đọc trước bài Tiến trình dạy học: ổn định tổ chức: Lớp 6A1: / Lớp 6A2: / Lớp 6A3: / Kiểm tra bài cũ: ? GV treo bảng phụ ?1; học sinh lên đo các độ dài của những đọan thẳng AM; MB;AB ? Em hãy so sánh độ dài của các đọan thẳng AB với AM + MB ở hình a, b? Vậy khi nào thì AM + MB = AB? Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì tổng độ dài hai đọan thẳng AM và MB bằng độ dài đọan thẳng AB -Từ hình a ktra bài cũ giáo viên vẽ thêm hình thứ 2: độ dài AB không đổi, thay đổi vị trí điểm Gọi học sinh lên bảng đo -Giáo viên rút ra nhận xét: điểm M nằm giữa hai điểm A và B AM+MB=AB -Ngược lại nếu có: AM+MB=AB M nằm giữa hai điểm A và B - Gọi học sinh lên vẽ hình, hướng dẫn làm ( độ dài nhỏ nên cho học sinh đo chính xác vẽ ) -Điểm M nằm ntn đối với A và B? có hệ thức gì? -Em đã biết độ dài của những đọan thẳng nào? -Có độ dài đọan thẳng nào em chưa biết? tìm ntn? - Chốt -Học sinh lên bảng đo và ghi kết quả của các đọan thẳng AM, MB, AB so sách AM+MB với AB -Học sinh đọc nhận xét -Học sinh lên bảng vẽ hình, làm bài, cả lớp làm nháp. Học sinh tự làm - Thực hành đo độ dài của cạnh bàn - Học sinh đọc đề - Học sinh lên bảng, cả lớp làm nháp - Học sinh đọc đề, tư duy trả lời 1. Khi nào thì tổng độ dài hai đọan thẳng AM và MB bằng độ dài đọan thẳng AB? • A B M • • • A B M • • Nhận xét: Tóm Tắt: Điểm M nằm giữa hai điểm A và B AM + MB = AB Ví dụ: Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Biết AM=5cm, AB=7cm. Tính MB? giải: Vì M nằm giữa hai điểm A và B Nên AM + MB = AB Hay 5cm +MB =7cm MB =7 - 5 MB =2cm Hoạt động 2: Một vài dụng cụ đo khỏang cách giữa hai điểm trên mặt đất - Giáo viên giời thiệu các lọai thước ( thước cuộn, thước chữ A) - Nhận xét, chốt - Quan sát - Nêu cách đo của từng dụng cụ 2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất: SGK/tr 120+121 Củng cố luyện tập. Củng cố điều kiện để có AM + MB = AB Điều liện để có điểm M nằm giữa hai điểm A và B Bài 46/121: Giáo viên tóm tắt đề - N nằm giữa đọan thẳng IK có hệ thức ntn? Bài 50/121: - Gọi học sinh đọc đề - Giáo viên ghi hệ thức lên bảng nhắc lại: tìm điểm nằm giữa hai điểm Bài tập 46/SGK tr121: Vì N là một điểm của đọan thẳng IK nên IN+NK=IK hay IK=3cm+6cm IK=9cm Bài tập 50/SGK tr121: 3 điểm V,A,T thẳng hàng. Nếu TV+VA=TA thì điểm V nằm giữa 2 điểm T và A Hướng dẫn dặn dò. Học bài theo SGK và vở ghi. Bài tập : 47; 48; 49; 52/SGK tr121+122 Hướng dẫn bài tập: bài 49;52H. dẫn học sinh Xem trước bài : vẽ đọan thẳng có chia khỏang Chuẩn bị: thước thẳng có chia khoảng; com pa Tiết sau: “ LUYệN TậP ”

File đính kèm:

  • docHH 6 T8.doc