I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB và ngược lại.
- Kỹ năng: nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. Bước đầu tập suy luận “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại
- Thái độ: Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.
- HS: Thước thẳng, làm bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tuần 9 - Tiết 9: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hồ Thầu
GV: Hoàng Đình Mạnh
Ngày soạn: 15/10/2009
Ngày giảng: 23/10/2009
Tuần 9
Tiết 9: Luyện tập
Mục tiêu:
Kiến thức: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB và ngược lại.
Kỹ năng: nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. Bước đầu tập suy luận “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại’’
Thái độ: Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài.
Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.
HS: Thước thẳng, làm bài tập.
Tiến trình dạy học:
ổn định tổ chức:
Lớp 6A1: / Lớp 6A2: / Lớp 6A3: /
Kiểm tra bài cũ:
? Để kiểm tra xem điểm A có nằm giữa hai điểm O; B không ta làm thế nào?
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Chữa bài tập
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Gọi A, B là điểm đầu và cuối của bề rộng lớp học. M, N, P, Q là các điểm cuối của mỗi lần căng dây.
- Đoạn thẳng AB bằng tổng độ dài các đoạn thẳng nào?
- Trong các đoạn thẳng này ta biết độ dài các đoạn thẳng nào?
- Tính QB=?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày.
- HS đọc đề
AB = AM + MN + NP + PQ + QB
AM=MN=NP=PQ=1,25m
QB = .1,25=0,25 (m)
- 1 HS lên bảng trình bày.
1. Chữa bài tập
Bài tập 48: SGK/121
Gọi A, B là điểm đầu và cuối của bề rộng lớp học. M, N, P, Q là các điểm cuối của mỗi lần căng dây.
Theo đề ta có:
AM + MN + NP + PQ + QB = AB
Vì AM=MN=NP=PQ=1,25m
QB = .1,25=0,25 (m)
Do đó: AB = 4.1,25 +0,25
= 5,25 (m)
Hoạt động 2: Luyện tập
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài
- HS vẽ hình 52 vào vở.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- Một nhóm lên bảng trình bày
- Yêu cầu HS đọc đề. Nêu yêu cầu của bài toán.
- Điểm M có nằm giữa hai điểm A; B không?
- Điểm B có nằm giữa hai điểm A; M không?
- Điểm A có nằm giữa hai điểm B; M không?
? Vận dụng các đơn vị kiến thức nào để giải bài tập trên
- Chốt
- HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài toán.
- HS làm vào giấy trong theo nhóm
- Các nhóm làm bài.
- Cử đại diện nhóm lên trình bày .
- HS đọc đề
- Trả lời các câu hỏi
- Giải thích?
- Trả lời
- Ghi vở
2. Luyện tập
Bài tập 49: SGK/121
a) AN = AM + MN
BM = BN + NM
Theo đề bài ta có
AN = BM, ta có
AM + MN = BN + NM
Hay: AM = BN
b. AM = AN + NM
BN = BM + MN
Theo giả thiết AN = BM, mà NM = MN suy ra
AM = BN
Bài tập 48: SBT/102
a) Theo đầu bài
AM = 3,7cm; MB = 2,3cm; AB = 5cm
=> AM + MB ≠ AB
( 3,7 + 2,3 ≠ 5 )
=> M không nằm giữa A; B
Tương tự: B không nằm giữa M; A và A không nằm giữa M; B
Vậy trong ba điểm không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
b) Theo câu a: Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại, tức là ba điểm A; M; B không thẳng hàng.
Củng cố .
Nêu các điều kiện để AM + MB = AB, vẽ hình minh họa
Nếu BK + KH = BH thì suy ra điều gì?
Cho hình vẽ, hãy trả lời câu hỏi:
? Điểm nào nằm giữa hai điểm B và M và suy ra điều gì?
? Điểm M, N nằm giữa các điểm nào, suy ra điều gì?
A
M
N
B
Hướng dẫn dặn dò.
- Xem lại các bài tập đã làm
- Làm các bài tập 50, 51, 52: SGK.
- Bài tập 49, 50, 51: SBT
- Xem trước nội dung bài học tiếp.
File đính kèm:
- HH 6 T9.doc