Giáo án Toán học 7 - Đại số - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: - Học sinh được làm quen với các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra về cấu tạo, về nội dung; biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “ số các giá trị của dấu hiệu ” và “ số các giá trị khác nhau của dấu hiệu ”; làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm giá trị và tần số của dấu hiệu. Rèn kỹ năng lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng.

- Học sinh: Đồ dùng học tập, bút dạ.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Đại số - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 41 Ngày soạn: 02 / 01/ 2013 Lớp 7A1 Ngày soạn: 03 / 01 / 2013 CHƯƠNG III: THÔNG KÊ THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: - Học sinh được làm quen với các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra về cấu tạo, về nội dung; biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “ số các giá trị của dấu hiệu ” và “ số các giá trị khác nhau của dấu hiệu ”; làm quen với khái niệm tần số của một giá trị. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm giá trị và tần số của dấu hiệu. Rèn kỹ năng lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng. - Học sinh: Đồ dùng học tập, bút dạ. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm ta sự chuẩn bị SGK HKII của học sinh 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu GV: Treo bảng phụ ví dụ (SGK/T4) Khi điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp trong dịp phát động phong trào tết trồng cây, người điều tra lập bảng ở SGK Vấn đề mà người lập bảng quan tâm là gì ? GV: Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. Các số liệu trên được ghi lại trong một bảng, gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu. Yêu cầu HS làm ?1 Em hãy quan sát bảng trên để biết cách lập một bảng số liệu thống kê số liệu ban đầu trong các trường hợp tương tự. Yêu cầu về nhà HS lập một bảng số liệu thống kê ban đầu về số HSG và HS tiên tiến của mỗi tổ ? GV: Tuỳ theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau VD: Bảng điều tra dân số nước ta tại thời điểm 1/4/1999 phân theo giới tính, phân theo thành thị, nông thôn trong từng địa phương HS: Đọc các số liệu từ bảng trên HS: Cả lớp theo dõi vào bảng trên HS: Vấn đề mà người điều tra quan tâm là số cây trồng được của mỗi lớp. HS: Về nhà lập bảng số liệu thống kê ban đầu về số HSG và HS tiên tiến trong mỗi tổ. Hoạt động 2: Dấu hiệu a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra Yêu cầu HS làm ?2 (SGK/T5) GV: Nhận xét và chuẩn hoá GV: Nội dung cần điều tra (vấn đề hay hiện tượng) được gọi là dấu hiệu. Thường được kí hiệu bởi các chữ cái in hoa X, Y, … GV: Vậy dấu hiệu X ở bảng 1 là gì ? Dấu hiệu Y ở bảng 2 là gì ? GV: Chốt lại Dấu hiệu X ở bảng 1 là: số cây trồng được của mỗi lớp, còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra. Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra ? b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu GV: Giới thiệu về giá trị của dấu hiệu Mỗi lớp (đơn vị) trồng được một số cây; ví dụ lớp 7C trồng 30 cây, lớp 8D trồng 50 cây. Như vậy ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là giá trị của dấu hiệu. Vậy trong bảng 1 có bao nhiêu giá trị của dấu hiệu ? GV: Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra (thường được kí hiệu là N) GV: Tất cả các giá trị ở cột 3 của bảng 1 gọi là dãy các giá trị của dấu hiệu X Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời ?4 (SGK/T6) HS: Trả lời câu hỏi ?2 Điều tra số cây trồng được của mỗi lớp trong dịp tết trồng cây HS: Trả lời Dấu hiệu X ở bảng 1 là: số cây trồng được của mỗi lớp Dấu hiệu Y ở bảng 2 là: số nam và nữ ở thành thị và nông thôn ở các địa phương. HS: Trả lời Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra. HS: Nghe và quan sát GV giới thiệu về giá trị của dấu hiệu. HS: Trả lời có 20 giá trị của dấu hiệu HS: Có 20 giá trị. Các giá trị là: 35; 30; 28; 50 Hoạt động 4: Tần số của mỗi giá trị Yêu cầu HS quan sát bảng 1 và trả lời ?5 Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời ?6 GV: Mỗi giá trị có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều lần trong dãy giá trị của dấu hiệu. Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó. Giá trị của dấu hiệu được kí hiệu là x và tần số của giá trị được kí hiệu là n Yêu cầu HS làm ?7 GV: Kết luận (SGK/T6) HS: Có 4 giá trị khác nhau 35; 30; 28; 50 HS: Trả lời câu hỏi HS: Lập bảng Giá trị 35 30 28 50 Số lần 7 8 2 3 4: Củng cố GV: Nêu chú ý SGK Ta chỉ xem xét, nghiên cứu các dấu hiệu mà giá trị của nó là các số; tuy nhiên cũng có trường hợp không phải là số. Ví dụ điều tra về sự ham thích bóng đá của một số HS. Trong trường hợp chỉ chú ý tới các giá trị của dấu hiệu thì bảng số liệu thống kê ban đầu cố thể chỉ gồm các cột số. Chẳng hạn từ bảng 1 ta có bảng sau: 35 30 28 30 30 35 28 30 30 35 35 50 35 50 30 35 35 30 30 50 Yêu cầu HS làm bài 2 (SGK/T7) theo nhóm Dãy 1: a) Dãy 2: b) Dãy 3: c) HS: Nghiên cứu kĩ các chú ý HS: Lập bảng trên vào vở HS làm bài 2 (SGK/T7) theo nhóm a) Dấu hiệu: Thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị b) Có 5 gí trị khác nhau là: 17 , 18 , 19 , 20 , 21 c) Lập bảng tần số Giá trị 17 18 19 20 21 Số lần 1 3 3 2 1 5. Hướng dẫn về nhà: 1. Về nhà học thuộc các khái niệm dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy các giá trị của dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị. Lập bảng số liệu thống kê ban đầu. 2. Giải các bài tập 1, 3, 4 SGK trang 7, 8 Bài 1, 2, 3 (SBT/T3,4) Giờ sau: “ Luyện tập ”

File đính kèm:

  • docTiết 41 .doc
Giáo án liên quan