Giáo án Toán học 7 - Tiết 32: Luyện tập

I/ Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Củng cố lại các kiến thức về mặt phẳng toạ độ

Vẽ được hệ trục toạ độ Oxy, biểu diễn được toạ độ của một điểm lên hệ trục toạ độ.

2. Kĩ năng:

- Vẽ hệ trục tọa độ, biểu diễn được 1 điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết tọa độ của nó.

- Đọc được toạ độ của điểm trên mặt phẳng toạ độ

3. Thái độ:

- Chính xác khi vẽ, biểu diễn và tìm toạ độ của một điểm.

II/ Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ hình bài 35

- HS: Thước thẳng.

III/ Phương pháp dạy học:

- Phương pháp phân tích.

- Phương pháp quan sát

IV/ Tổ chức giờ học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Khởi động mở bài:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 32: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/12/2011 Ngày giảng: /12/2011 Tiết 32. Luyện tập I/ Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố lại các kiến thức về mặt phẳng toạ độ Vẽ được hệ trục toạ độ Oxy, biểu diễn được toạ độ của một điểm lên hệ trục toạ độ. 2. Kĩ năng: - Vẽ hệ trục tọa độ, biểu diễn được 1 điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết tọa độ của nó. - Đọc được toạ độ của điểm trên mặt phẳng toạ độ 3. Thái độ: - Chính xác khi vẽ, biểu diễn và tìm toạ độ của một điểm. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ hình bài 35 - HS: Thước thẳng. III/ Phương pháp dạy học: - Phương pháp phân tích. - Phương pháp quan sát IV/ Tổ chức giờ học: 1. ổn định tổ chức: 2. Khởi động mở bài: Kiểm tra bài cũ (5phút) ? Toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ được biểu diễn như thế nào. * áp dụng: Đánh dấu các điểm A(-1;2); B(3;1) trên mặt phẳng toạ độ - GV nhận xét và cho điểm - 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV: + Từ điểm đó ta kẻ đường với trục hoành, trục tung. Đó chính là toạ độ điểm của điểm mà ta cần tìm HĐ1: Biểu diễn các điểm trên hệ trục toạ độ Oxy (19phút) - Mục tiêu: Biểu diễn được 1 điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết tọa độ của nó. - Tiến hành: - Yêu cầu HS làm bài 33 ? Toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ được biểu diễn như thế nào. - Gọi 1 HS lên bảng biểu diễn điểm A; B; C khi biết toạ độ - GV nhận xét và chốt lại - Yêu cầu HS làm bài 36 - Gọi 1 HS lên bảng vẽ hệ trục toạ độ Oxy và đánh dấu các điểm : A (-4; -1); B(-2; -1); C (-2;-3); D(-4;-3) ? Tứ giác ABCD là hình gì - GV nhận xét và chốt lại - HS đọc và làm bài 33 - Từ điểm đó ta kẻ đường với trục hoành, trục tung. Đó chính là toạ độ điểm của điểm mà ta cần tìm - 1 HS lên bảng làm - HS lắng nghe và ghi vở - HS làm bài 36 - 1 HS lên bảng vẽ hệ trục toạ độ Oxy và đánh dấu các điểm A, B, C, D - Tứ giác ABCD là hình vuông - HS lắng nghe và ghi vở Dạng 1: Biểu diễn các điểm trên hệ trục toạ độ Oxy Bài 33 ( SGK- 67 ) Bài 36 ( SGK - 68 ) Tứ giác ABCD là hình vuông HĐ2. Đọc toạ độ các điểm (19phút) - Mục tiêu: HS đọc được toạ độ của điểm trên mặt phẳng toạ độ - Đồ dùng: Bảng phụ bài 35 - Các bước tiến hành: - Yêu cầu HS làm bài 34 ? Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu ? Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng bao nhiêu - GV treo bảng phụ hình 20 (SGK- 68) của bài 35 - Gọi 2 HS lên bảng viết toạ độ các đỉnh hình chữ nhật ABCD và tam giác PQR ? Muốn xác định toạ độ của một điểm làm thế nào - GV nhận xét và chốt lại cách xác định toạ của của một điểm - HS làm bài 34 - Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0 - Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng 0 - HS quan sát hình 20 - 2 HS lên bảng + HS1: Viết toạ độ các đỉnh hình chữ nhật ABCD + HS2: Viết toạ độ các đỉnh tam giác PQR - Từ một điểm trên mặt phẳng toạ độ: + Kẻ một đường thẳng vuông góc với trục Ox xác định hoành độ + Kẻ một đường thẳng vuông góc với trục Oy xác định tung độ - HS ghi nhớ Dạng 2: Đọc toạ độ các điểm Bài 34 ( SGK - 68 ) - Một điểm bất kỳ trên trục hoành có tung độ bằng 0. - Một điểm bất kỳ trên trục tung có hoành độ bằng 0. Bài 35 ( SGK - 68 ) A(0,5; 2) B(2; 2) C(2; 0) D(0,5; 0) P(-3, 3) Q(-1, 1) R(-3; 1) 4. Hướng dẫn về nhà (2phút) - Đọc phần có thể em chưa biết - Xem lại các bài tập đã chữa; Làm bài 37, 38 (SGK); Bài 47, 48 (SBT - 50) - HD: Bài 47 làm tương tự như bài 35 đã chữa Bài 38: Từ các điểm của các bạn trên MP toạ độ hạ đường vuông góc xuống cột chiều cao và so sánh

File đính kèm:

  • docTiet 32+.doc
Giáo án liên quan