A.MỤC TIÊU:
-Kiểm tra đánh giá nhận thức của HS về việc học và nắm các kiến thức về PT Bậc hai.
-Vận dụng thành thạo công thức nghiệm và công thức nghiệm thu gọn, hệ thức Vi-ét để giải các PT Bậc hai
B.CHUẨN BỊ:
-HS: Ôn tập các kiến thức của chương: Cách giải các bài tập về phương trình bậc hai. Hàm số y = ax2
-GV: Ra đề-Đáp án-Thang điểm.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 59: Kiểm tra một tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 59: Kiểm tra một tiết
Ngày giảng:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
A.Mục tiêu:
-Kiểm tra đánh giá nhận thức của HS về việc học và nắm các kiến thức về PT Bậc hai.
-Vận dụng thành thạo công thức nghiệm và công thức nghiệm thu gọn, hệ thức Vi-ét để giải các PT Bậc hai
B.Chuẩn bị:
-HS: Ôn tập các kiến thức của chương: Cách giải các bài tập về phương trình bậc hai. Hàm số y = ax2
-GV: Ra đề-Đáp án-Thang điểm.
C.Các hoạt động dạy học: Đề bài
I.Phần trắc nghiệm: (Điền vào chỗ ..... để được khẳng định đúng):
Bài 1: Đồ thị hàm số y = a.x2 (a # 0) là một .................................. đi qua gốc tọa độ và nhận trục Oy làm........................................ Đường cong đó được gọi là .................................... -Nếu a > 0 thì đồ thị...............................................,O(0;0) là điểm .............................................
-Nếu ........ thì đồ thị nằm phía dưới trục hoành Ox, O(0;0) là điểm ...........................................
Bài 2: Cho phương trình bậc hai: a.x2 + b.x + c = 0 (a # 0) và biệt thức ∆ = b2 - 4 a.c:
-Nếu ∆ > 0 thì .............................................................................................................................. -Nếu .......... thì phương trình có nghiệm kép x1= x2= - b/2a.
-Nếu ∆ < 0 thì ..............................................................................................................................
Bài 3: Đối với mỗi phương trình sau, ký hiệu x1 và x2 là hai nghiệm (nếu có). Không giải phương trình điền vào chỗ chống (...).
a. 2.x2 - 17.x +1= 0 ∆ =...................=................=.......;
x1+x2 =........=.........=....... ; x1.x2 =..........=..........=........
b. 25.x2 + 10.x +1= 0 ∆ =...................=................=.......;
x1+x2 =........=.........=....... ; x1.x2 =..........=..........=........
II.Phần Tự luận:
Bài 1: Cho hai hàm số y = x2 và y = -2.x + 3.
a. Vẽ các đồ thị của hai hàm số này trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy.
b. Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị .
Bài 2: Cho phương trình: 2.x2 + (2.m - 1).x + m2 - 2 = 0.
a. Tìm giá trị của m để phương trình có nghiệm x1= 2.
b. Dùng hệ thức Vi-ét để tìm nghiệm x2?
Đáp án - Thang điểm
I.Phần trắc nghiệm: (Điền vào chỗ ..... để được khẳng định đúng):
Bài 1( 1điểm): Đồ thị hàm số y = a.x2 (a # 0) là một đường cong đi qua gốc tọa độ và nhận trục Oy làm trục đối xứng Đường cong đó được gọi là Parabol
-Nếu a > 0 thì đồ thị nằm phía trên trục hoành Ox; O(0;0) là điểm cực tiểu.
-Nếu a < 0 thì đồ thị nằm phía dưới trục hoành Ox, O(0;0) là điểm cực đại
Bài 2(1 điểm): Cho Pt bậc hai: a.x2 + b.x + c = 0 (a # 0) và biệt thức ∆ = b2 - 4 a.c:
-Nếu ∆ > 0 thì Pt có hai nghiệm phân biệt: x1= ; x2=
-Nếu ∆ = 0 thì phương trình có nghiệm kép x1= x2= - b/2a.
-Nếu ∆ < 0 thì phương trình Vô nghiệm
Bài 3(1 điểm): a. 2.x2 - 17.x +1= 0 ∆ = b2 - 4 a.c =(-17)2 -4.2.1 =289-8 =281> 0;
x1+x2 =- = -; x1.x2 = ==0,5
b. 25.x2 + 10.x +1= 0 ∆ = b2 - 4 a.c =102 - 4.25.1 =100-100 = 0;
x1+x2 =- =--0,4; x1.x2 = = =0,04
II.Phần Tự luận:
Bài 1: Cho hai hàm số y = x2 và y = -2.x + 3.
a. Vẽ các đồ thị của hai hàm số này trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy.
b. Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị .
Bài giải:
a.ĐTHS y = -2.x + 3 là đường thẳng đi qua 2 điểm: A Oy: xA= 0yA = 3. A(0; 3) và điểm B Ox: yB = 0 -2xB +3 = 0xB =1,5 B(1,5; 0).Đồ thị HS y = x2 là Parabol đi qua gốc tọa độ, nhận Oy làm trục đối xứng. Vì hệ số a = 1> 0 nên Parabol này nằm phía trên trục Ox, nhận điểm O(0; 0) là điểm cực tiểu.Và đi qua các điểm:
Điểm
0,5
0,5
1
1,5
1,5
0,5
1
0,5
1
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
y =x2
9
4
1
0
1
4
9
C(-3; 9)
D(-2; 4)
E(-1; 1)
O(0;0)
E'(1; 1)
D'(2;4)
C'(3;9)
b.Xét phương trình: x2 = -2.x + 3 x2 +2.x - 3 = 0.
Ta có a + b + c = 1+2-3 = 0. Vậy PT có 2 nghiệm x1 = 1; x2= = -3
Với x1 = 1 => y1 = 1; x2= -3 => y2= 9. Vậy đường thẳng y=-2.x + 3 cắt Parabol y = x2 tại hai điểm C(-3; 9) và E'(1; 1)
Bài 2: Cho phương trình: 2.x2 + (2.m - 1).x + m2 - 2 = 0.
a. Tìm giá trị của m để phương trình có nghiệm x1= 2.
b. Dùng hệ thức Vi-ét để tìm nghiệm x2?
Bài giải:
a. Phương trình có nghiện x1= 2 => 2.4 + (2m-1).2 + m2 -2 =0
m2 + 4m + 4= 0 (m + 2)2 = 0 m = -2.
Vậy để Pt: 2.x2 + (2.m - 1).x + m2 - 2 = 0 có một nghiệm x1=2 thì m = -2
=>PT đã cho có dạng: 2.x2 -5.x + 2 = 0
b.Theo Vi-ét ta có x1+x2 =-= =2,5 x2 = 2,5- x1 = 2,5- 2 = 0,5.
File đính kèm:
- 59.doc