I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: - Học sinh được củng cố kiến thức về đa thức một biến, cộng, trừ đa thức một biến.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng sắp xếp đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến và tính tổng, hiệu của các đa thức
- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. CHUẨN Bị:
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ .
- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, hút dạ.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN
Pp:Nêu và giải quyết vấn đề,hợp tác trong nhóm nhỏ
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 62: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : /3/2009
Ngày giảng: /3/2009
Tiết 62: luyện tập
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: - Học sinh được củng cố kiến thức về đa thức một biến, cộng, trừ đa thức một biến.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng sắp xếp đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến và tính tổng, hiệu của các đa thức
- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ...
- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, hút dạ...
III.Các phương pháp cơ bản
Pp:Nêu và giải quyết vấn đề,hợp tác trong nhóm nhỏ
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức:
7A: /35 7B: /31 7C: /34
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Em hãy cho biết cách thực hiện công, trừ các đa thức một biến ? Làm bài tập 48 SGK.
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
3. Bài mới:
HS: Nêu cách cộng, trừ hai đa thức một biến.
HS: Làm bài tập 48 SGK trang 46
(2x3 – 2x + 1) – (3x2 + 4x – 1)
= 2x3 – 2x + 1 – 3x2 – 4x + 1
= 2x3 – 3x2 + (-2x – 4x) + (1 + 1)
= 2x3 – 3x2 – 6x + 2
Hoạt động 2: Bài tập luyện tập rèn luyện kỹ năng
Bài tập 49 SGK trang 46
Em hãy phát biểu khái niệm bậc của đa thức?
Tìm bậc của hai đa thức M, N ?
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
Bài tập 50 SGK trang 46
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm sau đó hai nhóm làm nhanh nhất lên bảng trình bày lời giải.
GV: Gọi 2 đại diện cho hai nhóm lên bảng trình bày lời giải.
GV: Nhận xét, chuẩn hoá và cho điểm.
Bài tập 51 SGK trang 46
GV: Gọi 1 HS lên bảng sắp xếp đa thức P(x) và Q(x) theo luỹ thừa tăng của biến.
GV: Gọi HS lên bảng thực hiện P(x) + Q(x) và P(x) – Q(x) = ?
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
Bài tập 52 SGK trang 46
GV: Gọi 3 HS lên bảng tính P(-1); P(0); P(4)
GV: Nhận xét và cho điểm.
HS: Phát biểu khái niệm bậc của đa thức.
HS: Trả lời
M là đa thức bậc hai; N là đa thức bậc 4 vì hạng tử x2y2 có bậc cao nhất là 4.
HS: Hoạt động theo nhóm làm bài tập 50
Nhóm 1: Thu gọn và tính N + M
N = 15y3 + 5y2 – y5 -5y2 – 4y3 – 2y
= -y5 + 11y3 – 2y
M = y2 + y3 -3y + 1 –y2 + y5 – y3 + 7y5
= 8y5 – 3y + 1
N + M = 7y5 + 11y3 – 5y + 1
Nhóm 2: Thu gọn và tính N – M
N – M = -9y5 + 11y3 + y – 1
HS: Lên bảng sắp xếp.
P(x) = 3x2 – 5 + x4 – 3x3 – x6 – 2x2 – x3
= -5 + x2 – 4x3 + x4 - x6
Q(x) = x3 + 2x5 – x4 + x2 – 2x3 + x – 1
= -1 + x + x2 – x3 – x4 + 2x5
P(x)+Q(x) = -6 + x + 2x2 – 5x3 + 2x5 – x6
P(x)- Q(x) = -4 - x – 3x3 + 2x4 – x5 – x6
HS: Nhận xét bài làm của bạn
HS: Tính giá trị của đa thức.
P(-1) = (-1)2 – 2(-1) – 8 = -5
P(0) = -8
P(4) = 42 – 2.4 – 8 = 0
4: Củng cố bài
GV: Cho HS làm bài tập 53 SGK trang 46
GV: Gọi 2 HS lên bảng tính P(x) – Q(x) và Q(x) – P(x). Nhận xét hai đa thức tìm được
GV: Tổng kết và rút kinh nghiệm bài làm của HS và chỉ ra một số sai sót hay mắc phải và cách khắc phục.
HS: Lên bảng tính:
P(x) – Q(x) = 4x5 – 3x4 – 3x3 + x2 + x – 5
Q(x) – P(x) = -4x5 + 3x4 + 3x3 - x2 - x + 5
Nhận xét: P(x) – Q(x) = -( Q(x) – P(x) )
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới
- Làm các bài tập trong SBT
- Đọc và nghiên cứu trước bài “ nghiệm của đa thức một biến ”
bừ
File đính kèm:
- tiet 62ds.doc