I>Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu định lí là gì.
- Biết cấu trúc của một định lí.
- Hiểu thế nào là chứng minh một định lí.
2. Kỹ năng:
- Biết đưa một định lí về dạng: “Nếu thì ”
3. Tư duy:
- Làm quen với mệnh đề lôgic p q
II>Chuẩn bị:GV: Giáo án, SGK, thướt thẳng bảng phụ, ghi ND BT
HS: Thuộc những tính chất đã học, xem bài trước.
III> Phương pháp dạy học:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết:12 - Bài7: định lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:12 Bài7: ĐỊNH LÍ
Tuần: 6
I>Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu định lí là gì.
Biết cấu trúc của một định lí.
Hiểu thế nào là chứng minh một định lí.
Kỹ năng:
Biết đưa một định lí về dạng: “Nếu … thì …”
Tư duy:
Làm quen với mệnh đề lôgic p q
II>Chuẩn bị:GV: Giáo án, SGK, thướt thẳng bảng phụ, ghi ND BT
HS: Thuộc những tính chất đã học, xem bài trước.
III> Phương pháp dạy học:
Vấn đáp, luyện tập và thực hành, tình huống có vấn đề, hoạt động theo nhóm nhỏ.
IV>Tiến trình lên lớp:
Ổn định
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra: - Gọi 2 hs lên kiểm tra.
- Yêu cầu hs cả lớp theo dõi rồi nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Chốt: Nhắc lại:
+ Tiên đề Ơ-clit.
+Tính chất hai đường thẳng song song.
Hoạt động 2:Định lí:
- Thông báo “thế nào là một định lí” và ghi bảng.
Cho hs nhắc lại 3 tính chất đã học ở bài 6.
Lưu ý: Khi hs phát biểu, gv ghi lại 3 tính chất lên bảng để sau đó hs phát biểu lại dưới dạng “Nếu … thì …”.
- Yêu cầu hs lấy thêm ví dụ về các định lí đã học.
- GV vẽ hình lên bảng và hỏi:
- Trong định lí trên, điều đã cho là gì ?
Đó được gọi là phần giả thiết(GT).
-Điều phải suy ra là gì ?
Đó được gọi là phần kế luận(KL).
-GV:Trong một đinh lí, điều cho biết là giả thiết và điều suy ra là
kết luận của định lí.
- Vậy mỗi định lí gồm mấy phần ? là những phần nào ?
-Mỗi định lí đều có thể phát biểu được dưới dạng “Nếu … thì …”. Phần nằm giữa từ “nếu” và “thì” là phần giả thiết; Phần sau từ thì là kết luận.
-Yêu cầu hs phát biểu 3 tính chất trên bảng lại dưới dạng “Nếu … thì …”. Và xác định phần giả thiết , kết luận.
Cho hs làm ?2 (tr100)
- Gọi 1 hs đứng tại chỗ trả lời câu a, 1 hs khác lên bảng làm câu b.
- Yêu cầu hs làm bt49 (tr101)
Hoạt động 3:Luyện tập:
Sử dụng bảng phụ ghi bài tập sau:
Trong các mệnh đề tóan học sau, mệnh đề nào là định lí ? Nếu là định lí thì hãy vẽ hình minh họa và lập giả thiết, kết luận bằng kí hiệu.
1.Khoảng cách từ trung điểm đoạn thẳng tới mỗi đầu đoạn thẳng bằng nửa độ dài đoạn thẳng đó.
2.Hai tia phân giác của hai góc kề bù tạo thành một góc vuông.
3.Tia phân giác của một góc tạo với hai cạnh của góc hai góc có số đo bằng nửa số đo góc đó.
4.Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng tạo thành một cặp góc sole trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.
-(Chốt): Vậy một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng, đó là định lí.
+Trong định lí luôn có GT-KL
+Khi viết GT-KL ta cần ghi dưới dạng kí hiệu toán học.
HS1:
-Phát biểu tiên đề Ơ-clit, vẽ hình:
HS2:
+ Phát biểu tính chất hai đường thẳng song song (tr93-sgk).
+ Chỉ ra một cặp góc sole trong, một cặp góc đồng vị, một cặp góc trong cùng phía.
HS khác nhận xét.
Cả lớp ghi bài.
Làm ?1(tr99)
3 hs lần lượt nhắc lại 3 định lí (tính chất) ở bài6:
+ Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
+ Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
+ Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
HS: “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau” …………
Ô1 và Ô2 đối đỉnh. (GT).
Ô1 = Ô2 (KL).
Mỗi định lí gồm 2 phần:
+GT: là những điều cho trước.
+KL: những điều cần suy ra.
Cả lớp ghi bài.
3 hs lần lượt phát biểu 3 tính chất trên bảng lại dưới dạng “Nếu … thì …”. Và xác định phần giả thiết , kết luận.
HS1(tb): trả lời câu a.
HS2(kh): lên bảng làm câu b.
2 hs(tb) lần lượt trả lời miệng- chỉ ra giả thiết, kết luận trong các định lí.
HS lần lượt trả lời và lên bảng vẽ hình, ghi giả thiết,kết luận.
HS1 : -Là một định lí.
-Vẽ hình, ghi GT, KL
HS2 : -Là một định lí.
-Vẽ hình, ghi GT, KL
HS3 : -Là một định lí.
-Vẽ hình, ghi GT, KL
HS4 : -Là một định lí.
-Vẽ hình, ghi GT, KL
HS1: Phatù biểu tiên đề Ơ-clit, vẽ hình minh hoạ.
HS2: Phát biểu tính chất hai đường thẳng song song, vẽ hình minh hoạ và chỉ ra một cặp góc sole trong, một cặp góc đồng vị, một cặp góc trong cùng phía.
1. Định lí:
Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng.
?1
Ví dụ: “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”
Định lí trên có thể phát biểu lại như sau:
“Nếu hai góc là đối đỉnh thì hai góc đó bằng nhau”.
- Phần nằm giữa từ “nếu” và “thì” là phần giả thiết.
- Phần sau từ thì là phần kết luận.
Bài tập ?2 (tr100)
a)GT: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba.
KL: Chúng song song với nhau.
b)
GT a//c ; b//c
KL a//b
HS1 :
GT M là trung điểm
của AB.
KL MA=MB=AB
HS2 :
xÔz kề bù zÔy
On là phân giác xÔz
GT Om là phân giác zÔy
KL nÔm =900
HS3 :
GT Ot là phân giác xÔy
KL xÔt = tÔy = xÔy
GT ca = { A };
cb = { B };
Â1 = B1
KL yÔx’=x’Ôy’
=y’Ôx’=900
Hoạt động 4: Dặn dò:
-Học bài nắm vững định lí là gì;
-Phân biệt được giả thiết, kết luận của định lí;
-Soạn câu trả lời cho các câu hỏi ôn tập (trang 102,103-sgk)\
-Làm bài tập 50, 51, 52 (trang 101-SGK) + bài tập 41, 42 (trang 81-SBT)
Hướng dẫn:
+Bài tập 51: Định lí này ở bài 6
+Bài tập 52: Vẽ hình 36 vào vở rồi thực hiện theo yêu cầu trong sgk.
+Bài tập 41,42: Trình bày lại trong vở bài tập.
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- TIET12.doc.DOC