I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Biết được khái niệm hàm số .
- Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượn kia hay không trong những cách nào ( bằng bảng, bằng công thức ) cụ thể và đơn giản
2. Kĩ năng.
- Có kĩ năng tìm giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số
3. Thái độ
- Rèn đức tính cẩn thận, chính xác .
II. Chuẩn bị
1. GV: Thước thẳng, phấn màu
2. HS: đồ dùng học tập, ôn bài cũ
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Tiết PPCT: 29
Ngày soạn: 06.12.09
Ngày dạy: 07.12.09
§5. HÀM SỐ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Biết được khái niệm hàm số .
- Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượn kia hay không trong những cách nào ( bằng bảng, bằng công thức ) cụ thể và đơn giản
2. Kĩ năng.
- Có kĩ năng tìm giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số
3. Thái độ
- Rèn đức tính cẩn thận, chính xác .
II. Chuẩn bị
1. GV: Thước thẳng, phấn màu
2. HS: đồ dùng học tập, ôn bài cũ
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số ví dụ về hàm số
-GV: Giới thiệu một số ví dụ thực tế
-GV: Yêu cầu HS đọc các ví dụ 1 và ví dụ SGK
-HS: Đọc đề
-GV: Yêu cầu HS dự vào ví dụ 2 SGK làm ?1
-HS: Thực hiện
-GV: Nhận xét và sửa chữa
-GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ 3
-HS: Đọc đề
-GV: Yêu cầu HS thực hiện ?2
-HS: Thực hiện
-GV: Nhận xét, sửa chữa
-GV: Nhiệt độ T phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian t ?
Với mỗi giá trị của t ta xác định được bao nhiêu giá trị của T
-GV: Yêu cầu HS đọc nhận xét SGK
-GV: Các giá trị phụ thuộc như vậy gọi là gì? Ta sang phần 2
1. Một số ví dụ về hàm số
Ví dụ 1. Sgk
Ví dụ 2: Sgk
?1: Khi V = 1 thì m = 7,8
V = 2 thì m = 15,6
V = 3 thì m = 23,4
V = 4 thì m = 31,2
Ví dụ 3:
?2
v
5
10
25
50
t
10
5
2
1
Nhận xét: (SGK)
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hàm số.
-GV: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số
-HS: Nhắc lại định nghĩa hàm số
-GV: Ở ví dụ 1 cung là một hàm số, ở ví dụ 2 cũng là một hàm số
-GV: Vậy hàm số được cho bằng mấy cách
-HS: Trả lời
-GV: Đưa ra nhận xét thứ 2
-GV: Giới thiệu hàm hằng
-GV: Giới thiệu cách biểu diễn y = f (x);
y = g(x)…
-GV: Đưa ra ví dụ
-GV: Yêu cầu HS đưa ra ví dụ
-HS: Trình bày
2. Khái niệm hàm số
Khái niệm hàm số:
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng tthay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số
Chú ý
Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm hằng.
- Hàm số có thể được cho bằng bảng (như trong ví dụ 1), bằng công thức (như trong các ví dụ 2 và 3)…
- Khi y là hàm số của x ta có thể viết y = f(x), y = f (x)…
Ví dụ: y = 2x + 3 có thể viết y= f(x)= 2x + 3
Khi x = 3 thì giá trị của y là 9. Ta viết f(3)=9
3. Củng cố.
Bài 24/63 Sgk
Đại lượng y là hàm số của đại lượng x
Bài 25/64 Sgk
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo Sgk
- BTVN: 26, 27 tr64 Sgk
- Chuẩn bị tiết luyện tập
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần: 15
Tiết PPCT: 30
Ngày soạn: 07.12.09
Ngày dạy: 08.12.09
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Củng cố, luyện tập khái niệm về hàm số, tính giá trị của y khi biết giá trị của x
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của y khi biết giá trị của x
3. Thái độ
- Rèn đức tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị
1. GV: Thước thẳng, phấn màu
2. HS: đồ dùng học tập
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi: Trình bày khái niệm hàm số. Tính giá trị của hàm số y = 2x + 1 biết x =1
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Bài 27/64 Sgk
-GV: Yêu cầu HS đọc đề bài 27
-HS: Đọc đề
-GV: Yêu cầu HS xem bảng và làm trả lời câu hỏi SGK
-HS: Thực hiện theo hướng dẫn
-GV: y = 15/x
-GV: Yêu cầu HS thực hiện tương tự câu b
-GV: Yêu cầu HS nêu cách tính các giá trị của y khi biết giá trị của x
-HS: Trình bày
Bài 27/64 Sgk
a. Đại lượng y là hàm số của đại lượng x vì mỗi giá trị tương ứng của y đều bằng 15/ x
b. Đại lượng y là hàm số của đại lượng x vì mỗi giá tri tương ứng của y đều bằng 0x + 2
Bài 28/64 Sgk
-GV: Yêu cầu HS làm bài 28
-HS: Lên bảng thực hiện
-GV: Yêu cầu HS nhận xét
-HS: Nhận xét
-GV: Nhận xét
-GV: Củng cố các kiến thức về định nghĩa hàm số và cách tính giá trị của y khi biết giá trị của x
Bài 28/64 Sgk: Cho hàm số y = f(x) =
a. f(5) =
f (-3) =
b.
x
-6
-4
-3
2
5
6
12
f(x) =
-2
-3
-4
6
2,4
2
1
Bài 29/64 Sgk
-GV: Yêu cầu HS thực hiện giải bài tập 29
-HS: Thực hiện
-GV: Yêu cầu cả lớp nhận xét
-HS: Nhân xét
-GV: Nhận xét, sửa chữa
-GV: Yêu cầu HS nhận xét lại cách tính y
-GV: Yêu cầu HS trình bày miệng bài tập 30
-HS: Trình bày
-GV: Nhận xét, củng cố
Bài 29/64 Sgk: y = f(x) = x2 – 2.
Ta có: f(2) = 22 – 2 = 4 – 2 = 2
f(1) = 12 – 2 = 1 – 2 = -1
f(0) = 02 – 2= - 2
f(-1) = (-1)2 – 2 = 1 – 2 = -1
f(-2) = (-2)2- 2 = 4 – 2 = 2
Bài 31/64 Sgk
-GV: Gọi HS lên điền vào bảng bài 31
-HS: Thực hiện
-GV: Yêu cầu cả lớp làm vào vở
-HS: Thực hiện
-GV: Yêu cầu HS cả lớp nhận xét và sửa chữa
-HS: Nhận xét
-GV: Nhận xét và củng cố
Bài 31/64 Sgk: y= x
x
-0,5
-3
0
4,5
9
y
-2
0
3
6
4. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các bài đã giải.
- Đọc trước bài mới “Mặt phẳng tọa độ”
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần: 16
Tiết PPCT: 31
Ngày soạn: 09.12.09
Ngày dạy: 11.12.09
§6. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- HS thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng, biết vẽ hệ trục tọa độ
- Biết xác định tọa độ một điểm trên hệ trục tọa độ
- Biết xác định một điểm trên hệ trục tọa độ khi biết tọa độ của nó
2. Kĩ năng.
- Có kĩ năng vẽ hệ trục tọa độ, vẽ một điểm khi biết tọa độ của nó
3. Thái độ
- Rèn đức tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị
1. GV: Thước thẳng, SGK, giáo án
2. HS: Thước thẳng, SGK.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1.
-GV: Yêu cầu HS đọc hai ví dụ SGK
-HS: Đọc bài
-GV: Giới thiệu lại các ví dụ
Trong toán, để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng người ta thường dùng một cặp gồm hai số. Làm thế nào để có hai cặp số đó?
Ta đi vào phần 2
1. Đặt vấn đề
Các ví dụ (SGK)
Hoạt động 2. Tìm hiểu mặt phẳng tọa độ
-GV: Giới thiệu vẽ hai trục số Ox và Oy vuông góc với nhau. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy
Giới thiệu các trục tọa độ
Giới thiệu O là gốc tọa độ của hệ trục tọa độ Oxy
-GV: Giới thiệu các góc phần tư và thứ tự của nó
-GV: Yêu cầu HS đọc phần chú ý SGK
-GV: Yêu cầu HS trình bày lại các trục tọa độ, các góc phần tư của hệ trục tọa độ
2. Mặt phẳng tọa độ
Ox gọi là trục hoành
Oy gọi là trục tung
Ox là trục nằm ngang
Oy là trục thẳng đứng
Giao điểm O biểu diễn số 0 gọi là gốc tọa độ mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy
Hai trục tọa độ chia mặt phẳng thành bốn góc: Góc phần tư thứ I, II, III, IV theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ
Chú ý: Sgk tr66
Hoạt động 3. Tìm hiểu tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tạo độ
-GV: Hướng dẫn HS lấy 1 điểm P bất kì vẽ từ P các đường thẳng vuông góc với Ox và Oy. Giả sử, các đường vuông góc này cắt Ox tại 1,5 và cắt Oy tại 3. Khi đó cặp số (1,5;3) gọi là tọa độ điểm P và kí hiệu P(1,5; 3)
1,5 gọi là hoành độ của điểm P
3 gọi là tung độ của điểm P
-GV: Vẽ tọa độ điểm P ( 2;3)
Yêu cầu HS vẽ điểm Q(3;2)
-HS: Thực hiện
-GV: Yêu cầu HS nhận xét
-HS: Nhận xét
-GV: Yêu cầu HS trong điểm P và Q, x là bao nhiêu và y là bao nhiêu
-GV: Giới thiệu phần tổng quát SGK
-GV: Yêu cầu HS làm ?2
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại trục nào là trục tung, trục hoành, cách xác định tọa độ của một điểm
3. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tạo độ
P( 1,5; 3)
1,5 là hoành độ
3 gọi là tung độ
?1
Trên mặt phẳng tọa độ
- Mỗi điểm M xác định một cặp số (x0;y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0;y0) xác định một điểm M
- Cặp số (x0;y0) gọi là tọa độ điểm M, x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M
- Điểm M có tọa độ (x0;y0) được kí hiệu là M(x0;y0).
?2
Tọa độ điểm O(0;0)
3. Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo Sgk
- BTVN: 32, 33 tr 67 Sgk
- Chuẩn bị tiết luyện tập
IV. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- T15.DS7.HKI.doc