I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS :
- Hiểu được vai trò quan trọng của cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luỵên của lớp
- Có kỹ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
- Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực , lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung:
- Báo cáo tổng kết hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp sau 1 năm học.
-Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới (lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng, tổ phó, cán sự bộ môn)
2. Hình thức họat động :
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bỏ phiếu bầu hoặc lấy biểu quyết (giơ tay).
60 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán hoc 8 (chi tiết) - Tiết 1 đến tiết 36, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Ngày 10/9/2012
Chủ điểm tháng 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
BẦU CÁN BỘ LỚP
********
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS :
- Hiểu được vai trò quan trọng của cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luỵên của lớp
- Có kỹ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
- Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực , lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung:
- Báo cáo tổng kết hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp sau 1 năm học.
-Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới (lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng, tổ phó, cán sự bộ môn)
2. Hình thức họat động :
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bỏ phiếu bầu hoặc lấy biểu quyết (giơ tay).
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
- Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm vừa qua.
- Phiếu bầu (nếu có) - Thùng đựng phiếu bầu
- Phấn, viết - Một vài tiết mục văn nghệ, trò chơi.
- Thể lệ bỏ phiếu, quy định của người trúng cử.
2. Tổ chức :
- GVCN: họp với cán bộ lớp để xây dựng báo cáo về kết quả hoạt động của năm học trước, dự kiến tiêu chuẩn cán bộ lớp và thống nhất chương trình hoạt động.
- Phân công : Lớp trưởng báo cáo kết quả h. động của cán bộ lớp năm học trước.
+ Phân công thư ký (Ghi nhận kết quả).
+ Chuẩn bị thùng phiếu và phiếu bầu.
+ Dự kiến ban kiểm phiếu và trưởng ban kiểm phiếu.
+ Phân công tổ, nhóm vệ sinh, trang trí lớp.
+ Phân công người mời đại biểu.
IV. Tiến trình hoạt động:
1. Phần mở đầu (5’)
- Hát tập thể “Lớp chúng mình đoàn kết”
- Tuyên bố lý do của buổi hoạt động.
- Giới thiệu đại biểu, thư ký, ban kiểm phiếu.
- Giới thiệu chương trình theo trình tự.
2. Phần hoạt động :
a. Hoạt động 1: (15’)
- Lớp trưởng báo cáo kết quả hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp cũ.
- Cả lớp thảo luận góp ý về những mặt làm được và những tồn tại trong năm qua
-Người điều khiển chương trình bắt giọng hát tập thể“Mùa thu ngày khai trường”
b. Hoạt động 2: (20’)
- Bầu cán bộ lớp mới.
- Người điều khiển chương trình yêu cầu thảo luận để thống nhất tiêu chuẩn của một cán bộ lớp.
- Các thành viên trong lớp dựa vào các tiêu chuẩn để chọn cán bộ lớp.
- Thư ký ghi tên các bạn tự ứng cử (nếu có) và các bạn được đề bạt.
- Người điều khiển phát phiếu hoặc biểu quyết.
- Người điều khiển nêu thể lệ.
- Ban kiểm phiếu công bố kết quả.
- Thư ký ghi nhận kết quả lên bảng.
- Người điều khiển chương trình đọc danh sách các bạn trúng cử, chức vụ.
- Lớp trưởng mới thay mặt cán bộ lớp lên phát biểu ý kiến và hứa hẹn với lớp.
- GVCN phát biểu ý kiến, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp mới.
V. Kết thúc hoạt động : (5’)
- Người điều khiển chương trình nhận xét chung và cám ơn đại biểu đến dự.
1/ Nhận xét :
Người điều khiển chương trình mời GVCN lên nhận xét và đánh giá buổi sinh hoạt.
2/ Dặn dò:
Các em về nhà chuẩn bị hoạt động 2 “Tôi là học sinh lớp 8”
Chủ điểm tháng 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tiết 2
Ngày 10/9/2012
TRAO ĐỔI VỀ NHIỆM VỤ NGƯỜI HỌC SINH LỚP 8
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS :
- Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp tám.
- Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.
- Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung:
- Xác định vị trí quan trọng của năm học lớp tám.
- Những nhiệm vụ trong năm học này.
- Những biện pháp thực hiện tốt nhiệm vụ năm học
2. Hình thức họat động :
- Trao đổi thảo luận.
- Văn nghệ xen kẽ kết hợp trò chơi.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
- Bản nội quy và nhiệm vụ năm học của nhà trường. GVCN chuẩn bị cho mỗi tổ một bản tóm tắt nội quy và nhiệm vụ năm học.
- Câu hỏi thảo luận.
1)Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8? (vị trí, vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8)
2) Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? Vì sao?
3) Để làm tốt những nhiệm vụ đó theo bạn phải có những biện pháp nào? (Chủ quan và khách quan).
- Một số tiết mục văn nghệ, trò chơi
2. Tổ chức :
- GVCN yêu cầu mỗi học sinh tự nghiên cứu trước nội quy và nhiệm vụ năm học, liên hệ thực tế của bản thân là học sinh lớp 8 phải rèn luyện và học tập như thế nào?
- GVCN hội ý với cán bộ lớp để phân công chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động như sau:
+ Thống nhất chương trình thảo luận tổ, lớp, các tổ trình bày kết quả thảo luận. Giữa các hoạt động có xen các tiết mục văn nghệ hoặc trò chơi.
+ Phân công người điều khiển chương trình, các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ.
+ Phân công trang trí bảng, sắp xếp bàn ghế, ban giám khảo, thư ký
IV. Tiến trình hoạt động:
1. Phần mở đầu (5’)
- Hát tập thể “Bốn phương trời”
- Tuyên bố lý do: Đã qua 2 năm học của lớp cấp 2, với thành quả chúng ta đạt được trong năm qua, năm nay chúng ta bước sang lớp 8, là lớp tiền đề của năm học gần cuối cấp. Như vậy chúng ta là học sinh lớp 8 có những suy nghĩ gì? Cần phấn đấu như thế nào để đạt kết quả tốt, đây là lý do của buổi sinh hoạt ngày hôm nay.
- Giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu chương trình : gồm có 4 phần
+ Phần 1: Thảo luận theo tổ (5’)
+ Phần 2: Báo cáo kết quả thảo luận của tổ mình (5’)
+ Phần 3: Thảo luận nhóm (15’)
+ Phần 4: Làm việc cá nhân về biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học (10’)
- Giới thiệu Ban giám khảo gồm có : . . . . . . . . . . .
- Giới thiệu thư ký : . . . . . . . . . . . .
2. Phần hoạt động : (35’)
a. Hoạt động 1: Thảo luận tổ ( 5’)
- Người điều khiển chương trình phát cho mỗi tổ một tờ giấy để thảo luận và ghi lại kết quả của tổ để lên trình bày
- Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi 1 và 2.
- Thư ký ghi 2 câu hỏi này lên bảng để cả lớp cùng thảo luận.
- Người điều khiển chương trình chia cả lớp thành 4 tổ : Hai tổ thảo luận 1 câu hỏi. Sau đó mỗi tổ cử một đại diện lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các tổ thảo luận xong người điều khiển chương trình bắt giọng cho các bạn hát một bài hát tập thể.
- Thư ký và Ban giám khảo làm việc (Cho điểm)
b. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận của tổ ( 5’)
- Người điều khiển chương trình mời các tổ lên báo cáo kết quả thảo luận của tổ.
- Người điều khiển chương trình tổ chức trò chơi.
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (15’)
- Sau khi các tổ báo cáo xong người điều khiển chương trình yêu cầu cả lớp cùng trao đổi, biểu thị đồng tình hoặc bổ sung thêm ý kiến cho tổ bạn.
- Thư ký ghi nhanh ý kiến bổ sung vào giấy và đánh dấu những ý trùng lặp, đưa cho người điều khiển chương trình
- Cuối cùng người điều khiển chốt lại các ý kiến đã thống nhất và kết luận.
- Người điều khiển chương trình bắt giọng cho các bạn hát một bài hát tập thể.
d. Hoạt động 4 (10’)
- Làm việc cá nhân về các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học.
Câu hỏi : Theo bạn để thực hiện tốt các nhiệm vụ của người học sinh lớp 8 cần phải có các biện pháp gì?
- Người điều khiển chương trình cho các bạn đưa ra ý kiến của mình để rút ra biện pháp tối ưu. Sau đó người điều khiển chương trình tổng kết lại.
- Tiết mục văn nghệ
V. Kết thúc hoạt động :
- GVCN phát biểu ý kiến và động viên cả lớp
- Người điều khiển chương trình nhận xét kết quả hoạt động.
1/ Nhận xét :
GVCN nêu khái quát vị trí, nhiệm vụ của năm học và động viên học sinh phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
2/ Dặn dò:
Dặn dò: nội dung hoạt động tiếp theo: “Làm thế nào để học tốt”
Tiết 3
Ngày 7/10/2012
Chủ điểm tháng 10 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Thảo luận
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT THEO LỜI BÁC DẠY?
***********
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS :
- Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp khoa học để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn.
- Khiêm tốn học hỏi, có thái độ tích cực.
- Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp đỡ nhau học tốt.
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung:
- Nội dung và ý nghĩa của việc “học tập tốt”.
- Các kinh nghiệm để học tốt các môn học.
- Các phương pháp cụ thể giúp học tốt các môn học.
2. Hình thức họat động :
Trao đổi và thảo luận chủ đề “Làm thế nào để học tập tốt”.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
- Ghi sẵn các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi thảo luận.
- Giấy khổ lớn và viết.
- Phần thưởng, bong bóng.
2. Tổ chức :
- Thống nhất nội dung với học sinh, yêu cầu hình thức hoạt động.
- Yêu cầu mỗi học sinh đều chuẩn bị báo cáo về kinh nghiệm và phương pháp học tập.
- Phân công:
+ Điều khiển chương trình:
+ Điều khiển văn nghệ:
+ Ban giám khảo:
+ Trang trí lớp:
+ Sắp xếp bàn ghế:
IV. Tiến trình hoạt động:
1. Phần mở đầu (5’)
- Hát bài hát tập thể: “Buổi họp mặt”.
- Tuyên bố lý do: Trong học tập, yếu tố quan trọng là phải có phương pháp học tập đúng đắn thì mới đạt kết quả cao. Trong chúng ta mỗi người có phương pháp học tập riêng của mình. Mỗi người chúng ta ai cũng muốn học tốt nhưng không phải ai cũng làm được. Như vậy, muốn học tốt phải làm như thế nào? Đó là lí do của buổi sinh hoạt ngày hôm nay.
- Giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu thành phần ban giám khảo và thư kí.
- Hát bài hát tập thể “Lớp chúng mình”.
2. Phần hoạt động : Giới thiệu chương trình gồm 3 phần:
a. Hoạt động 1: ( 15’)
- Câu hỏi quyết đoán
- Người điều khiển chương trình nêu thể lệ chọn câu đúng nhất.
- Sau đó, đọc câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ 15 giây. Xong các tổ lần lượt giơ tay trả lời
Câu 1: Môn toán: (5 điểm)
Tổng số đo các góc của hình lục giác bằng:
a. 180o c. 540o b. 360o d. 720o
Câu 2: Môn văn: (5 điểm)
Tác giả bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là ai?
a. Nguyễn Trãi c. Trần Quang Khải
b. Lý Bạch d. Đỗ Phủ
Câu 3: Môn Anh văn (5 điểm)
Nam enjoys ……………..football
a. to play b. playing c. plays
Câu 4: Môn Lịch sử: (5 điểm)
Ngô Quyền lên ngôi hoàng đêù vào năm nào?
a. 938 c. 937 b. 939 d. 940
b. Hoạt động 2: ( 10’) Hái hoa dân chủ.
Người điều khiển chương trình nêu thể lệ, mỗi tổ đại diện 1 bạn lên bốc thăm trả lời theo yêu cầu câu hỏi. Suy nghĩ 30 giây trả lời nếu đúng đạt (10 điểm). Nếu sau 30 giây trả lời không được đội khác bổ sung trong vòng 30 giây nếu đúng đạt (5 điểm).
Câu 1: Môn toán: Tính nhanh.
722 + 2.72.28 + 282 = (72 + 28)2 = 10.000
Câu 2: Môn văn.
Đọc bài thơ “Qua đèo ngang” và cho biết tác giả?
Câu 3: Môn Anh văn:
Hãy tự giới thiệu tên của mình bằng tiếng Anh?
Câu 4: Môn Địa lí:
Diện tích của châu Á là bao nhiêu?
-> Diện tích Châu Á là 44,4 triệu km2
c. Hoạt động 3: Câu hỏi thảo luận (10’)
1. Làm thế nào để học tốt môn toán?
2. Làm thế nào để học tốt môn văn?
3. Theo bạn như thế nào là học tốt?
4. Để học tốt môn ngoại ngữ ta phải làm gì?
- Ban giám khảo cho điểm, thư kí ghi điểm kết quả cuộc thi. Xong thư kí tiếp tục tổng kết số điểm và xếp hạng.
- Người điều khiển chương trình công bố kết quả của từng tổ.
- Trong thời gian chờ đợi thư kí làm việc mời 1 bạn lên hát, văn nghệ.
V. Kết thúc hoạt động :
1. Nhận xét:
Mời giáo viên lên nhận xét và đánh giá kết quả.
2. Dặn dò:Chuẩn bị tuần sau hoạt động “Lễ giao ước thi đua”
Tiết 4
Ngày 15/10/2012
Chủ điểm tháng 10 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA
*********
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS :
- Giúp học sinh nhận thức, hiểu lời dạy của Bác, nội dung và ý nghĩa của việc giao ước thi đua
- Có ý thức thi đua lành mạnh, có thái độ, động cơ học tập tốt.
- Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực.
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung:
- Những lời Bác dạy về học tập, rèn luyện.
- Các chỉ tiêu về học tập, rèn luyện đạo đức của lớp.
- Các biện pháp để thực hiện giao ước thi đua.
2. Hình thức họat động :
- Các tổ cá nhân giao ước thi đua.
- Thảo luận về các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện.
- Tổ chức văn nghệ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
- Thư bác Hồ gửi học sinh năm 1945 và 1968.
- Các bản đăng kí giao ước thi đua (của cá nhân, tổ, lớp) với nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể.
- Phương tiện trang trí: giấy, bút, phấn màu, chậu hoa.
2. Tổ chức :
- Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung, yêu cầu và kế hoạch tổ chức hoạt động “Lễ giao ước thi đua” cho cả lớp.
- Phân công, giúp đỡ cán bộlớp và học sinh chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động như:
+ Xây dựng các nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu.
+ Xây dựng chuẩn và thang đánh giá.
- Cử người điều khiển chương trình, người phụ trách văn nghệ.
- Cử người trang trí kẻ tiêu đề, thư kí ghi biên bản.
IV. Tiến trình hoạt động:
1. Phần mở đầu (5’)
- Hát bài hát tập thể: “Bốn phương trời”.
- Tuyên bố lý do:
- Giới thiệu đại biểu, thư kí.
- Giới thiệu chương trình gồm có:
+ Giao ước thi đua (10’)
+ Thảo luận (20’)
+ Chương trình văn nghệ (5’)
2. Phần hoạt động :
a. Hoạt động 1: Người điều khiển chương trình nêu thể lệ giao ước thi đua và lần lược mời các tổ trưởng thay mặt tổ lên giao ước thi đua.
- Thể lệ: Các tổ lập biên bản giao ước thi đua của tổ có chữ kí của các tổ viên. Tổ trưởng ghi lên giao ước thi đua cần nêu rõ nội dung, các biện pháp thực hiện và kí giao ước thi đua với lớp.
- Tổ trưởng giao ước thi đua xong có thể mời tổ viên của tổ mình lên giao ước thi đua cá nhân.
- Sau khi các tổ trưởng giao ước thi đua xong người điều khiển chương trình mời lớp trưởng lên trình bày tóm tắt “chương trình thi đua của lớp” gồm các chỉ tiêu cụ thể về học tập, rèn luyện đạo đức và đề xuất một số biện pháp thực hiện.
* Về học tập:
- Chỉ tiêu phấn đấu:
Giỏi
Khá
Trung bình
yếu
30%
50%
20%
0%
- Biện pháp thực hiện:
+ Mỗi học sinh tự phấn đấu học tập là chủ yếu.
+ Cán sự bộ môn hỗ trợ giúp đỡ những học sinh yếu, kém.
+ Học nhóm, học tổ, học kèm.
* Về rèn luyện đạo đức:
- Chỉ tiêu phấn đấu:
Tốt
Khá
Trung bình
yếu
80%
20%
0%
0%
- Biện pháp thực hiện:
Thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy, biết tôn trọng ông bà, cha ẹ, thầy cô và bạn bè, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô.
b. Hoạt động 2: Thảo luận ( 20’)
- Thảo luận về các chỉ tiêu phấn đấu của lớp và các biện pháp thực hiện về biện pháp học tập và rèn luyện đạo đức.
- Hình thức: Người điều khiển lần lược nêu các chỉ tiêu phấn đấu của lớp và biện pháp thực hiện để lớp thảo luận.
- Cả lớp phát biểu ý kiến thảo luận từng chỉ tiêu, từng biện pháp cụ thể và lấy biểu quyết thể hiện sự nhất trí của tập thể lớp.
- Thông qua chương trình hành động thi đua của lớp.
c. Hoạt động 3: (5’)Chương trình văn nghệ.
-Hát bài hát tập thể về truyền thống lớp.
- Người điều khiển chương trình gọi từng cá nhân lên biểu diễn văn nghệ.
V. Kết thúc hoạt động : (5’)
- Người điều khiển chương trình nhận xét tiết sinh hoạt về ưu, khuyết điểm.
1. Nhận xét:
GVCN: Nhận xét và đánh giá.
2/ Dặn dò: Chuẩn bị hoạt động 2 của tháng 11 “ Lễ đăng ký học tốt”
Các em sẽ đăng ký học tốt ở tất cả các môn học trong tuần, cá nhân tự giác học tốt tuần tới.
Chủ điểm tháng 11 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Tiết 5
Ngày 1/11/2012
HOẠT ĐỘNG I
Thảo luận theo chủ đề “ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”
**********
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS :
- Khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giáo.
- Yêu quý và tin tưởng thầy cô giáo.
- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo.
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung:
- Những kỹ niệm sâu sắc về tình cảm của học sinh đối với thầy cô giáo.
- Những truyện kể, bài thơ, bài hát ca ngợi về thầy cô, ca ngợi tình nghĩa thầy, trò.
2. Hình thức họat động :
- Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, bài hát thể hiện tình nghĩa thầy trò.
- Trao đổi, thảo luận, kể chuyện, sinh hoạt văn nghệ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
- Tư liệu học sinh sưu tầm: ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
- Một số câu hỏi cho học sinh trao đổi, thảo luận.
- Phương tiện để trang trí, trình bày sản phẩm và vị trí trưng bày sản phẩm: viết, bảng, giấy A4, bảng gỗ để dán giấy A4 .
- Chuẩn bị một số phần thưởng cho các đội đạt giải cao và các cá nhân xuất sắc.
- Chuẩn bị các bài hát mang tính chủ đề.
2. Tổ chức :
- GVCN nêu ý nghĩa, nội dung, định hướng hoạt động cho học sinh.
- Gợi ý hướng dẫn cho cán bộ và chi đội lớp.
- Động viên, khuyến khích toàn thể học sinh chủ động tham gia vào những công việc phù hợp với khả năng của từng em.
- Học sinh: Chia nhóm sưu tầm và sắp xếp theo chủ đề.
- Trao đổi, thảo luận, những câu hỏi mà người dẫn chương trình đưa ra, tiểu phẩm, thi hát về thầy cô.
- Cử người dẫn chương trình, cử ban giám khảo, thư ký, cử nhóm trang trí lớp.
IV. Tiến trình hoạt động:
1. Phần mở đầu (5’)
- Người điều khiển chương trình tuyên bố lý do
- Giới thiệu đại biểu, Ban giám khảo, thư ký.
- Giới thiệu chương trình hoạt động gồm :Hôm nay, trong lớp chúng ta sẽ diễn ra các hoạt động như sau :
+ Thi sưu tầm ca dao, tục ngữ, thành ngữ (10’)
+ Thảo luận, trao đổi các câu hỏi (15’)
+ Thi các bài hát về thầy cô giáo (10’)
- Hát một bài hát tập thể .
2. Phần hoạt động :
a. Hoạt động 1: Thi sưu tầm ca dao, tục ngữ, thành ngữ (10’)
- Học sinh chia lớp thành 4 tổ và đặt tên cho nhóm mình (Con Cua, con Ốc, quả ớt, quả táo ..)
- Các thành viên trong đội tham gia ghi các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ lên tờ giấy A4 của tổ mình
Ví dụ : Không thầy đố mầy làm nên
Học thầy không tày học bạn
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Người điều khiển chương trình đếm số câu mà mỗi đội ghi được, mỗi câu đúng cho 5đ
- Thư ký ghi điểm lên bảng.
- Người điều khiển chương trình đọc kết quả cho từng tổ và yêu cầu tổ vềchót hát một bài hát
b. Hoạt động 2: Trao đổi thảo luận các câu hỏi và tiểu phẩm ngắn gọn. (15’)
- Người điều khiển chương trình mời các tổ lên giải thích câu “Tôn sư trọng đạo”. Giải thích đúng cho một tràng pháo tay.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1/ Hiện nay các bạn là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, theo bạn phải làm như thế nào để tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo?
2/ Giờ Toán hôm thứ hai, Bình không thuộc bài, cô giáo cho điểm kém, khi về đến chỗ ngồi Bình ném tập lên bàn tỏ thái độ vô lễ, thấy vậy bạn sẽ làm gì?
3/ Giờ Văn tuần trước, cô giáo vào muộn, lớp làm ồn, Nam lớn tiếng nói “Chắc cô bị bệnh rồi, nếu cô bệnh lâu mình nghỉ nhiều, sướng thật”. Nghe được câu này bạn sẽ làm gì?
4/ Trong tuần qua bạn Phương không thuộc bài và chửi thề trong lớp bị thầy chủ nhiệm bắt phạt quỳ gối, đánh đòn, viết tự kiểm nhưng bạn Phương không thực hiện theo hình phạt của thầy làm cho thầy chủ nhiệm giận lớp, theo bạn phải làm gì?
- Người điều khiển chương trình mời thư ký phát câu hỏi cho các tổ, trong thời gian phát câu hỏi người điều khiển chương trình đọc 4 câu hỏi lên.
- Quy định thời gian 3’, người điều khiển chương trình mời các tổ trình bày.
- Ban giám khảo cho điểm từng tổ, thư ký ghi điểm số, trả lời đúng đạt 10 điểm.
- Người điều khiển chương trình mời thầy chủ nhiệm lên nhận xét.
c. Hoạt động 3: Thi hát các bài hát về thầy cô giáo (10’)
- Yêu cầu các bạn phải hát đúng chủ đề, không được hát trùng bài hát.
+ Hát hay, hát đúng chủ đề 10 điểm.
+ Hát đúng chủ đề nhưng chưa hay đạt điểm 8.
- Thư ký tổng kết điểm của hoạt động trên và công bố kết quả, xếp hạng.
V. Kết thúc hoạt động : (5’)
- Trong thời gian chờ đợi kết quả, người điều chương trình mời cả lớp hát một bài hát tập thể
- Công bố kết quả ( phần thưởng mời đại biểu)
1/ Nhận xét : - Mời cá nhân nhận xét buổi sinh hoạt.
- GVCN đánh giá ưu và khuyết điểm.
2/ Dặn dò: Chuẩn bị hoạt động 2 của tháng 11 “ Lễ đăng ký học tốt”
Các em sẽ đăng ký học tốt ở tất cả các môn học trong tuần, cá nhân tự giác học tốt tuần tới.
Tiết 6
Ngày 10/11/2012
Chủ điểm tháng 11 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
HOẠT ĐỘNG II
LỄ ĐĂNG KÝ HỌC TỐT
**********
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS :
- Nhận thức được ý nghĩa của lễ đăng ký tuần học tốt là nhằm đạt thành tích chào mừng 20/11.
- Rèn luyện tính tích cực hưởng ứng lễ đăng ký tuần học tốt.
- Giáo dục tính tự giác học tập và rèn luyện theo các chỉ tiêu đã dăng ký.
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung:
- Trao đổi, tìm hiểu về tầm quan trọng của việc học tập.
- Phát động và đăng ký thi đua, biện pháp thực hiện văn nghệ và trò chơi.
2. Hình thức họat động :
- Trao đổi, thảo luận, tìm hiểu lễ đăng ký tuần học tốt.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
- Một số câu hỏi, đáp án tìm hiểu về đăng ký tuần học tốt.
- Tư liệu, tranh ảnh, truyện kể.
- Bảng đăng ký thi đua của lớp, cá nhân và chương trình hành động.
- Trang trí: Lọ hoa, ảnh Bác, phấn, giấy ghi chỉ tiêu thi đua.
2. Tổ chức :
- GVCN nêu nội dung và yêu cầu “Lễ đăng ký tuần học tốt”.
- Hướng dẫn lớp, tổ, cá nhân viết bảng đăng ký..
- Yêu cầu các tổ hội ý, xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu của tổ, các tổ trưởng có nhiệm vụ điều khiển tổ thực hiện.
- Cán bộ lớp, chi đội trưởng hội ý và thực hiện các công việc.
+Dự thảo các chỉ tiêu phấn đấu của lớp về học tập, nề nếp, kỹ luật và đạo đức
+ Phân công người điều khiển chương trình hoạt động.
+ Tiết mục văn nghệ, trò chơi. + Thư ký ghi biên bản.
+ Cử người trang trí lớp. + GVCN và cán bộ lớp chuẩn bị câu hỏi thảo luận.
IV. Tiến trình hoạt động:
1. Phần mở đầu (5’)
- Hát tập thể.
- Tuyên bố lý do : Nhằm tạo động lực giúp cho mỗi học sinh chúng ta học tậptốt và hứng thú phấn đấu để trở thành học sinh khá, giỏi thì mỗi chúng ta cần đưa ra một chỉ tiêu phấn đấu đăng ký học tốt. Đó là lý do của buổi sinh hoạtngày hôm nay.
- Giới thiệu đại biểu, thư ký.
- Giới thiệu chương trình hoạt động gồm :
+ Trao đổi, tìm hiểu tầm quan trọng của việc học tốt (10’)
+ Lễ đăng ký tuần học tốt (10’)
+ Thảo luận (10’)
+ Văn nghệ (5’)
2. Phần hoạt động :
a. Hoạt động 1: Trao đổi, tìm hiểu tầm quan trọng của việc học tốt (10’)
- Người điều khiển chương trình đọc câu hỏi
1/ Đăng ký tuần học tốt để làm gì?
File đính kèm:
- giao an toan 8(2).doc