Giáo án Toán học lớp 11 - Hình học - Tiết 8 - Bài 6: Phép đồng dạng

I) Mục tiêu:

- Hiểu được định nghĩa phép đồng dạng, tỉ số đồng dạng, khái niệm hai hình đồng dạng.

- Hiểu được tính chất cơ bản của phép đồng dạng và một số ứng dụng đơn giản của phép đồng dạng trong thực tế.

II) Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, bài tập, hình vẽ.

- HS: SGK, thước kẻ, compa.

III) Phương pháp:

Gợi mở nêu vấn đề.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 11 - Hình học - Tiết 8 - Bài 6: Phép đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8: Đ6. Phép đồng dạng. Ngày soạn : I) Mục tiêu: - Hiểu được định nghĩa phép đồng dạng, tỉ số đồng dạng, khái niệm hai hình đồng dạng. - Hiểu được tính chất cơ bản của phép đồng dạng và một số ứng dụng đơn giản của phép đồng dạng trong thực tế. II) Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bài tập, hình vẽ. - HS: SGK, thước kẻ, compa. III) Phương pháp: Gợi mở nêu vấn đề. IV) Tiến trình. - ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ: 1) Nêu định nghĩa tính chất của phép vị tự. Nêu cách xác định tâm vị tự của 2 đường tròn. 2) Cho điểm A(3;-4) và đường thẳng d: 2x+y-4=0. Hãy xác định ảnh của A và d qua phép vị tự tâm O tỉ số k=3 - Bài mới: HĐ1: Định nghĩa. Hoạt động của GV Hoạt động của HS CH1: Quan sát bức tranh và nhận xét về đặc điểm kích thức của 3 cô gái? - GV: 3 cô gái trong tranh được gọi là đồng dạng với nhau. CH2: Nêu định nghĩa phép đồng dạng? CH3: Phép dời hình có phải phép đồng dạng hay không? Nếu phải thì tỉ số đồng dạng là bao nhiêu? CH4: Phép vị tự có phải phép đồng dạng hay không? Nếu phải thì tỉ số đồng dạng là bao nhiêu? CH5: Thực hiện liên tiếp phép đồng dạng tỉ số k và phép đồng dạng tỉ số p thì có được phép đồng dạng hay không? Nếu được thì tỉ số đồng dạng là bao nhiêu? CH6: Thực hiện liên tiếp phép đồng dạng tỉ số k và phép dời hình thì có được phép đồng dạng hay không? Nếu được thì tỉ số đồng dạng là bao nhiêu? - Trả lời câu hỏi. - Bổ sung hoàn chỉnh (nếu cần) Gợi ý trả lời: CH1: 3 cô gái giống nhau nhưng khác nhau về kích thước. CH2: Nêu định nghĩa phép đồng dạng trong SGK. CH3: Phép dời hình là phép đồng dạng với tỉ số k=1 CH4: Phép vị tự là phép đồng dạng với tỉ số ẵkẵ. CH5: Thực hiện liên tiếp 2 phép đồng dạng tỉ số k và p thì được phép đồng dạng với tỉ số k.p CH6: Thực hiện liên tiếp phép đồng dạng tỉ số k và phép dời hình thì được phép đồng dạng với tỉ số đồng dạng k. - Nghe giảng và ghi nhận kiến thức. HĐ2: Tính chất. Hoạt động của GV Hoạt động của HS CH1: Nhắc lại tính chất của phép dời hình? CH2: Tương tự nêu tính chất của phép đồng dạng? CH3: Nếu phép đồng dạng biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’ thì tương ứng sẽ biến trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn nội, ngoại tiếp tam giác ABC thành những điểm nào? CH4: Phép đồng dạng biên n giác thành n giác thì tương ứng biến đỉnh và cạnh thành gì? - Trả lời câu hỏi. - Bổ sung hoàn chỉnh (nếu cần) Gợi ý trả lời CH1: Nhắc lại các tính chất của phép dời hình CH2: Nêu tính chất của phép đồng dạng trong SGK CH3: Thành trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn nội, ngoại tiếp tam giác A’B’C’. CH4: Biến đỉnh thành đỉnh, cạnh thành cạnh. - Ghi nhận kiến thức. HĐ3: Hình đồng dạng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS CH1: Nhắc lại khái niệm hai hình bằng nhau? Hai tam giác đồng dạng? CH2: Nêu khái niệm hai hình đồng dạng? CH3: Nêu cách chứng minh hai hình bằng nhau? Chứng minh hai hình đồng dạng? CH4: Hai hình tròn, hai hình vuông, hai hình chữ nhật bất kỳ có đồng dạng với nhau không? - GV nhấn mạnh các tính chất của phép đồng dạng và so sánh với phép dời hình. Giới thiệu một số ứng dụng của phép đồng dạng trong giải toán. - Trả lời câu hỏi. - Bổ sung hoàn chỉnh (nếu cần). Gợi ý trả lời: CH1: Nêu lại KN hai hình bằng nhau và các TH đồng dạng của tam giác. CH2: Nêu khái niệm trong SGK CH3: Chứng minh có phép dời hình (phép đồng dạng) biến hình này thành hình kia. CH4: Hai đường tròn, hai hình vuông luôn đồng dạng. Hai hình chữ nhật nói chung không đồng dạng. - Ghi nhận kiến thức. HĐ4: Củng cố. - GV nhấn mạnh định nghĩa và tính chất của phép đồng dạng. Khái niệm hai hình đồng dạng và cách chứng minh hai hình đồng dạng. So sánh với phép dời hình và hai hình bằng nhau. -Bài 2(SGK-33): Cho hình chữ nhật ABCD, AC và BD cắt nhau tại I. Gọi H, K, L và J lần lượt là trung điểm của AD, BC, KC và IC. Chứng minh hai hình thang JLKI và IHDC đồng dạng với nhau. BTVN: bài 1, 3, 4(SGK-33). Bài 27-30(SBT-36) Ôn tập chương Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docHH11 T8.doc