I/ MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì?.
- Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng compa thành thạo.
- Biết vẽ đường tròn, cung tròn.
- Biết giữ nguyên độ mở của compa.
3. Tư tưởng:
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa, vẽ hình.
II/ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4295 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Bài 8: Đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 26.
Ngày soạn: 06/ 02/ 2011.
bài 8 - $8. đường tròn
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
6A
____/ ____/ 2011
6B
____/ ____/ 2011
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì?.
- Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng compa thành thạo.
- Biết vẽ đường tròn, cung tròn.
- Biết giữ nguyên độ mở của compa.
3. Tư tưởng:
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa, vẽ hình.
II/ Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Thước kẻ, compa dùng cho giáo viên, thước đo góc, phấn mầu, bảng phụ ...
Học sinh: Thước kẻ có chia khoảng, compa, thước đo góc, phiếu học tập.
IV/ Tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới.
GV: Đặt vấn đề như SGK.
TG
Hoạt động của Thầy và Trò
Trình tự nội dung kiến thức cần ghi
7p
5p
5p
5p
8p
12
Hoạt động 1: Đường tròn và hình tròn
GV: Em hãy cho biết để vẽ đường tròn người ta dùng dụng cụ gì?
HS: Để vẽ đường tròn ta dùng compa.
GV: Cho điểm O, hãy vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm.
HS: Vẽ hình.
GV: Vẽ đoạn thẳng đơn vị quy ước trên bảng, rồi vẽ đường tròn trên bảng. Lấy các điểm A, B, C ... bất kì trên đường tròn. Hỏi các điểm này cách tâm O một khoảng là bao nhiêu?
GV: Tổng quát đường tròn tâm O bán kính R là một hình gồm các điểm như thế nào?
GV: Giới thiệu kí hiệu đường tròn tâm O bán kính 2cm là (O;2cm).
GV: Cho HS quan sát hình 43b và chỉ ra điểm M, N, P nằm như thế nào so với đường tròn?
GV: Ta đã biết đường tròn là đường bao quanh hình tròn (tiểu học). Vậy hình tròn là hình gồm những điểm nào? (Hãy quan sát lại hình 43b – SGK).
GV: Nhấn mạnh lại sự khác nhau giữa khái niệm đường tròn và hình tròn.
Hoạt động 2: Cung và dây cung
GV: Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 44, 45 và trả lời câu hỏi:
Cung tròn là gì?
Dây cung là gì?
Thế nào là đường kính của đường tròn?
GV: Vẽ hình lên bảng cho HS quan sát.
Hoạt động 3: Một công dụng khác của compa
GV: Compa chủ yếu là dùng để vẽ đường tròn. Em hãy cho biết compa còn có công dụng nào nữa?
GV: Yêu cầu HS đọc hai ví dụ trong SGK.
HS: Thực hành lại dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 4: Vận dụng
GV và HS giải bài tập.
1. Đường tròn và hình tròn
- Dùng compa để vẽ đường tròn.
- Vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm.
- Các điểm A, B, C ... đều cách tâm O một khoảng bằng 2cm.
Tổng quát: Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O;R).
Khái niệm: Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.
2. Cung và dây cung
Quan sát hình 44, 45 ta có:
Lấy 2 điểm A và B thuộc đường tròn. Hai điểm này chia đường tròn làm 2 phần, mỗi phần là một cung tròn.
Dây cung là đoạn thẳng nối 2 mút của cung.
Đường kính của đường tròn là 1 dây cung đi qua tâm.
Trên hình 45: CD là dây, AB là đường kính.
* Chú ý: Đường kính dài gấp đôi bán kính.
3. Một công dụng khác của compa
+ Compa còn dùng để so sánh hai đoạn thẳng.
Ví dụ 1, 2: Nghiên cứu SGK.
Vận dụng
Bài 38. SGK/ Tr 91
Giải
a) Xem hình vẽ
b) Đường tròn (C; 2cm) đi qua O và A và A cách C là 2cm.
Bài 39. SGK/ Tr 92
Giải
Vẽ hình
a) CA = 3cm; DA =3cm; CB = 2cm; DB = 2cm.
b) Điểm I nằm giữa A và B nên:
AI + IB = AB = 4cm. Có IB = 2cm nên AI = 4 – 2 = 2cm. Vậy AI = IB (= 2cm) suy ra I là trung điểm của AB.
c) Điểm I nằm giữa A và K nên:
AI + IK = AK suy ra:
IK = AK – AI = 3 – 2 = 1cm.
4. Củng cố bài giảng.(2p)
Nhắc lại kiến thức cơ bản.
Phương pháp giải các bài.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.(1p)
Xem và làm các bài tập đã chữa.
Bài về: 40 42 – SGK/ Tr 92, 93.
V/ Tự rút kinh nghiệm.
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Xác nhận của tổ chuyên môn.
___________________________________
___________________________________
___________________________________
___________________________________
Hoàng Thị Quỳ
Tiết: 27.
Ngày soạn: 16/ 02/ 2011.
bài 9 - $9. TAM GIáC
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
6A
____/ ____/ 2011
6B
____/ ____/ 2011
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Định nghĩa được tam giác
- Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì?
2. Kĩ năng:
- Biết vẽ tam giác.
- Biết gọi tên và kí hiệu tam giác.
- Nhận biết điểm nằm bên trong và nằm bên ngoài tam giác.
3. Tư tưởng:
- Rèn tính cẩn thận, kiên trì và sáng tạo trong giải toán.
II/ Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III/ Đồ dùng dạy học:
GV: Thước thẳng, compa, thước đo góc, phấn màu và phiếu học tập.
HS: SGK, thước thẳng, compa, thước đo góc, phiếu học tập.
IV/ Tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới.
GV: Đặt vấn đề như SGK.
TG
Hoạt động của Thầy và Trò
Trình tự nội dung kiến thức cần ghi
17p
Hoạt động 1: Tam giác ABC là gì?
GV: Hướng dẫn HS vẽ tam giác như hình 53.
HS: Hãy cho biết cách kí hiệu tam giác và các tên gọi của nó?
GV: Tam giác ở hình vẽ trên có mấy đỉnh, mấy cạnh, mấy góc?
HS: Đọc tên ...
GV: Trên hình 53 điểm nào nằm bên trong tam giác, điểm nào nằm bên ngoài tam giác?
HS: Làm bài tập 43.
GV: Phát phiếu học tập bài 44.
1. Tam giác ABC là gì?
Nhận biết tam giác ABC
* Định nghĩa: SGK/ Tr 93.
+ Tam giác ABC kí hiệu là: .
+ Gồm ba đỉnh.
+ Gồm ba cạnh.
+ Gồm ba góc.
+ Điểm M nằm bên trong tam giác.
+ Điểm N nằm bên ngoài tam giác.
Bài 43. SGK/ Tr 94
Hướng dẫn
a) Ba đoạn thẳng MN, NP, PM khi M, N, P không thẳng hàng.
b) Gồm ba đoạn thẳng TU, UV, VT khi T, U, V không thẳng hàng.
Bài 44. SGK/ Tr 95
10p
Tên tam giác
Tên 3 đỉnh
Tên 3 góc
Tên 3 cạnh
A, B, I
AB, BI, IA
A, I, C
AI, IC, AC
A, B, C
AB, BC, CA
15p
Hoạt động 2: Vẽ tam giác
GV: Hướng dẫn và cùng HS thực hành vẽ hình.
HS: Nghiên cứu cách vẽ.
GV: Em hãy đưa các vật có dạng hình tam giác.
2. Vẽ tam giác
Ví dụ: SGK.
Cách vẽ: SGK.
Hình vẽ được như hình 54 – SGK.
* Một số đồ vật có dạng như: Ê ke, miếng gỗ hình , móc treo áo có dạng .
4. Củng cố bài giảng.(2p)
Nhắc lại kiến thức cơ bản.
Phương pháp giải các bài.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.(1p)
Xem và làm các bài tập đã chữa.
Bài về: 45 47 – SGK/ Tr 95.
V/ Tự rút kinh nghiệm.
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Xác nhận của tổ chuyên môn.
___________________________________
___________________________________
___________________________________
___________________________________
Hoàng Thị Quỳ
Tiết: 28.
Ngày soạn: 20/ 02/ 2011.
luyện tập
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
6A
____/ ____/ 2011
6B
____/ ____/ 2011
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức về tam giác thông qua giải bài tập.
2. Kĩ năng:
- Vẽ hình.
3. Tư tưởng:
- Rèn tính cẩn thận, nghiêm túc.
II/ Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III/ Đồ dùng dạy học:
GV: Thước thẳng, compa, thước đo góc, phấn màu và phiếu học tập.
HS: SGK, thước thẳng, compa, thước đo góc, phiếu học tập.
IV/ Tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.(7p)
HS: Nêu định nghĩa về tam giác và vẽ một tam giác minh họa?
3. Nội dung bài mới.
TG
Hoạt động của Thầy và Trò
Trình tự nội dung kiến thức cần ghi
10p
15p
10p
Dạng 1: Vận dụng định nghĩa tam giác và các yếu tố của nó
Phương pháp giải: Đối chiếu với định nghĩa.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 55 sau đó vẽ lại hình đó vào vở.
HS: Trả lời bài 45.
GV: Nhận xét phần trả lời của HS.
Dạng 2: Vẽ tam giác
Phương pháp giải:
- Nếu không cho kích thước thì ta lấy 3 điểm không thẳng hàng rồi vẽ 3 đoạn thẳng nối ba điểm đó.
- Nếu có độ dài 3 cạnh, ta vẽ một cạnh trước. Đỉnh thứ ba là giao điểm của hai cung tròn có tâm lần lượt là đỉnh đã vẽ, hai bán kính lần lượt bằng độ dài hai cạnh còn lại.
GV: Hướng dẫn HS vẽ hình theo diễn đạt bằng lời ở bài 46.
GV: Cho HS thảo luận nhóm.
HS: Đại diện 2 nhóm lên vẽ hình.
GV: Nhận xét và chỉnh sửa sai nếu có.
GV: Cùng HS giải bài 47.
HS: Đọc kĩ bài và cho biết bài này tương tự với ví dụ nào trong SGK.
GV: Cách vẽ và các bước giải như thế nào?
HS: Vẽ nháp.
GV: Nhận xét qua và chữa bài cho HS.
Bài 45. SGK/ Tr 95
Vẽ hình
Hướng dẫn
a) AI là cạnh chung của hai tam giác AIB và AIC.
b) AC là cạnh chung của hai tam giác ACI và ACB.
c) AB là cạnh chung của hai tam giác ABI và ABC
d) Hai tam giác AIB và AIC có hai góc ở đỉnh I kề bù nhau (đó là hai góc AIB và AIC).
Bài 46. SGK/ Tr 95
Hướng dẫn
a) Xem hình 56
b) Xem hình 57
Bài 47. SGK/ Tr 95
Giải
- Vẽ đoạn thẳng IR = 3cm.
- Vẽ cung tròn (I; 2,5cm) và cung tròn (R; 2cm), hai cung này cắt nhau tại T.
- Vẽ đoạn thẳng TI và TR ta có .
Vẽ hình
4. Củng cố bài giảng.(2p)
Nhắc lại kiến thức cơ bản.
Phương pháp giải các bài.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.(1p)
Xem và làm các bài tập đã chữa.
Bài về: Đọc và trả lời trước phần Ôn tập phần hình học chương II.
V/ Tự rút kinh nghiệm.
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Xác nhận của tổ chuyên môn.
___________________________________
___________________________________
___________________________________
___________________________________
Hoàng Thị Quỳ
File đính kèm:
- Giao an hinh bai 8 9 luyen tap Cao Bang.doc