I. MỤC TIÊU:
Qua bài này học sinh cần :
- Nắm vững được hai nhận xét trong bài học ,
- Có kỹ năng vẽ một đoạn thẳng khi biết độ dài của đoạn thẳng đó, biết sử dụng các công cụ để vẽ đoạn thẳng .
- Có kỹnăng nhận biết được thứ tự các điểm trên một tia, hình thành thêm một cách nhận biết khác về một điểm nằm giữa hai điểm khác để vận dụng linh hoạt trong quá trình giải bài tập .
II. CHUẨN BỊ:
SGK,SHD, thước kẻ,com pa,phấn màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 11: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11: VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
Qua bài này học sinh cần :
Nắm vững được hai nhận xét trong bài học ,
Có kỹ năng vẽ một đoạn thẳng khi biết độ dài của đoạn thẳng đó, biết sử dụng các công cụ để vẽ đoạn thẳng .
Có kỹnăng nhận biết được thứ tự các điểm trên một tia, hình thành thêm một cách nhận biết khác về một điểm nằm giữa hai điểm khác để vận dụng linh hoạt trong quá trình giải bài tập .
II. CHUẨN BỊ:
SGK,SHD, thước kẻ,com pa,phấn màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra- Tạo tình huống học tập (8’)
HS 1 :Khi nào thì điểm A nằm giữa O và B ?
Ba điểm A, O, B thẳng hàng .
AO + OB = AB .
AO + AB = OB
AO = OB
Một học sinh trả lời
HS cả lớp nhận xét câu trả lời của bạn
Hoạt động 2: Vẽ một đoạn thẳng trên một tia (10’)
GV hướng dẫ cho HS sử dụng các dụng cụ như thước thẳng có chia khoảng hoặc com pa để đặt đoạn thẳng OM sao cho OM = 2cm .
Trên tia Ox, có thể đặt được mấy điểm M như thế ? HS nêu nhận xét trong SGK
Làm thế nào để vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng đoạn thẳng AB cho trước mà không cần đo độ dài AB ?
Muốn biết độ dài của CD ta cần làm gì?
Có cách nào khác để vẽ đoạn CD hay không?
Ví dụ 1 : SGK
HS xem cách vẽ trong sgk tự vẽ vào vở và rút ra nhận xét
Nhận xét : Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị dài)
Ví dụ 2
HS nêu cách vẽ như SGK
Một học sinh lên bảng vẽ hình
HS: Đo độ dài đoạn AB(CD)
HS: Vẽ như ví dụ 1
Hoạt động 3: Vẽ hai đoạn thẳng trên tia (20’)
Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OM, ON biết OM = 3cm và ON = 5cm .
Yêu cầu 1 học sinh nêu cách vẽ đoạn thẳng OM.
Tương tự hãy nêu cách vẽ ON.
GV lưu ý học sinh vẽ trên cùng một tia
Gọi một học sinh lên bảng vẽ hình.
Trong ba điểm O, M, N thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
HS nêu nhận xét trong SGK .
GV: Hãy tính độ dài của đoạn MN?
ON > OM
Điểm M nằm giữa điểm O và N
OM + MN = ON
MN = ON - OM
Ví dụ 2 : SGK
Một học sinh lên bảng vẽ hình
Cả lớp cùng vẽ vào vở và rút ra được nhận xét và ghi vở:
Nhận xét : Trên tia Ox, OM = a, ON = b , nếu ) 0<a<b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N .
HS dựa vào sơ đồ làm được
Vì ON > OM
nên Điểm M nằm giữa điểm O và N
Do đó: OM + MN = ON
Suy ra MN = ON – OM
Thay số: MN = 5- 3= 2(cm)
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà(7’)
Củng cố
Cho biết nhận xét sau đây đúng hay sai ? Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng . " Trên đường thẳng OM có hai đoạn thẳng OA và OB mà OA > OB thì B nằm giữa O và A "
HS làm bài tập 53 SGK
Dặn dò
Học bài theo SGK và làm các bài tập 54 - 58 SGK
Tiết sau : Học bài Trung điểm của đoạn thẳng .
HS đứng tại chỗ trả lời
Một học sinh lên bảng làm bài 53
Cả lớp cùng làm và nhận xét
Ghi bài tập về nhà
File đính kèm:
- Tuần 11- Hình học.doc