I MỤC TIÊU
-Học sinh.hiểu thế nào là trung điểm của đoạn thẳng.
-Biết cách vẽ trung điểm đoạn thẳng.
-Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thõa mãn hai tính chất. Nếu thiếu một trong hai tính chất thì không con là trung điểm của đoạn thẳng.
Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi đo đạc, vẽ, gấp giấy.
II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết: 12 - Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 12 § 10 TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I MỤC TIÊU
-Học sinh.hiểu thế nào là trung điểm của đoạn thẳng.
-Biết cách vẽ trung điểm đoạn thẳng.
-Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thõa mãn hai tính chất. Nếu thiếu một trong hai tính chất thì không con là trung điểm của đoạn thẳng.
Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi đo đạc, vẽ, gấp giấy.
II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP:
1 . KIỂM TRA BÀI CŨ :
Em hãy vẽ đoạn thẳng AB dài 3,5cm. Nói cách vẽ.
Đáp : Cách vẽ : A B x
Lấy điểm A tùy ý, vẽ tia Ax , trên tia Ax xác định điểm B sao cho
AB = 3,5 cm.
Xem hình vẽ Quan sát M có 2 tính chất A M B
M nằm trên đoạn thẳng AB
MA = MB
Ta gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB qua bài học hôm nay ta tìm hiểu sâu thêm về trung điểm đoạn thẳng.
2 . DẠY BÀI MỚI : § 10 TRUNG ĐIỂM ĐOẠN THẲNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TRUNG ĐIỂM ĐOẠN THẲNG
A M B
H.61
Trong (h. 61) điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A.
(MA = MB)
2.CÁCH VẼ TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
Ví dụ: Đoạn thẳng AB có độ dài bằng 5cm. Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng ấy.
Cách 1:
Trên tia AB vẽ điểm M sao cho
AM = 2,5cm (h.62)
Cách 2: Gấp giấy
Vẽ đoạn thẳng AB trên giấy can
(giấy trong). Gấp giấy sao cho điểm B trùng vào điểm A . Nếp gấp cắt đoạn thẳng AB tại trung điểm M cần xác định (h.63)
60/ 125
Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho
OA = 2cm , OB = 4cm.
Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?
So sánh OA và OB.
Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không ? Vì sao?
Em quan sát dĩa cân có được thăng bằng không? Ta kết luận M là trung điểm của AB.
A M B
2,5cm
H.62
?1 / 125
Nếu ta dùng một sợi dây để " chia" thanh gỗ làm hai phần bằng nhau thì ta làm thế nào?
Đáp:
Ta căng sợi dây từ đầu thanh gỗ đến cuối mút đầu gỗ sau đó gấp đôi sợi dây lại ta có trung điểm của sọi dây chính là phân nữa thanh gỗ ta cần tìm.
Đáp :
O A B x
Điểm A nằm giữa O và B vì hai điểm A , B cùng nằm trên tia ox và OA < OB
OA = AB = 2cm
Có.Vì điểm A nằm giữa hai điểm O, B và OA = AB = 2cm
Có thể khẳng định rằng đoạn thẳng OB chỉ có một trung điểm vì trên tia OB chỉ xác định được 1 điểm A sao cho OA = 2 cm.
3 . CỦNG CỐ
Vậy qua bài này, các em cần nắm được :
* Thế nào là trung điểm của đoạn thẳng ?
* Hai cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
* Vẽ hình cẩn thận, chính xác.
4 . HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ:
Về nhà học bài : 1 - Vẽ đoạn thẳng trên tia, 2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia.
Về nhà làm bài tập :54, 55, 56, 57, 58, 59 trang 124.
File đính kèm:
- 10-TRUNG-DIEM-DOAN-THANG - R.doc