I- MỤC TIÊU:
- Hệ thống hóa kiến thức về : Điểm , đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng; các khái niệm ,tính chất
- Kĩ năng: Sử dụng thành thạo thước thẳng, thước chia khoảng, vẽ đoạn thẳng.
- vận dụng kiến thức để giải một số bài tập.
II-CHUẨN BỊ:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 13: Ôn tập chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13 : ÔN TẬP CHƯƠNG I Tuần 13
I-MỤC TIÊU:
- Hệ thống hóa kiến thức về : Điểm , đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng; các khái niệm ,tính chất
- Kĩ năng: Sử dụng thành thạo thước thẳng, thước chia khoảng, vẽ đoạn thẳng.
- vận dụng kiến thức để giải một số bài tập.
II-CHUẨN BỊ:
* GV: Sgk, thước có chia khoảng, Bảng phụ: Bài tập
Bài tập:
1/ Vẽ hình vào ô trống hình vẽ phù hợp cách viết thông thường
Cách viết thông thường
Hình vẽ
1/ Điểm A,B,C
2/ Đường thẳng a, đường thẳng xy
3/ Tia Ox
4/ Đoạn thẳng AB
5/ M là trung điểm của đoạn thẳng AB
2/ Điền vào chỗ trống (...)
a/ Trong ba điểm thẳng hàng.............điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
b/ Có một và chỉ một đường thẳng đi qua ............
c/ Mỗi điểm trên đường thẳng là .............của hai tia đối nhau.
d/ Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì............
* HS: Sgk, thước có chia khoảng, bảng nhóm
III-TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
GHI BẢNG
* Hoạt động 1:
GV: Ôn tập về các hình: Điểm , đường thẳng, tia, đoạn thẳng, Trung điểm đoạn thẳng thông qua bài tập 1 / Bảng phụ
GV: Gọi từng HS lên vẽ hình
* Hoạt động 1
Cách viết
thông thường
Hình vẽ
1/ Điểm A,B
2/ Đường thẳng a, đường thẳng xy
3/ Tia Ox
4/ Đoạn thẳng AB
5/ M là trung điểm của đoạn thẳng AB
Ôn Tập Chương I
* Hoạt động 2
GV: Ôn tập về các khái niệm tính chất.Thông qua bài tập 2/ bảng phụ
GV: Gọi từng HS lên làm
* Hoạt động 2
HS làm
a/ Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
b/ Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt
c/ Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
d/ Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì
AM + MB = AB
* Hoạt động 3
GV: Đoạn thẳng AB là gì ?
GV: Gọi 5HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu câu hỏi 2 Sgk
GV: nhận xét, điều chỉnh hình vẽ.
GV: Cho HS vẽ hình câu hỏi 5 Sgk
GV: Làm thế nào đo hai lần mà biết được độ dài của ba đoạn thẳng AB,BC,AC ?
GV: Hãy nêu cách đo?
* Hoạt động 3
HS: Trả lời
HS lên bảng vẽ hình
HS vẽ hình
HS: Đo AB=....; AC = ...... Sau đó tính BC
hoặc đo AB và BC rồi tính AC.
* Hoạt động 4
GV: Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì ?
GV: Cho đoạn thẳng AB = 7cm. Nêu cách vẽ trung điểm M của AB.
GV: Gọi 1HS vẽ hình
GV: Cho HS sửa bài tập 6 Sgk Tr.127.
GV: Gọi 1HS vẽ hình và làm câu a
GV: Muốn so sánh AM và MB ta cần làm gì?
GV: Gọi HS tính MB
GV: Nhận xét chỉnh sửa
GV: M có là trung điễm của AB không ?
* Hoạt động 4
HS:Là điểm nằm giữa A , B và cách đều hai điểm A,B
HS nêu cách vẽ
+ Vẽ đoạn thẳng AB = 7cm
+ Trên tia AB vẽ điểm M sao cho AM = 3,5 cm
HS vẽ hình
HS vẽ hình
a/ Điểm M nằm giữa A và B vì AM < AB
HS: Tính MB
HS làm
b/ M nằm giữa A và B
AM + MB = AB
3 + MB = 6
MB = 3 cm
Vậy AM = MB
HS: M là trung điểm của AB
* DẶN DÒ: VỀ NHÀ
- Về nhà học bài, xem lại các khái niệm các tính chất.
- Xem lại cách vẽ hình, điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, tia, các kí hiệu.
- Xem lại cách vẽ hình theo yêu cầu đề bài.
- Xem lại các dạng bài tập tính độ dài đoạn thẳng, xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- BTVN: 52;53;54;56; 59;65 SBT tr.103,104,105
File đính kèm:
- Tiet 13.doc