Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 16 đến tiết 27

I. Mục tiêu :

- HS hiểu thế nào là nửa mặt phẳng. Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng, nhận biết tia nằm giữa hai tia.

- Vẽ nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M, hay không chứa điểm M, vẽ hai nửa mặt phẳng có chung bờ a gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau.

- Cẩn thận vẽ hình.

II. Chuẩn bị :

Giáo viên : Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ.

Học sinh : Thước thẳng, xem bài trước ở nhà.

III. Hoạt động trên lớp :

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 16 đến tiết 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 21. Ngày soạn : 10/12/2011 Tiết : 16. Chương II : GÓC §11 NỬA MẶT PHẲNG I. Mục tiêu : - HS hiểu thế nào là nửa mặt phẳng. Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng, nhận biết tia nằm giữa hai tia. - Vẽ nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M, hay không chứa điểm M, vẽ hai nửa mặt phẳng có chung bờ a gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau. - Cẩn thận vẽ hình. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ. Học sinh : Thước thẳng, xem bài trước ở nhà. III. Hoạt động trên lớp : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Dạy bài mới : * HĐ 1 (20') : Nửa mặt phẳng bờ a : Giới thiệu nửa mặt phẳng : -Trang giấy, mặt bảng là hình ảnh của mặt phẳng. Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía. -Cho hs lấy VD về mp ? -Vẽ đường thẳng a, hỏi : Đường thẳng a chia mp thành mấy phần ? - Thế nào là một nửa mp bờ a ? -Thế nào là hai nửa mp đối nhau ? -Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. -Quan sát hình vẽ (h 2, SGK) trả lời : Nửa mp (I) là nửa mp bờ a chứa những điểm nào ? -Ta gọi hai điểm M, N nằm cùng phía đối với đường thẳng a. - Nửa mp (II) là nửa mp bờ a chứa những điểm nào ? -Ta còn gọi nửa mp ( II ) như thế nào đối với nửa mp ( I ) ? -Cho hs làm ?1 a) Hãy nêu các cánh gọi tên khác nhau của hai nửa mp ( I ) và ( II ). b) Nối M với N, nối M với P. Đoạn thẳng MN có cắt a không ? Đoạn thẳng MP có cắt a không ? * HĐ 2 (15'): Tia nằm giữa hai tia : -Cho 3 tia Ox, Oy, Oz chung gốc O. Lấy M bất kì trên tia Ox, lấy N bất kì trên tia Oy (M, N O) Quan sát hình 3a, khi nào tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy ? -Cho hs làm ?2 + Ở hình 3b, tia Oz có nằm giữa hai tia Ox, Oy không ? + Ở hình 3c, tia Oz có cắt đoạn MN không ? Tia Oz có nằm giữa hai tia Ox, Oy không ? 4. Củng cố (9') - BT 3, SGK trang 73 : Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau : a) Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai ………………………… b) Cho ba điểm không thẳng hàng O, A, B. Tia Ox nằm giữa hai tia OA, OB khi Ox cắt ……………………. -HS : Trần nhà, mặt bàn gv, vách ngăn phòng học,…. - Đường thẳng a chia mp thành hai nửa mp. -Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a. -Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau. -Chứa điểm M, N. -Chứa điểm P, không chứa M, N. -Nửa mp ( II ) là nửa mp đối với nửa mp ( I ). -Mp ( I ) và mp ( II ) là hai nửa mp đối nhau,…. -Đoạn thẳng MN không cắt a. -Đoạn thẳng MP cắt a. -Tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy khi tia Oz cắt đoạn thẳng MN. -Có. -Tia Oz không cắt đoạn MN. -Tia Oz không nằm giữa hai tia Ox, Oy. -HS giải : a) tia đối nhau. b) đoạn thẳng AB. 1. Nửa mặt phẳng bờ a : -Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a. 2. Tia nằm giữa hai tia : Tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy. - BT 3, SGK trang 73 : Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau : a) Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai ………………………… b) Cho ba điểm không thẳng hàng O, A, B. Tia Ox nằm giữa hai tia OA, OB khi Ox cắt ……………………. 5. Dặn dò : (1’) - Về nhà học bài. -Làm bài tập 4; 5 SGK trang 73. -Chuẩn bị bài 2 : Góc. Tuần : 22 Ngày soạn : 12/12/2011 Tiết : 17 §12 GÓC I. Mục tiêu : - Biết góc là gì ? Góc bẹt là gì ? Biết vẽ góc, đọc tên góc, kí hiệu góc. - Vẽ được góc, so sánh góc, nhận biết điểm nằm trong góc. - Cẩn thận khi vẽ hình. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, chuẩn bị bài trước ở nhà. III. Hoạt động trên lớp : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : (7') -Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a, thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau ? -Giải bài tập 5 SGK trang 73 : Gọi M là điểm nằm giữa hai điểm A, B. Lấy điểm O không nằm trên đường thẳng AB. Vẽ ba tia OA, OB, OM. Hỏi tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? 3. Dạy bài mới : * Hoạt động 1 (8'): Định nghĩa góc : Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc. -Quan sát hình 4 SGK. -Điểm O là đỉnh, hai tia Ox, Oy là hai cạnh của góc xOy hay góc yOx. Kí hiệu : xOy , yOx, O hay xOy, yOx, O -Gọi hs đọc góc xOy ở hình 4b. -Hình 4c góc xOy có hai cạnh Ox, Oy là hai tia như thế nào ? -Giới thiệu góc bẹt. * Hoạt động 2 (5'): Góc bẹt : Góc bẹt có đặc điểm gì ? -Cho hs làm ? Hãy nêu một số hình ảnh thực tế của góc, của góc bẹt. * Hoạt động 3 (7'): Vẽ góc : -Để vẽ góc ta cần vẽ đỉnh và hai cạnh của nó, thông thường vẽ thêm một hay nhiều vòng cung nhỏ nối hai cạnh của góc để dễ dàng thấy góc mà ta đang xét tới. -Ở hình 5 có mấy góc, hãy kể tên ? * Hoạt động 4 (8'): Điểm nằm bên trong góc : Góc xOy lấy điểm M (như hình vẽ) ta nói điểm M là điểm nằm trong góc xOy. Vẽ tia OM nhận xét trong ba tia Ox, OM, Oy tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? 4. Củng cố : (9') -BT 6 SGK trang 75 : Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau : a) Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy là ……………… Điểm O là …………….. Hai tia Ox, Oy là …………. b) Góc RST có đỉnh là …………., có hai cạnh là …….. c) Góc bẹt là …………… -BT 8 SGK trang 75 : Đọc tên và viết kí hiệu các góc ở hình 8. Có tất cả bao nhiêu góc ? -Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a. -Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau. Tia OM cắt đoạn thẳng AB nên tia OM nằm giữa hai tia OA, OB. -Quan sát hình vẽ, nắm khái niệm góc, các kí hiệu. -Góc xOy hay góc MON hay góc O. -Ở hình 4c góc xOy có hai cạnh là hai tia đối nhau. -Nắm góc bẹt. -Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau. -Mở compa là hình ảnh của góc,….. -Ở hình 5 có 3 góc : góc xOy, góc yOt, góc xOt. -Tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy. -HS điền vào chỗ trống : a) góc xOy, đỉnh, hai cạnh. b) S, SR và ST c) góc có hai cạnh là hai tia đối nhau. -Góc BAC, góc CAD, góc BAD Kí hiệu :BAC, CAD, BAD -Có 3 góc. 1. Góc : Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc. 2. Góc bẹt : Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau. 3. Vẽ góc : Để vẽ góc ta cần vẽ đỉnh và hai cạnh của nó, thông thường vẽ thêm một hay nhiều vòng cung nhỏ nối hai cạnh của góc để dễ dàng thấy góc mà ta đang xét tới. 4. Điểm nằm bên trong góc : 5. Dặn dò : (1’) - Về nhà học bài, làm các bài tập 7; 9; 10 (SGK trang 75). - Chuẩn bị bài : Số đo góc. Tuần : 23 Ngày soạn : 15/12/2011 Tiết : 18 §13 SỐ ĐO GÓC I. Mục tiêu : - HS công nhận mỗi góc có một sốđo xác định, số đo của góc bẹt bằng 1800. Biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù. - Sử dụng thước đo góc để đo góc nhanh, đúng, so sánh góc. - Cẩn thận khi đo góc, đo chính xác. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ góc. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ góc, chuẩn bị bài trước ở nhà. III. Hoạt động trên lớp : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : (7') Vẽ một góc, đặt tên góc, chỉ rõ đỉnh, cạnh của góc ? Vẽ một tia nằm giữa hai cạnh của góc, đặt tên ? 3. Dạy bài mới : * Hoạt động 1 (8'): Đo góc : -Vẽ góc xOy. Để xác định số đo của góc xOy ta đo góc xOy bằng một dụng cụ đo gọi là thước đo góc. -Giới thiệu cách đo góc xOy : Đặt thước sao cho tâm thước trùng với đỉnh O của góc, một cạnh của góc đi qua vạch 0 của thước. Giả sử cạnh kia đi qua vạch 105. Ta nói góc xOy bằng 105 độ. -Ta kí hiệu : xOy = 1050 -Cho các góc, gọi hs xác định số đo của các góc ? -Gọi hs nhận xét số đo của góc ? -Cho hs làm ?1 Đo độ mở của cái kéo, của compa. (hình 11, hình 12 SGK). -Cho hs đọc chú ý ở SGK trang 77. * Hoạt động 2 (9'): So sánh hai góc : -Để so sánh hai góc ta căn cứ vào đâu ? -Hai góc bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau. -Trong hai góc không bằng nhau, góc nào có số đo lớn hơn thì góc đó lớn hơn. -Cho hs làm ?2 (Treo bảng phụ) * Hoạt động 3 (10') : Góc vuông. Góc nhọn. Góc tù : -Giới thiệu góc vuông, góc nhọn, góc tù. -Góc có số đo bằng 900 là góc vuông. Kí hiệu : 1 V. -Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn. -Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù. 4. Củng cố (10') -BT 11 SGK trang 79 : (Treo bảng phụ) Gọi hs đọc số đo của các góc xOy, xOz, xOt. -BT 12 SGK trang 79 : Cho hs đo các góc BAC, ABC, ACB ở hình 19 SGK trang 79. Góc xOy, đỉnh O, hai cạnh Ox, Oy. Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy. -HS chú ý theo dõi cách đo góc. -Thực hành đo góc xOy. -HS đo : góc xO y = 900 góc aOb = 1800 -Nhận xét : + Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là 1800. + Số đo của mỗi góc không vượt quá 1800. -Đo độ mở của cái kéo, của compa. (hình 11, hình 12 SGK). -Đọc chú ý ở SGK trang 77. -Để so sánh các góc ta so sánh các số đo của chúng. -So sánh các góc ở hình 14; 15 SGK trang 78. -HS : Góc BAI = 200 Góc IAC = 480 -Góc có số đo bằng 900 là góc vuông. Kí hiệu : 1 V. -Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn. -Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù. -HS giải BT 11; 12 SGK trang 79. 1. Đo góc : -Đo góc xOy : Đặt thước sao cho tâm thước trùng với đỉnh O của góc, một cạnh của góc đi qua vạch 0 của thước. Giả sử cạnh kia đi qua vạch 105. Ta nói góc xOy bằng 105 độ. 2. So sánh hai góc : -Để so sánh các góc ta so sánh các số đo của chúng. -Hai góc bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau. -Trong hai góc không bằng nhau, góc nào có số đo lớn hơn thì góc đó lớn hơn. 3. Góc vuông. Góc nhọn. Góc tù : -Góc có số đo bằng 900 là góc vuông. Kí hiệu : 1 V. -Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn. -Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù. -BT 11 SGK trang 79 : -BT 12 SGK trang 79 : 5. Dặn dò : (1’) -Về nhà học bài, làm các bài tập 13; 14; 15; 16 (SGK trang 79). -Chuẩn bị bài : vẽ gĩc cho biết số đo. Tuần : 24 Ngày soạn : 21/12/2011 Tiết : 19 §15 VẼ GÓC CHO BIẾT SỐ ĐO I. Mục tiêu : - HS hiểu trên nửa mặt phẳng xác định có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một tia Oy sao cho góc xOy = m0 (00 < m < 1800). - HS biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc. - Cẩn thận đo, vẽ chính xác. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, chuẩn bị bài trước ở nhà. III. Hoạt động trên lớp : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ :(8') -Khi nào thì xOy + yOz = xOz ? -Cho hs làm BT 20, SGK trang 82. 3. Dạy bài mới : * HĐ 1 (15') : Vẽ góc trên nửa mặt phẳng : -Ví dụ 1 : Cho tia Ox. Vẽ góc xOy sao cho góc xOy = 400. -Yêu cầu hs đọc SGK và vẽ vào tập. -GV thao tác cách vẽ góc 400. -Gọi hs trình bày các bước vẽ ? -Trên nửa mp có bờ chứa tia Ox ta vẽ được mấy tia Oy sao cho góc xOy = m0 (00 < m < 1800) -Ví dụ 2 : Hãy vẽ góc ABC = 300 -Gọi hs nêu các bước vẽ. * HĐ 2 (15'): Vẽ hai góc trên nửa mặt phẳng : -Ví dụ 3 : Cho tia Ox. Vẽ hai góc xOy và xOz trên cùng một nửa mp có bờ chứa tia Ox sao cho góc xOy = 300, góc xOz = 450. Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? -Gọi hs đọc VD3, hướng dẫn hs vẽ góc xOy = 300, góc xOz = 450. -Cho hs đọc nhận xét SGK. 4. Củng cố (6') -BT 24 SGK trang 84 : Vẽ góc xBy có số đo bằng 450. -Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì xOy + yOz = xOz. Ngược lại, nếu xOy + yOz = xOz thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz. -Giải BT 82. -Đặt thước đo góc trên nửa mp có bờ chứa tia Ox sao cho tâm của thước trùng với gốc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0 của thước. Kẻ tia Oy đi qua vạch 40 của thước đo góc, góc xOy là góc cần vẽ. - Trên nửa mp có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho góc xOy = m0. -HS vẽ vào tập và nêu cách vẽ. -Đọc VD 3 -Lên bảng trình bày cách vẽ. -Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz. -Đọc nhận xét SGK. -Trình bày cách vẽ : 1. Vẽ góc trên nửa mặt phẳng -Đặt thước đo góc trên nửa mp có bờ chứa tia Ox sao cho tâm của thước trùng với gốc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0 của thước. Kẻ tia Oy đi qua vạch 40 của thước đo góc, góc xOy là góc cần vẽ. 2. Vẽ hai góc trên nửa mặt phẳng : -Nhận xét : Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, góc xOy = m0, góc xOz = n0 vì m0 < n0 nên tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz. -BT 24 SGK trang 84 : 5. Dặn dò : (1’) -Về nhà học bài. -Làm bài tập 25; 26; 27 SGK trang 84; 85. - Chuẩn bị bài : Khi nào thì góc xOy + góc yOz = góc xOz Tuần : 25 Ngày soạn : 27/12/2011 Tiết : 20 §14 KHI NÀO THÌ góc xOy + góc yOz = góc xOz I. Mục tiêu : - HS nhận biết và hiểu khi nào thì góc xOy + góc yOz = góc xOz, nhận biết khái niệm hai góc kề bù, hai góc phụ nhau, bù nhau, kề bù. - Sử dụng thước đo góc, kỹ năng tính góc, kỹ năng nhận biết quan hệ giữa hai góc. - Tập tính cẩn thận, chính xác cho hs. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc. III. Hoạt động trên lớp : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Dạy bài mới : *HĐ1 (15'): Khi nào thì tổng số đo của hai góc xOy và yOz bằng số đo của góc xOz ? -Cho hs làm ?1 Cho góc xOz và tia Oy nằm trong góc đó. Đo các góc xOy, yOz, xOz. So sánh góc xOy + góc yOz với góc xOz. -Qua kết quả đo được, khi nào thì xOy + yOz = xOz *HĐ 2 (15') : Hai góc kề nhau, phụ nhau, bà nhau, kề bù : * Cho hs hoạt động nhóm : -Nhóm 1 : Thế nào là hai góc kề nhau ? Vẽ hình minh họa ? -Nhóm 2 : Thế nào là hai góc phụ nhau ? Tìm số đo củ góc phụ với góc 300; 450 ? -Nhóm 3 : Thế nào la hai góc bù nhau ? Cho góc A= 1050; góc B = 750. Hai góc A, B có bù nhau không ? Vì sao ? -Nhóm 4 : Thế nào là hai góc kề bù ? Hai góc kề bù có tổng số đo bằng bao nhiêu ? Vẽ hình minh họa ? 4. Củng cố (14') -Treo bảng phụ BT 18, SGK trang 82 : -Gọi hs Tính góc BOC ? Gọi 01 hs đo kiểm tra lại kết quả ? -Cho hs làm BT 19, SGK trang 82. -HS làm ?1 Đo góc xOy, đo góc yPz, đo góc xOz và trả lời : góc xOy + góc yOz = góc xOz. -Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì xOy + yOz = xOz. Ngược lại, nếu xOy + yOz = xOz thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz. -Đại diện nhóm trình bày : +Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung. +Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 900. Góc phụ với góc 300 là góc 600, góc phụ với góc 450 là góc 450. +Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 1800. Góc A + góc B = 1050 + 750 = 1800 . Do đó góc A, góc B là hai góc bù nhau. +Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau là hai góc kề bù. -HS giải : Vì tia OA nằm giữa hai tia OB, OC nên ta có : BOC = BOA+AOC = 450 + 320 = 770. Một hs đo kết quả bằng thước đo góc. -HS giải : yOy’= xOy’ – xOy = 1800 – 1200 = 600 1. Khi nào thì tổng số đo của hai góc xOy và yOz bằng số đo của góc xOz ? -Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì xOy + yOz = xOz. Ngược lại, nếu xOy + yOz = xOz thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz. 2. Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù : -Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung. -Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 900. -Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 1800. -Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau là hai góc kề bù. -BT 18, SGK trang 82 : -BT 19, SGK trang 82 : 5. Dặn dò : (1’) -Về nhà học bài. -Làm các bài tập 20; 21; 22; 23 SGK trang 92. - Chuẩn bị bài : Tia phân giác của góc. Tuần : 26 Ngày soạn : 2/1/2012 Tiết : 21 §16 TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC I. Mục tiêu : - HS hiểu thế nào là tia phân giác của một góc, hiểu đường phân giác của góc là gì. - HS biết vẽ tia phân giác của một góc . - Rèn tính cẩn thận đo, vẽ, gấp giấy chính xác. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, chuẩn bị bài trước ở nhà. III. Hoạt động trên lớp : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ :(8') -Cho tia Ox, trên cùng một nửa mp bờ chứa tia Ox; Vẽ tia Oy sao cho góc xOy = 1400, góc xOz = 700. Tia Oz như thế nào đối với hai tia Ox và Oy ? 3. Dạy bài mới : * HĐ1(8') : Tia phân giác của một góc là gì ? -Qua bài tập, giới thiệu tia Oz là tia phân giác của góc xOy. Vậy thế nào là tia phân giác của một góc ? * HĐ 2 (14'): Cách vẽ tia phân giác của một góc : -VD : Vẽ tia phân giác của góc xOy có số đo 640. -Hướng dẫn hs cách 1 : dùng thước đo góc. Gọi hs thực hiện các bước vẽ. -Gọi hs trình bày cách 2 : gấp giấy. -Mỗi góc (không phải là góc bẹt) có bao nhiêu tia phân giác ? -Cho hs làm ? Hãy vẽ tia phân giác của góc bẹt. * HĐ 3 (5') : Chú ý : -Giới thiệu đường phân giác. 4. Củng cố (9') -BT 31 SGK trang 87 : a) Vẽ góc xOy có số đo 1260. b) Vẽ tia phân giác của góc xOy ở câu a) -HS thực hiện : -Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy. -Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau. -Ta có : góc xOz = góc zOy Mà góc xoz + góc zOy = 640 => góc xOz = = 320 Vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy sao cho góc xOz = 320 -Trình bày cách gấp giấy. -Mỗi góc (không phải là góc bẹt) có chỉ một tia phân giác. -HS vẽ tia phân giác của góc bẹt. -Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó. -HS thực hiện : 1. Tia phân giác của một góc là gì ? -Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau. 2. Cách vẽ tia phân giác của một góc : -VD : Vẽ tia phân giác của góc xOy có số đo 640. Cánh 1 : Dùng thước đo góc. -Ta có : góc xOz = góc zOy Mà góc xoz + góc zOy = 640 => góc xOz = = 320 Vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy sao cho góc xOz = 320 Cùách 2 : Gấp giấy. 3. Chú ý : -Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó. -BT 31 SGK trang 87 : a) Vẽ góc xOy có số đo 1260. b) Vẽ tia phân giác của góc xOy ở câu a) 5. Dặn dò : (1’) -Về nhà học bài. -Làm bài tập 30; 32 SGK trang 87. -Chuẩn bị bài tập phần luyện tập, tiết sau luyện tập. Tuần : 27 Ngày soạn : 4/1/2012 Tiết : 22 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Khắc sâu kiến thức về tia phân giác của một góc. - Rèn kỹ năng giải bài toán về tính góc, áp dụng tính chất về tia phân giác của một góc để làm bài tập, kỹ năng vẽ góc. - Rèn tính cẩn thận khi vẽ góc, đo góc, giải bài tập. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, thước đo độ. Học sinh : Thước thẳng, thước đo độ, chuẩn bị bài trước ở nhà. III. Hoạt động trên lớp : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ :(8') -Tia phân giác của một góc là gì ? -Vẽ góc xOy có số đo 1200. Vẽ tia phân giác của góc xOy ? 3. Dạy bài mới : -BT 33 SGK trang 87 : (11') (GV treo bảng phụ bài tập ) Vẽ hai góc kề bù xOy và yOx’, biết góc xOy = 1300. Gọi Ot là tia phân giác của góc xOy. Tính góc x’Ot. -Gọi hs đọc to bài tập 33, hướng dẫn hs vẽ hình. -Gợi ý : tổng số đo của hai góc kề bù có số đo bằng bao nhiêu độ, góc x’Ot bằng tổng của hai góc nào ? -BT 34 SGK trang 87 :(13') Vẽ hai góc kề bù xOy và yOx’, biết góc xOy = 1000. Gọi Ot là tia phân giác của góc xOy, Ot’ là tia phân giác của góc x’Ot. Tính góc x’Ot, góc xOt’, góc tOt’. -Hướng dẫn hs áp dụng tính chất tia phân giác để tính các góc. -BT 36 SGK trang 87 : (12') Cho hai tia Oy, Oz cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox. Biết góc xOy = 300, góc xOz = 800. Vẽ tia phân giác Om của góc xOy. Vẽ tia phân giác On của góc yOz. Tính góc mOn. -Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau. Ta có : tOy = xOt = (Vì Ot là tia phân giác) xOy+ yOx’ = 1800 => yOx’ = 1800 – 1300 = 500 Vì tia Oy nằm giữa hai tia Ot và Ox’, ta có : x’Ot = x’Oy + yOt = 500 + 650 = 1150 -HS vẽ hình : Ta có : xOy và yOx’ là hai góc kề bù nên : x’Oy = 1800 – 1000 = 800 Tia Ot là tia phân giác của góc xOy : => góc xOt = góc tOy = 500 Tia Ot’ là tia phân giác của góc x’Oy : => góc x’Ot’ = góc t’Oy = 300 => góc x’Ot = 800 + 500 = 1300 => góc xOt’ = góc xOy+ góc t’Oy = 1000 + 400 = 1400 =>góc tOt’ = góc tOy + góc t’Oy = 500 + 400 = 900. -HS đọc to đề, vẽ hình : -Ta có : góc yOz = 800 – 300 = 500. + Tia Om là tia phân giác của góc xOy : => góc mOy = 300 : 2 = 150 + Tia On là tia phân giác của góc zy : => góc yOn = 500 : 2 = 250 Do đó : Góc mOn = góc mOy + góc yOn = 150 + 250 = 400. -BT 33 SGK trang 87 : Vẽ hai góc kề bù xOy và yOx’, biết góc xOy = 1300. Gọi Ot là tia phân giác của góc xOy. Tính góc x’Ot. -BT 34 SGK trang 87 : Vẽ hai góc kề bù xOy và yOx’, biết góc xOy = 1000. Gọi Ot là tia phân giác của góc xOy, Ot’ là tia phân giác của góc x’Ot. Tính góc x’Ot, góc xOt’, góc tOt’. -BT 36 SGK trang 87 : Cho hai tia Oy, Oz cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox. Biết góc xOy = 300, góc xOz = 800. Vẽ tia phân giác Om của góc xOy. Vẽ tia phân

File đính kèm:

  • docHINH HOC 6 tuan 2031 THEO CT GIAM TAI.doc
Giáo án liên quan