Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết: 3 - Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm

I . MỤC TIÊU :

1.Kiến thức: HS nắm được:

- Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

2.Kỹ năng :

-Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, đường thẳng cắt nhau.Nắm vững vị trí tương đối của đường thẳng trên mặt phẳng.

3.Thái độ :

- Vẽ hình cẩn thận, chính xác.

II . CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên :

- Thước thẳng, phấn màu.

- Bảng phụ ghi : câu hỏi kiểm tra bài cũ , nhận xét , bài tập 15 SGK , hình 18 , hình 19 , nội dung hoạt động nhóm , bài tập trắc nghiệm , .

2. Học sinh:

- Thước thẳng .Ôn lại cách gọi tên đường thẳng, điểm thuộc đường thẳng, không thuộc đường thẳng, 3 điểm thẳng hàng, không thẳng hàng, bảng nhóm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4308 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết: 3 - Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20 / 10 / 2009 Tiết :3 §3 ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM I . MỤC TIÊU : 1.Kiến thức: HS nắm được: - Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. 2.Kỹ năng : -Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, đường thẳng cắt nhau.Nắm vững vị trí tương đối của đường thẳng trên mặt phẳng. 3.Thái độ : - Vẽ hình cẩn thận, chính xác. II . CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Thước thẳng, phấn màu. - Bảng phụ ghi : câu hỏi kiểm tra bài cũ , nhận xét , bài tập 15 SGK , hình 18 , hình 19 , nội dung hoạt động nhóm , bài tập trắc nghiệm , . 2. Học sinh: - Thước thẳng .Ôn lại cách gọi tên đường thẳng, điểm thuộc đường thẳng, không thuộc đường thẳng, 3 điểm thẳng hàng, không thẳng hàng, bảng nhóm. III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định tổ chức :(1ph) Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ:( 4ph). Câu hỏi Đáp án và biểu điểm - Treo bảng phụ câu hỏi kiểm tra : a) Khi nào 3 điểm A, B, C thẳng hàng? Khi nào 3 điểm A, B, C không thẳng hàng? b) Cho điểm A, vẽ đường thẳng đi qua A. Vẽ được bao nhiêu đường thẳng như vậy? HSTB: a) Khi 3 điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.(3đ) Khi 3 điểm A, B, C không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng.(3đ) b) Có vô số đường thẳng đi qua điểm A .(2đ) Hình vẽ.(2đ) 3.Giảng bài mới : a/Giới thiệu bài (1ph) Qua KTBC ta thấy : có thể vẽ được vô số đường thẳng đi qua điểm A cho trước . Nếu cho trước hai điểm A, B làm thế nào để vẽ được đường thẳng đi qua hai điểm đó .Có bao nhiêu cách đặt tên cho đường thẳng ? Giữa hai đường thẳng có các vị trí tương đối nào ? Ta sang tiết 3 : § 3 ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM b/ Tiến trình bài dạy : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10ph Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh vẽ đường thẳng: GV: Cho trước hai điểm A , B (vừa nói , vừa vẽ hai điểm A , B lên bảng ) và một thước thẳng .Để vẽ đường thẳng qua hai điểm A , B ta đặt thước thế nào ? GV : Nhắc lại từng bước và yêu cầu HS về nhà đọc SGK vsau đó thực hiện vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A , B. GV : Gọi HS dùng phấn màu vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B. Gọi tiếp một HS lên bảng vẽ đường thẳng qua hai điểm A ,B bằng phấn mầu khác. H? Sau ba lần vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A ,B hãy nhận xét xem ta vẽ được mấy đường thẳng đi qua 2 điểm A và B. GV:Đó chính là nội dung phần nhận xét , dán bảng phụ nhận xét lên bảng . Gọi HS đọc nhận xét GV: Dựa vào phần nhận xét ,yêu cầu HS làm bài tập 15 hình 21 SGK .(treo bảng phụ đề bài tập ) Gọi HS đọc đề bài 15 (SGK) Yêu cầu HS trả lời miệng GV khắc sâu kiến thức cho HS qua BT 15 : Có duy nhất một đường thẳng đi qua hai điểm cho trước nhưng có vô số đường không thẳng đi qua hai điểm đó . H? Từ nhận xét trên hãy giải thích vì sao ta không nói hai điểm thẳng hàng . Treo bảng phụ vẽ sẵn ba điểm A , B ,C ( thẳng hàng ) H? Cho ba điểm và một thước thẳng làm thế nào để biết ba điểm đó có thẳng hàng hay không . Gọi HS lên bảng kiểm tra GV : giới thiệu bài tập vừa thực hiện chính là bài tập 16 SGK ,yêu câu HS tự trình bày vào vở . GV: Có những cách nào để đặt tên cho đường thẳng 2. Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách vẽ đường thẳng HSTB:Muốn vẽ đường thẳng qua hai điểm A , B ta : -Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B . - Dùng đầu chì vạch theo cạnh thước . HS :Quan sát và vẽ vào vở . HSTB: lên bảng vẽ . HSTB: lên bảng vẽ HSK: Nhận xét : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm A và B. HSY : đọc nhận xét . HSY : đọc đề HS. Quan sát hình 21 SGK trả lời miệng. HSK: a) Đúng. HSTBY: b) Đúng HS : chú ý lắng nghe để khắc sâu kiến thức HSK:Ta không nói hai điểm thẳng hàng vì bao giờ cũng có một đường thẳng qua hai điểm cho trứơc. (nên 2 điểm thẳng hàng là điều hiển nhiên ) HS : quan sát hình vẽ HSK-G: Vẽ đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đó trước rồi quan sát xem đường thẳng đó có đi qua điểm thứ ba không . HSTB: lên bảng HS: lắng nge và trình bày vào vở 1) Vẽ đường thẳng: (SGK) Nhận xét: Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B. Bài tập 15/ tr 109 (SGK) a) Đúng. b) Đúng Bài tập16/tr 109 (SGK) 6ph Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đặt tên đường thẳng H? Trong § 1 ta đã đặt tên cho đường thẳng bằng cách nào . GV: Vì đường thẳng xác định bởi hai điểm nên ta còn lấy hai điểm đó để dặt tên cho đường thẳng C2:Dùng 2 chữ cái in hoa . (tên của hai điểm thuộc đường thẳng đó.) Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A , B. GV: Ngoài hai cách trên ta có thể dùng hai chữ cái thường để đặt tên cho đường thẳng .Vẽ đường thẳng xy GV: Nếu đường thẳng chứa ba điểm A , B ,C thì gọi tên cho đường thẳng đó như thế nào? treo bảng phụ và yêu cầu HS thực hiện H.18 GV: Nếu đường thẳng chứa ba điểm ta có 6 cách gọi tên .Nếu đường thẳng chứa 4 , 5 ,.. điểm thì có bao nhiêu cách gọi tên về nhà tìm hiểu thêm. GV: giữa hai đường thẳng có các vị trí tương đối nào ?3 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đặt tên đường thẳng HSY: Ta đặt tên cho đường thẳng bằng một chữ các thường HS: nghe GV giới thiệuvà ghi bài vào vở HSK: Nhìn hình 18 SGK trả lời: Có 6 cách gọi : Đường thẳng AB, đường thẳng BC, đường thẳng AC, đường thẳng BA, đường thẳng CB, đường thẳng CA. 2) Tên đường thẳng: -Dùng một chữ cái thường . -Dùng chữ cái in hoa AB hoặc BA. - Dùng hai chữ cái thường. Đường thẳng xy (yx) Có 6 cách gọi : Đường thẳng AB, đường thẳng BC, đường thẳng AC, đường thẳng BA, đường thẳng CB, đường thẳng CA. 10ph Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu vị trí tương đối của hai đường thẳng: GV: xét vị trí tương đốâi thứ nhất của 2 đường thẳng Hai đường thẳng trùng nhau GV: dán bảng phụ hình 18 lên bảng Yêu cầu HS lên bảng vẽ đường thẳng AB(mực đen) Gọi tiếp 1 HS lên bảng vẽ đường thẳng CB(mực đỏ) H? Hai đường thẳng AB, CB có bao nhiêu điểm chung ? GV: xét vị trí tương đốâi thứ hai của 2 đường thẳng Hai đường thẳng cắt nhau GV: dán bảng phụ hình 19 lên bảng H? Hai đường thẳng AB, AC có điểm nào chung ? H?Hai đường thẳng AB, AC ngoài điểm A còn có điểm chung nào không. GV: Giới thiệu hai đường thẳng cắt nhau , A là giao điểm của 2 đường thẳng AB, AC. GV: xét vị trí tương đốâi cuối cùng của 2 đường thẳng Hai đường thẳng song song GV:Vẽ hai đường thẳng xy , uv lên bảng H? Hai đường thẳng xy , uv có bao nhiêu điểm chung . GV: giới thiệu hai đường thẳng song song Treo bảng phụ hình vẽ : Hai đường thẳng m và n có cắt nhau không? GV: Để củng cố 3 vị trí tương đối của hai đương thẳng , các em hãy hoàn thành bài tập sau (treo bảng phụ ) Yêu câàu HS hoạt động nhóm Hoạt động 3 : Tìm hiểu vị trí tương đối của hai đường thẳng: HSTB: lên bảng vẽ đường thẳng AB. HSTB: lên bảng vẽ đường thẳng CB HSTB:Hai đường thẳng AB, CB có vô số điểm chung. HSK: Hai đường thẳng AB,AC có điểm chung A HSTB: Hai đường thẳng AB,AC có một điểm chungA, điểm A duy nhất HS: quan sát hình vẽ HSK: không có điểm chung nào HS: nghe GV giới thiệu HSK-G: Vì đường thẳng không giới hạn về 2 phía, nếu kéo dài ra mà chúng có điểm chung thì chúng cắt nhau. HS : hoạt động nhóm 3) Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song : a) Hai đường thẳng trùng nhau : - Hai đường thẳng AB, CB trùng nhau . b) Hai đường thẳng cắt nhau: Hai đường thẳng AB, AC cắt nhau tại A ( A : là giao điểm của AB , AC) c) Hai đường thẳng song song Hai đường thẳng xy , uv song song với nhau . Vị trí tương đối của hai đường thẳng Hình vẽ Số điểm chung …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… Chú ý : Hai đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt. Hai đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có một điểm chung hoặc không có điểm chung nào . Bài tập trắc nghiệm : Bài 17/ tr 109(SGK): Có 6 đường thẳng : AB, BC, CD, AC, BD Treo bảng phụ đáp án . Cho các nhóm nhận xét. H? Từ 3 vị trí tương đối của 2 đường thẳng hãy cho biết : Nếu 2 đường thẳng có hai điểm chung phân biệt thì thuộc vị trí tương đối nào . GV: Do đó muốn chứng tỏ 2 hay nhiều đường thẳng trùng nhau ta cần chứng tỏ chúng có hai điểm chung. GV:Hai đường thẳng không trùng nhau(hoặc cắt nhau, hoặc //) gọilà 2 đường thẳng phân biệt.treo bảng phụ chú ý .Gọi HS đọc chú ý H? Tìm trong thực tế hình ảnh của 2 đường thẳng cắt nhau, songsong . Các nhóm nhận xét. HSK-G: Hai đường thẳng trùng nhau . HSY :đọc phần chú ý SGK. HSK: Cho ít nhất 2 hs tìm hình ảnh thực tế. Chẳng hạn hai lề thước thẳng , các đường kẻ ô li trong trang vở … là hình ảnh hai đường thẳng song song . 10ph Hoạt động 4: Hướng dẫn HS củng cố : GV: nhắc lại các kiến thức cần nhớ trong bài . Treo bảng phụ bài tập trắc nghiệmgọi HS lần lượt trả lời miệng . Bài tập: Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai? a) Hai đường thẳng không cắt nhau thì song song với nhau. b) Hai đường thẳng có 2 điểm chung phân biệt thì chúng trùng nhau. c) Hai đường thẳng trùng nhau thì chỉ có hai điểm chung. d) Hai đường thẳng phân biệt hoặc chúng cắt nhau hoặc chúng song song với nhau. GV: Cho trước 2 điểm ta xác định được một đường thẳng .Nếu cho trước 4 điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng xác định được bao nhiêu đường thẳng ? Hãy thực hiện bài tập 17 SGK(treo bảng phụ đề bài tập ) Gọi HS đọc đề GV: vẽ trước 4 điểm A ,B ,C ,D lên bảng . Yêu cầu Hs đếm số đường thẳng và đọc tên . GV: Ở bài tập 17 bằng trực quan ta thấy có 6 đường thẳng ,ta có thể tìm số đường thẳng bằng lập luận sau : -Chọn 1 trong số 4 điểm đã cho rồi nối điểm đó với 3 điểm còn lại ta được 3 đường thẳng. - Làm như vậy với tất cả 4 điểm ta được 3.4 đường thẳng. Nhưng như thế thì mỗi đường thẳng đã được tính 2 lần (vì đường thẳng AB với đường thẳng BA chỉ là một), do đó thực sự chỉ có (đường thẳng) GV: Nếu thay 4 điểm bằng n điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng thì vẽ được bao nhiêu đường thẳng ? GV: khẳng định dự đoán Yêu cầu HS nhẩm tìm số đường thẳng vẽ được nếu n = 10 Cho đường thẳng xy , trên đường thẳng xy lấy 2 điểm A ,B .Nêu cách đọc tên khác của đường thẳng trên ? Có cách đọc tên Ax , By không ? Ta sẽ tìm hiểu trong các bài sau . Hoạt động 4: Củng cố HS: nghe GV tóm tắt các kiến thức cần nhớ . HS. Trả lời miệng. HSTB: Sai HSK: Đúng HSK: Sai HSY: Đúng HSY: đọc đề HSK: Có 6 đường thẳng : AB, BC, CD, AC, BD . HS: nghe giảng HSK-G: dự đoán : HSK: Số đường thẳng vẽ được là HSTB :Đường thẳng AB 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học sau: (3ph) - Nắm cách đặt tên đường thẳng, vị trí của 2 đường thẳng, phần nhận xét về đường thẳng đi qua 2 điểm. - Bài tập về nhà : 18;19; 20 Sgk Bài tập bổ sung cho HS khá giỏi : Cho 11 đường thẳng đôi một cắt nhau .Nếu trong số đó không có ba đường thẳng nào cùng đi qua một điểm ( đồng qui ) thì có tất cả bao nhiêu giao điểm ? Hướng dẫn: Bài 18SGK: Bài19 SGK : X, Z, T thẳng hàng; Y, Z, T thẳng hàng. Z, T nằm trên đường thẳng XY và Zd1; Td2 Bài tập bổ sung : Sử dụng công thức trong đó n là số đường thẳng . - Đọc kỹ trước bài thực hành trang 10. Mỗi tổ chuẩn bị :1 búa đóng cọc , 1 dây dọi , 6 cọc tiêu một đầu nhọn , cọc thẳng bằng tre dài 1,5 m. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTiet 3 hinh hoc 6.doc
Giáo án liên quan