I- MỤC TIÊU
-Học sinh biết định nghĩa đoạn thẳng.
-Hs biết vẽ đoạn thẳng, biết nhận dạng đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt đường thẳng, đoạn thẳng cắt tia, biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau
- HS có ý thức vẽ hình cẩn thận và chính xác.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV: thước thẳng, bảng phụ vẽ các trường hợp: đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.
HS: thước thẳng, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 7 - Bài 6: Đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20-10-2007 Ngày dạy: 27-10-2007
Tiết 7: Đ6 đoạn thẳng
I- Mục tiêu
-Học sinh biết định nghĩa đoạn thẳng.
-Hs biết vẽ đoạn thẳng, biết nhận dạng đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt đường thẳng, đoạn thẳng cắt tia, biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau
- HS có ý thức vẽ hình cẩn thận và chính xác.
II- Chuẩn bị của GV và HS
GV: thước thẳng, bảng phụ vẽ các trường hợp: đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.
HS: thước thẳng, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:
A. Kiểm tra
1/ Bài 26.
2/ Bài 31.
3/ Bài 32.
HĐ2: Đặt vấn đề thông qua các khái niệm đường thẳng, tia.
2 HS lên bảng làm bài
HS dưới lớp cùng làm
B- Bài giảng
HĐ3:
1. Đoạn thẳng là gì?
GV hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng AB theo trình tự:
- Đánh dấu hai điểm A,B trên trang giấy
- Đặt cạnh của thước đi qua 2 điểm A, B
Dùng đầu bút chì vạch theo cạnh thước từ A đến B
GV giới thiệu hình vừa vẽ là đoạn thẳng AB
GV hỏi: Đoạn thẳng AB là gì?
GV gợi ý để HS nêu định nghĩa về đoạn thẳng AB thông qua cách vẽ.
GV thông báo cách đọc tên đoạn thẳng và cách vẽ đoạn thẳng.
HS dưới lớp làm theo từng bước GV yêu cầu
HS suy nghĩ trả lời
HS nêu định nghĩa đoạn thẳng AB
A B
-Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
-Đọc tên: Đoạn thẳng AB, đt BA.
-Hai điểm A, B gọi là hai mút (hai đầu) của đoạn thẳng AB.
GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng MN ? Đoạn thẳng MN là gì?
-Làm bài tập 33 sgk
GV cho HS đọc từng câu và hoàn thành phát biểu để củng cố định nghĩa đoạn thẳng
Làm bài tạp 34 sgk : GV cho HS đọc đề bài và vẽ hình.
? Có mấy đoạn thẳng tất cả?
Gọi tên các đoạn thẳng đó?
Làm bài tập 35:-SGK
HS lên bảng vẽ hình và nêu lại cách vẽ
HS trả lời
HS đọc đề bài
H đọc đề bài và vẽ hình
HS trả lời : có 3 đoạn thẳng là AB,AC và BC
HĐ 4:
2- Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng
GV giới thiệu bảng phụ vẽ các trường hợp hai đoạn thẳng cắt nhau
GV nêu các cách nói khác nhau: AB cắt CD tại I; AB và CD cắt nhau tại I; I là giao điểm của AB và CD...
GV giới thiệu bảng phụ vẽ các trường hợp đoạn thẳng cắt tia
? hãy phát biểu quan hệ giữa đoạn thẳng và tia ở hình trên
GV giới thiệu các trường hợp đoạn thẳng cắt đường thẳng:
? Đoạn thẳng và đoạn thẳng (tia, đường thẳng) cắt nhau khi nào?
GV nhấn mạnh các trường hợp thường gặp
HS quan sát và mô tả từng trường hợp trong hình vẽ
HS quan sát và mô tả từng hình
HS phát biểu theo các cách khác nhau
HS quan sát và mô tả từng trường hợp trên hình vẽ.
HS: Khi chúng không cùng nằm trên một đường thẳng và có 1 điểm chung duy nhất gọi là giao điểm
C- Hướng dẫn về nhà (3 ph)
Học bài theo sgv và làm bài tập 36,37,38, 39 sgk
HS khá giỏi làm bài 37 sbt
File đính kèm:
- Hinh 6 t7.doc