I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
2. Kỹ năng : Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. Bước đầu tập suy luận nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a; b; c thì suy ra số thứ ba.
3. Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Thước thẳng, thước cuộn, thước gấp, thước chữ A, bảng phụ.
Học sinh : Thước thẳng.
III. Hoạt động trên lớp :
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tuần: 09 - Tiết: 09 - Bài 8: Khi nào thì am + mb = ab?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 09. Ngày soạn :
Tiết : 09. Ngày dạy :
§ 8. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
2. Kỹ năng : Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. Bước đầu tập suy luận nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a; b; c thì suy ra số thứ ba.
3. Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Thước thẳng, thước cuộn, thước gấp, thước chữ A, bảng phụ.
Học sinh : Thước thẳng.
III. Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
7’
20’
7’
10’
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
-Mỗi đoạn thẳng có độ dài xác định như thế nào ? Em hãy dùng thước thẳng đo độ dài đoạn thẳng AM, MB, AB.
3. Dạy bài mới :
* HĐ 1 : Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
-Cho hs làm ?1 (kết quả kiểm tra bài cũ). Cho hs so sánh AM + MB và AB ?
-Khi nào thì ta có :
AM + MB = AB ?
-Khắc sâu kiến thức cho hs : khi K nằm giữa hai điểm M, N ta có đẳng thức nào ?
-Để đo độ dài một đoạn thẳng hoặc khoảng cách giữa hai điểm ta thường dùng những dụng cụ gì ?
* HĐ 2 : Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất :
-Cho hs quan sát các dụng cụ đo như : thước cuộn, thước gấp, thước chữ A.
-Cho HS đọc SGK, trang 120; 121.
4. Củng cố :
-Treo bảng phụ : BT 46, SGK trang 121 :
Gọi N là một điểm của đoạn thẳng IK. Biết IN = 3cm, NK = 6cm. Tính độ dài đoạn thẳng IK.
-Hướng dẫn hs giải, gọi hs lên bảng trình bày.
-Treo bảng phụ : BT 47, SGK trang 121 :
Gọi M là một điểm của đoạn thẳng EF. Biết EM = 4cm, EF = 8cm. So sánh hai đoạn thẳng EM và MF.
-Cho hs hoạt động nhóm.
-Uốn nắm chỗ sai (nếu có).
- Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
- Đo các đoạn thẳng AM, MB, AB.
-AM + MB = AB
- Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
- MK + KN = MN.
-Thước thẳng, thước cuộn,…
-Quan sát các dụng cụ đo khoảng cách.
-HS đọc SGK, trang 120; 121.
-HS giải :
Vì điểm N nằm giữa hai điểm I, K nên ta có :
IK = IN + NK
IK = 3 + 6 = 9cm.
-Đại diện nhóm trình bày :
Vì điểm M nằm giữa hai điểm E, F nên ta có :
EM + MF = EF
4 + MF = 8
MF = 8 – 4 = 4cm
Vậy EM = MF
§ 8. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
Nhận xét : Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất :
-Thước cuộn bằng vải hoặc thước cuộn bằng kim loại.
-Thước chữ A, khoảng cách giữa hai chân 1 m hoặc 2 m.
-BT 46, SGK trang 121 :
Gọi N là một điểm của đoạn thẳng IK. Biết IN = 3cm, NK = 6cm. Tính độ dài đoạn thẳng IK.
-BT 47, SGK trang 121 :
Gọi M là một điểm của đoạn thẳng EF. Biết EM = 4cm, EF = 8cm. So sánh hai đoạn thẳng EM và MF.
5. Dặn dò : (1’)
-Về nhà học bài.
-Làm bài tập 48; 49; 50; 51 SGK trang 121; 122.
-Tiết sau luyện tập.
File đính kèm:
- tiet 9.doc