I. Mục Tiêu:
HS hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt ( Chú ý: Có vô số đường không thẳng đi qua hai điểm phân biệt), hiểu thế nào là đường thẳng cắt nhau, trùng nhau, song song với nhau.
Biết được thế nào là vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng.
Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm một cách cẩn thận, chính xác.
II. Phương Tiện: GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
Nhóm HS: Thước thẳng, viết màu đỏ.Các Hoạt Động Dạy Học Chủ Yếu
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tuần 3 - Trường TH & THCS Minh Thuận 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tuần: 3
Tiết PPCT: 3
§ 3: ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM.
Mục Tiêu:
HS hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt ( Chú ý: Có vô số đường không thẳng đi qua hai điểm phân biệt), hiểu thế nào là đường thẳng cắt nhau, trùng nhau, song song với nhau.
Biết được thế nào là vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng.
Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm một cách cẩn thận, chính xác.
Phương Tiện:
GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
Nhóm HS: Thước thẳng, viết màu đỏ.
Các Hoạt Động Dạy Học Chủ Yếu:
Hoạt động của Giáo Viên & Học Sinh
Nội dung ghi bảng
Bổ sung
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:- Thế nào là ba điểm thẳng hàng, không thẳng hàng?- Cho điểm A, vẽ đường thẳng a qua A, lấy điểm B thuộc đường thẳng a.
Bài mới:
a
A B
Hoạt động 1: Cách vẽ đường thẳng qua hai điểm.
GV: Hãy cho biết các điểm thuộc đường thẳng a?à HS: điểm A & B Ỵ a.
GV: Ta còn có cách gọi khác là đường thẳng đi qua hai điểm A & B.
GV: Muốn vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A & B ta làm thế nào?à HS: Đọc SGK và nêu cách vẽ.
GV: Yêu cầu HS vẽ đường thẳng qua hai điểm M, N.
GV: Qua hai điểm M, N ta có thể vẽ được mấy đường thẳng?à Qua hai điểm M, N ta chỉ vẽ được một đường thẳng.
GV: Giới thiệu nội dung nhận xét ở SGK.
1. Vẽ đường thẳng:
Muốn vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A, B ta làm như sau:
Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A & B.
Dùng bút vạch theo cạnh thước.
a
M N
Nhận xét:
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A & B.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách gọi và đặt tên đường thẳng qua hai điểm.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, cho biết có mấy cách gọi tên đường thẳng đi qua hai điểm?à HS: Đọc thông tin và trả lời:
GV: Cho HS làm ?1. A B Cà HS: Các tên gọi khác: AB, BA, AC, CA, BC, CB.
GV: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng AB, AC.à HS: Thực hiện theo yêu cầu.
GV: Hai đường thẳng đó có điểm nào chung? Bà HS: Điểm A là điểm chung duy nhất. A
C
2. Tên đường thẳng:
Các cách gọi tên đường thẳng:
Gọi tên theo một chữ cái thường.
Nếu đường thẳng đi qua nhiều điểm à lấy hai điểm mà đường thẳng đi qua để gọi tên.
Ngoài ra ta còn gọi tên đường thẳng bằng hai chữ cái thường.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song.
GV: Giới thiệu về hai đường thẳng cắt nhau. Vậy hai đường thẳng cắt nhau có mấy điểm chung?à HS: Có một điểm chung duy nhất.
GV: Tiếp tục giới thiệu về hai A B Cđường thẳng trùng nhau và song song.à HS: Chú ý và ghi bài. a
GV: Giới thiệu chú ý SGK. bYêu cầu HS ghi vở.
Củng cố:- Có mấy đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt?- Nếu hai đường thẳng phân biệt xãy ra mấy trường hợp?- Làm thế nào để biết được hai đường thẳng cắt nhau, song song?- Nếu còn thời gian à HD bài tập 16, 17, 19 SGK.
Hướng dẫn về nhà:- Học kỹ các khái niệm đã học & chuẩn bị bài thực hành.- Làm các bài tập: 15, 18, 21 SGK.
3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song.
Khái niệm:
Hai đường thẳng có một và chỉ một điểm chung à Hai đường thẳng cắt nhau.
Hai đường thẳng không có điểm chung nào à Hai đường thẳng song song.
Hai đường thẳng có nhiều hơn một điểm chung à Hai đường thẳng trùng nhau.
Rút Kinh Nghiệm:
File đính kèm:
- hinh 6 duong thang qua hai diem.doc