Giáo án Toán học lớp 6 - Số học - Tuần 17, 18

A. MỤC TIÊU

- Học sinh hiểu được quy tắc dấu ngoặc, biết khái niệm tổng đại số.

- Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc, biết viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.

2. Học sinh: Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Số học - Tuần 17, 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 Ngày dạy:.../12/2013 Tiết 51. QUY TẮC DẤU NGOẶC A. MỤC TIÊU Học sinh hiểu được quy tắc dấu ngoặc, biết khái niệm tổng đại số. Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc, biết viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. 2. Học sinh: Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Tổ chức Sĩ số 6A: 6B: II/ Kiểm tra - HS 1: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm? Chữa bài tập 86 (c, d) (SBT). Cho x = -98 ; a = 61 ; m = -25. Tính c) a – m + 7 – 8 + m - HS 2: Phát biểu quy tắc trừ số nguyên? Tính giá trị biểu thức : 5 + (42 – 15 + 17) – (42 + 17) Nêu cách làm? Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm. III/ Bài mới 1/Quy tắc dấu ngoặc. Cho học sinh làm ? 1. a) Tìm số đối của 2 ; (-5) và thực hiện phép tính [2 + (-5)]. b) So sánh tổng các số đối của 2 và (-5) với số đối của tổng {2 + (-5)}. Tương tự hãy so sánh số đối của tổng (-3 + 5 + 4) với tổng các số đối của các số hạng. Vậy, khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-“ đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc như thế nào? Yêu cầu học sinh làm ? 2. Tính và so sánh kết quả : a) 7 + (5 – 13) và 7 + 5 + (-13) Vậy, khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc như thế nào? b) 12 – (4 – 6) và 12 – 4 + 6 Phát biểu lại quy tắc bỏ dấu ngoặc? Ví dụ : Tính nhanh : a) 324 + {112 – (112 + 324)} b) (-257) – {(-257 + 156) – 56} Ta có mấy cách bỏ dấu ngoặc? Y/C HS thực hiện lại bài toán đưa ra lúc đầu : 5 + (42 – 15 + 17) – (42 + 17) Cho HS làm ? 3 Tính nhanh : a) (768 – 39) – 768 b) (-1597) – (12 – 1597) Giáo viên nhận xét, bổ sung. 2/ Tổng đại số. GV giới thiệu về tổng đại số : + Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên. + Khi viết tổng đại số: bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc. Ví dụ : 5 + (-3) – (-6) - (+7) = 5 + (-3) + (+6) – 7 = 1 GV giới thiệu các phép biến đổi trong tổng đại số: + Thay đổi vị trí các số hạng. VD : 97 – 150 – 47 = ? + Cho các số hạng vào trong ngoặc có dấu “+” , “-“ đằng trước. VD : 284 – 75 – 25 = ? Giáo viên nêu chú ý (trang 85 – SGK). ? 1. Số đối của 2 là (-2) ; số đối của (-5) là 5. [2 + (-5)] = (-3). HS : (-2) + 5 = 3. Số đối của tổng [2 + (-5)] là : - [2 + (-5)]= (-2) + 5 = 3. Số đối của tổng (-3 + 5 + 4) là: - (-3 + 5 + 4) = 3 + (-5) + (-4) HS: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-“ đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc thay đổi. ? 2. 1 học sinh lên bảng. a) 7 + (5 – 13) = 7 + 5 + (-13) = -1. Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+“ đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc không thay đổi. b) 12 – (4 – 6) = 12 – 4 + 6 = 14 2 học sinh nhắc lại. 2 học sinh lên bảng thực hiện. a) 324 + {112 – (112 + 324)} = 0 b) (-257) – {(-257 + 156) – 56} = -100 Có hai cách : + Bỏ trong ngoặc tròn trước + Bỏ trong ngoặc vuông trước. 1 học sinh lên bảng thực hiện. ? 3. 2 học sinh lên bảng thực hiện. a) (768 – 39) – 768 = -39 b) (-1597) – (12 – 1597) = -12 Học sinh nhận xét, bổ sung. Học sinh lắng nghe. HS thực hiện phép viết gọn tổng đại số. Học sinh thực hiện các ví dụ : VD : 97 – 150 – 47 = 97 – 47 + 150 = -100 VD : 284 – 75 – 25 = 284 - (75 + 25) = 284 – 100 = 184 2 học sinh đọc lại chú ý (trang 85 – SGK). IV. Củng cố QUY TẮC DẤU NGOẶC 1.Quy tắc: khi bỏ dấu ngoặc nếu phía trước dấu ngoặc là dấu trừ thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc.nếu dấu cộng thì giữ nguyên 2. Tổng đại số: a-b+c=a+c-b=c-b+a Bài 57 (trang 85 – SGK). Gọi 3 học sinh lên bảng thực hiện. b) 30 + 12 + (-20) + (-12) c) (-4) + (-440) + (-6) + 440 d) (-5) + (-10) + 16 + (-1) GV nhận xét, bổ sung. Bài 59 (trang 85 – SGK). Gọi 2 HS lên bảng thực hiện. a) (2736 – 75) – 2736 GV nhận xét, bổ sung. Bài 57 (trang 85 – SGK). 3 học sinh lên bảng thực hiện. b) 30 + 12 + (-20) + (-12) = 10 c) (-4) + (-440) + (-6) + 440 = -10 d) (-5) + (-10) + 16 + (-1) = 0 HS nhận xét, bổ sung. Bài 59 (trang 85 – SGK). 2 HS lên bảng thực hiện. a) (2736 – 75) – 2736 = -75 HS nhận xét, bổ sung. V/ Hướng dẫn về nhà - Ôn các dạng bài tập đã chữa. - Bài tập về nhà: 84, 85, 86 (c, d) (trang 64; 65 – SBT). TUẦN 17 Ngày dạy:.../12/2013 Tiết 52. LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU Học sinh được củng cố quy tắc dấu ngoặc và khái niệm tổng đại số. Vận dụng thành thạo quy tắc dấu ngoặc và biến đổi trong tổng đại số. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. 2. Học sinh: Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Tổ chức Sĩ số 6A: 6B: II/ Kiểm tra HS 1: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước ta làm như thế nào? Bỏ dấu ngoặc rồi tính : (42 – 69 + 17) – (42 + 17) HS 2: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước ta làm như thế nào? Bỏ dấu ngoặc rồi tính : (27 + 65) + (346 – 27 – 65) Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm. III/ Bài mới Dạng 1 : Thực hiện phép tính. Bài 89 (trang 65 – SBT). Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện. a) (-24) + 6 + 10 + 24 b) 15 + 23 + (-25) + (-23) c) (-3) + (-350) + (-7) + 350 d) (-9) + (-11) + 21 + (-1) Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 91 (trang 65 – SBT). Yêu cầu HS đọc đề. Nêu hướng giải? Gọi 2 HS lên bảng thực hiện. a) (5674 – 97) – 5674 b) (-1075) – (29 – 1075) Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 92 (trang 65 – SBT). Bỏ dấu ngoặc rồi tính. Y/c HS nhắc lại quy tắc bỏ dấu ngoặc. a) (18 + 29) + (158 – 18 – 29) b) (13 – 135 + 49) – (13 + 49) Giáo viên nhận xét, bổ sung. Dạng 2: Đơn giản và tính giá trị biểu thức. Bài 90 (trang 65 – SBT). Đơn giản biểu thức. Yêu cầu hs đọc đề và nêu hướng giải. Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện. a) x + 25 + (-17) + 63 b) (-75) – (p + 20) + 95 GV nhận xét, bổ sung. Bài 93 (trang 65 – SBT). Tính giá trị biểu thức Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện. a) x = -3, b = -4, c = 2. b) x = 0, b = 7, c = -8 Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 89 (trang 65 – SBT). Học sinh đọc đề. 2 học sinh lên bảng thực hiện. a) (-24) + 6 + 10 + 24 = [(-24) + 24] + (6 + 10)= 0 + 16 = 16 b) 15 + 23 + (-25) + (-23) = [23 + (-23)]+ [15 + (-25)] = 0 + (-10)= -10 c) (-3) + (-350) + (-7) + 350 = [(-3) + (-7)] + [(-350) + 350] = (-10) + 0= - 10 d) (-9) + (-11) + 21 + (-1) = 0 Học sinh nhận xét, bổ sung. Bài 91 (trang 65 – SBT). HS đọc đề. HS nêu hướng giải rồi lên bảng thực hiện. a) (5674 – 97) – 5674 = -97 b) (-1075) – (29 – 1075) = 29 HS nhận xét, bổ sung. Bài 92 (trang 65 – SBT). Học sinh đọc đề. 1 HS nhắc lại quy tắc bỏ dấu ngoặc. a) (18 + 29) + (158 – 18 – 29) = 158 b) (13 – 135 + 49) – (13 + 49) = -135 Học sinh nhận xét, bổ sung. Bài 90 (trang 65 – SBT). Học sinh đọc đề. Học sinh nêu hướng giải rồi lên bảng thực hiện. a) x + 25 + (-17) + 63 = x + 71 b) (-75) – (p + 20) + 95 = -p HS nhận xét, bổ sung. Bài 93 (trang 65 – SBT). HS đọc đề. Ta thay các giá trị của x, b và c vào rồi tính kết quả. 2 HS lên bảng thực hiện. a) x + b + c = -5 b) x + b + c = -1 HS nhận xét, bổ sung. IV. Củng cố Nhắc lại quy tắc dấu ngoặc? Nêu cách viết gọn một tổng đại số? V/ Hướng dẫn về nhà Ôn tập thật kĩ các kiến thức đã học. Xem lại các bài tập đã chữa. Tiết sau ôn tập học kì I TUẦN 17 Ngày dạy:.../12/2013 Tiết 53. ÔN TẬP HỌC KÌ I A. MỤC TIÊU Học sinh được ôn tập các kiến thức về phép toán cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên luỹ thừa. Ôn tập các kiến thức về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết, số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung, ƯCLN và BCNN. Vận dụng thành thạo các tính chất để giải các bài tập. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. 2. Học sinh: Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Tổ chức Sĩ số 6A: 6B: II/ Kiểm tra ( Kết hợp trong giờ) III/ Bài mới I/ Ôn tập lí thuyết Viết dạng tổng quát của tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng? Ngoài các tính chất trên phép nhân và phép cộng còn có tính chất gì? Viết công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, chia hai luỹ thừa cùng cơ số ? Giáo viên nhấn mạnh về cơ số và số mũ trong mỗi công thức. Viết dạng tổng quát tính chất chia hết của một tổng ? Gọi 4 học sinh lần lượt nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9? Số nguyên tố và hợp số có điểm gì giống và khác nhau ? ƯCLN là gì? Nêu cách tìm? BCNN là gì ? Nêu cách tìm? II. Tổ chức luyện tập Bài 1: Cho các số 160, 534, 2511, 48309, 3825. Hỏi : a) Số nào chia hết cho 2 ? b) Số nào chia hết cho 3 ? c) Số nào chia hết cho 9 ? d) Số nào chia hết cho 5 ? e) Số nào chia hết cho cả 2 và 5 ? f) Số nào chia hết cho cả 3 và 9 ? Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 2: Điền chữ số vào dấu * để : 1*5* chia hết cho cả 5 và 9. *46* chia hết cho cả 2, 3, 5, 9. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 3: Cho hai số 90 và 252. - Phát biểu quy tắc tìm ƯCLN và BCNN của hai hay nhiều số? a) Tìm ƯCLN rồi tìm ƯC của 90 và 252 ? b) Tìm BCNN rồi tìm BC của 90 và 252 ? Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 4: Tính số học sinh của một trường biết học sinh trường đó xếp hàng 10, 15, 18 đều vừa đủ hàng và số học sinh đó nằm trong khoảng từ 300 đến 400 học sinh ? Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày. Giáo viên nhận xét, bổ sung. a + b = b + a (a + b) + c = a + (a + c) a.b = b.a a.(b.c) = (a.b).c 1 học sinh khác bổ sung. a + 0 = 0 + a = a a.1 = 1.a =a am . an = am + n am : an = am + n (a 0 ; m n) Học sinh lắng nghe. 1 học sinh lên bảng : Nếu a m và b m (a + b) m Nếu a m và b m (a + b) m 4 học sinh lần lượt đứng tại chỗ trả lời. Giống nhau : Đều là số tự nhiên. Khác nhau : Số nguyên tố chỉ có hai ước, còn hợp số nhiều hơn hai ước. 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời. 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời. Cho HS hoạt động nhóm. Cho học sinh nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. 1 học sinh lên bảng trình bày câu a, b, c. 1 học sinh khác lên trình bày câu c, d, e. Học sinh nhận xét, bổ sung. Học sinh đọc đề. 2 học sinh lên bảng thực hiện a) 1744, 1350 b) 8460 Học sinh nhận xét, bổ sung. Bài 3: 2 học sinh nhắc lại các quy tắc tìm ƯCLN và BCNN của hai hay nhiều số. 2 học sinh lên bảng thực hiện 90 = 2.32.5; 252 = 22.32.7 ƯCLN(90, 252) = 2.32 =18 ƯC(90, 252) = Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18} BCNN(90, 252) = 22.32.5.7 = 1260 BC(90, 252) = {0; 1260; 2520; …} Học sinh nhận xét, bổ sung. Bài 4: Học sinh đọc đề. 1 học sinh đứng tại chỗ tóm tắt đề bài. 1 học sinh lên bảng thực hiện. Gọi số học sinh là a (300 a 400) thì a 10 ; a 15 ; a 18. a BC(10, 12, 15) 10 = 2.5; 15 = 3.5; 18 = 2.32. BCNN(10, 12, 15) = 2.32.5 = 90 BC(10, 12, 15) = B(90) = {0; 90; 180; 270; 360; 450; ...}. Vì 300 a 400 nên a = 360 Số học sinh là 360 học sinh. Học sinh nhận xét, bổ sung. IV. Củng cố Nhắc lại quy tắc dấu ngoặc? Nêu cách viết gọn một tổng đại số? V/ Hướng dẫn về nhà Ôn tập kĩ lý thuyết. Bài tập về nhà: 209 đến 213 (trang 51; 52 – SBT). Tiết sau tiếp tục ôn tập học kì I. TUẦN 17 Ngày dạy:.../12/2013 Tiết 54. ÔN TẬP HỌC KÌ I ( tiếp) A. MỤC TIÊU Học sinh được ôn tập các kiến thức về phép toán cộng, trừ số nguyên, quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, các tính chất của phép cộng trong Z. Vận dụng thành thạo các tính chất để giải các bài tập. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. 2. Học sinh: Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Tổ chức Sĩ số 6A: 6B: II/ Kiểm tra ( Kết hợp trong giờ) III/ Bài mới 1/ Ôn tập lý thuyết. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì? Nêu quy tắc tìm giá trị tuyệt đối của số nguyên a? Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu? Ví dụ : (–15) + (-20) = (+19) + (+31) = + = (–30) + (+10) = (–12) + (+12) = (–24) + = Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm như thế nào? Viết công thức? Ví dụ : 15 – (–20) = (–28) – (+12) = Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc? Ví dụ : Rút gọn biểu thức : (–90) – (a – 90) + (7 + a) 2/ Tổ chức luyện tập. Bài 1: Thực hiện phép tính : a) (52 + 12) – 9.3 b) 80 – (4.52 – 3.23) c) [(–18) + (–7)] – 15 d) (–219) – (–229) + 12.5 e) 225 – {[(–60) + (+225)] – 16} - GV nhận xét, bổ sung. Bài 2: Tìm số nguyên x, biết : a) = 3 b) = –1 c) (x + 13) : 5 = 2 d) 2 + (–5) = 7 Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Cho HS HĐN bài 3. - Cho đại diện lên bảng trình bày GV chôt: bước 1: liệt kê các số nguyên. Bước 2: thực hiện tính nhanh tổng - Y/c HS làm bài tập 4 Một đội thiếu nhi có 68 nam và 72 nữ, cô giáo muốn chia đều số nam và số nữ thành các tổ. Hỏi chia được nhiều nhất mấy tổ? - Bài này vận dụng đơn vị kiến thức nào để làm? (ƯC, ƯCLN) - gọi hs lên bảng làm? - qua tập chia phần thì khi nào vận dụng kiến thức về BC, BCNN để làm? Khi nào vận dụng kiến thức ƯC, ƯCLN để làm? Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số. 2 học sinh nhắc lại. (-15) + (–20) = -35 (+19) + (+31) = 50 + = 40 (–30) + (+10) = –20 (–12) + (+12) = 0 (–24) + = 12 2 học sinh nhắc lại quy tắc. a – b = a + (–b) 15 – (-20) = 35 –28 – (+12) = -40 2 học sinh nhắc lại. (–90) – (a – 90) + (7 + a) = (–90) – a + 90 + 7 + a = – a + a + (–90) + 90 + 7 = 7 Học sinh nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính. 4 học sinh lên bảng thực hiện. a) (52 + 12) – 9.3 = (25 + 12) – 9.3 = 37 – 9.3 = 37 – 27 = 10 b) 80 – (4.52 – 3.23) = 80 – (4.25 – 3.8) = 80 – (100 – 24) = 80 – 76 = 4 c) [(–18) + (–7)] – 15 = (–25) + (–15) = –40 d) (–219) – (–229) + 12.5 = (–219) + 229 + 60 = 10 + 60 = 70 e) 225 – {[(–60) + (+225)] – 16} = [225 + (–225)] + 60 + 16} = 0 + 76 = 76 Học sinh nhận xét, bổ sung. Học sinh suy nghĩ và lên bảng thực hiện. a) x = 3 và x = –3 b) Không tồn tại x c) (x + 13) : 5 = 2 x + 13 = 10 x = 10 – 13 x = –3 d) 2 + (–5) = 7 2 = 7 – (–5) 2 = 12 = 6 x = 6 và x = –6 Học sinh nhận xét, bổ sung. Bài 3: Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thoả mãn: -4 < x < 5 HS: x= -3; -2;…………; 3; 4 - Tính tổng (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 = [(-3) + 3] + [(-2) +3] + [(-1) + 1] + 0+4 = 4 - HS đọc đê bài 4, tóm tắt bài HS nêu cách làm bài HS hoạt động cá nhân HS lên bảng trình bày HS chốt cách làm. IV/ Củng cố: theo từng phần V/ Hướng dẫn về nhà BTVN: Câu 1:Thực hiện phép tính a/ 18 : 32 + 5 . 23 ; b/ ( -12 ) + 42 ; c/ 53. 25 + 53 .75 Câu 2:Tìm số tự nhiên x, biết a/ 6x + 36 = 144 : 2 b/ 2x + 25 = 65 Câu 3: a/ Tìm ƯCLN (126; 210; 90) b/ Tính giá trị của biểu thức B = 1300 + [7(4x + 60) + 11] tại x = 10. Câu 4: Cô giáo chủ nhiệm muốn chia 180 quyển vở; 54 bút và 36 tập giấy thành một số phần thưởng như nhau để thưởng cho học sinh nhân dịp sơ kết học kỳ I. Hỏi có thể chia được nhiều nhất bao nhiêu phần thưởng? Câu 5 : tính tổng tất cả các số nguyên x, biết -103 < x < 100 – Chuẩn bị làm bài kiểm tra học kỳ I. Tuần: ………….. Tiết:…………. Ngày dạy: ………/……../ 2013 QUY TẮC CHUYỂN VẾ I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh hiểu tính chất của đẳng thức “Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại”. Hiểu và nắm vững quy tắc chuyển vế. Vận dụng thành thạo tính chất của đẳng thức, quy tắc chuyển vế. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. II. Chuẩn bị của Gv và Hs: Giáo viên: Thước thẳng, chiếc cân bàn, 2 quả cân 1kg và nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau. Học sinh : Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ. III. Tổ chức các hoạt động dạy và hoc: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Phát biểu quy tắc dấu ngoặc? Chữa bài tập 60 (trang 85 – SGK). Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm. Hai học sinh đồng thời lên bảng chữa bài tập. Cả lớp theo dõi, nêu nhận xét bài làm của bạn. Hoạt động 2: Tính chất của đẳng thức. Giáo viên giới thiệu cho học sinh thực hiện như hình 50 (trang 85 – SGK). Khi đặt thêm hai quả cân lên hai đĩa thì chiếc cân như thế nào? Ngược lại khi bỏ hai quả cân ra thì chiếc cân như thế nào? Rút ra nhận xét? Giáo viên giới thiệu về đẳng thức. Kí hiệu : a = b Từ phần thực hành trên, em có nhận xét gì về tính chất của đẳng thức? Học sinh quan sát. Khi đặt thêm hai quả cân lên hai đĩa hoặc bỏ hai quả cân thì chiếc cân vẫn cân bằng. Học sinh lắng nghe. Nếu thêm hoặc bớt cùng 1 số vào hai vế của đẳng thức ta vẫn được một đẳng thức. a = b a + c = b + c a + c = b + c a = b Nếu vế phải bằng vế trái thì vế trái cũng bằng vế phải. a = b b = a Hoạt động 3: Ví dụ. Tìm số nguyên x biết : x – 2 = –3 Làm thế nào để vế trái chỉ còn lại x? Thu gọn các vế? Cho học sinh làm ? 2. Học sinh đọc đề và suy nghĩ. Thêm 2 vào hai vế +2: x – 2 + 2 = (–3) + 2 x + 0 = (–3) + 2 x = –1 ? 2. Học sinh lên bảng thực hiện x + 4 = –2 x + 4 + (–4) = (–2) + (–4) x = – 6 Hoạt động 4: Quy tắc chuyển vế. Giáo viên chỉ vào các phép biến đổi : x – 2 = –3 x + 4 = (–2) x = (–3) + 2 x = (–2) – 4 Em có nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức? Đó chính là quy tắc chuyển vế. Ví dụ : a) x – 2 = –6 b) x – (–4) = 1 Cho học sinh làm ? 3. Tìm x biết : x + 8 = (–5) + 4. Giáo viên giới thiệu phần nhận xét (trang 86 – SGK). Học sinh quan sát. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó : dấu “+” đổi thành dấu “–”, dấu “–” đổi thành dấu “+”. 2 học sinh nhắc lại. a) x – 2 = –6 x = –6 + 2 = –4 b) x – (–4) = 1 x = 1 + (–4) = –3 ? 3. 1 học sinh lên bảng thực hiện. x + 8 = (–5) + 4 x = (–5) + 4 – 8 = –9 Học sinh lắng nghe. IV. Củng cố và hướng dẫn Hs tự hoc ở nhà: Hoạt động 5: Củng cố QUY TẮC CHUYỂN VẾ 1.Tính chất của đẳng thức: Nếu a+b thì a+c=b+c Nếu a+c=b+c thì a=b , nếu a=b thì b=a 2. Quy tắc: khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu, cộng thành trừ, trừ thành cộng Bài 61 và 64 (trang 87 – SGK). Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 63 (trang 87 – SGK). Theo đề ra ta có đẳng thức nào? Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Học sinh đọc đề. 2 học sinh lên bảng thực hiện. Bài 61 : a) x = –8 b) x = –3 Bài 64 : a) x = 5 – a b) x = a – 2 Học sinh nhận xét, bổ sung. Bài 63 (trang 87 – SGK). Học sinh đọc đề. Học sinh: 3 + (–2) + x = 5 1 học sinh lên bảng thực hiện. 3 + (–2) + x = 5 x = 5 – 3 + 2 x = 4 Học sinh nhận xét, bổ sung. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà Học thuộc tính chất đẳng thức , quy tắc chuyển vế. Bài tập về nhà: 62, 65, 66, 67 (trang 87 – SGK).

File đính kèm:

  • docTUAN 17-18-SO 6.doc
Giáo án liên quan