I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
2. Kỹ năng:
- HS nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
- Bước đầu tập suy luận dạng: “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a; b; c thì suy ra số thứ ba”.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.
II - CHUẨN BỊ :
- Chuẩn bị của GV: Các loại thước, bảng phụ.
- Chuẩn bị của HS : Thước kẻ, vở ghi, vở bài tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3032 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 9 - Bài 8: Khi nào thì am + mb = ab?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ……………
Lớp 6 Tiết … Ngày … Tháng … Năm 2011 Sĩ số … Vắng …
Tiết 9:
Bài 8 – KHI NÀO THÌ AM + MB = AB?
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
2. Kỹ năng:
- HS nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
- Bước đầu tập suy luận dạng: “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a; b; c thì suy ra số thứ ba”.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.
II - CHUẨN BỊ :
- Chuẩn bị của GV: Các loại thước, bảng phụ.
- Chuẩn bị của HS : Thước kẻ, vở ghi, vở bài tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
ổn định
nội dung mới
HĐ của GV
HĐ của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM
Và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB?
- GV đưa yêu cầu kiểm tra:
1) Vẽ 3 điểm A; B; C với B nằm giữa A; C. Giải thích cách vẽ.
2) Trên hình có những đoạn thẳng nào? kể tên?
3) Đo các đoạn thẳng trên hình vẽ?
4) So sánh độ dài AB + BC với AC? Rút ra nhận xét?
- GV đưa 1 thước thẳng có biểu diễn độ dài. Trên thước có 2 điểm A; B cố định, và 1 điểm M nằm giữa A; B (M có thể di động được ở các vị trí). gv nên đưa 2 vị trí của M, yêu cầu HS đọc trên thước các độ dài.
- GV nêu câu hỏi khắc sâu kiến thức: Cho điểm K nằm giữa hai điểm M; N thì ta có đẳng thức nào?
- GV nêu yêu cầu:
1) Vẽ 3 điểm thẳng hàng A; M; B biết M không nằm giữa A và B. Đo AM; MB: AB?
So sánh AM + MB với AB. Nêu nhận xét.
2) Tương tự với A, M, B không thẳng hàng.
- Kết hợp 2 nhẫn ét trên ta có điều gì?
- GV củng cố nhận xét bằng ví dụ Tr 120 SGK.
- GV hỏi: Để đo độ dài của một đoạn thẳng hoặc khoảng cách giữa hai đoạn thẳng ta thường dùng những dụng cụ gì?
- 1 HS thực hiện các yêu cầu kiểm tra trên bảng.
- Cả lớp làm vào vở nháp.
- 2 HS đọc trên thước các độ dài (tương ứng với 2 vị trí của M)
MK + KN = MN
- 2 HS lần lượt lên thực hiện.
- Cả lớp làm vào vở.
- Trả lời như phần nhận xét SGK.
- HS làm ví dụ vào vở.
- HS nêu một số dụng cụ: thước thẳng, thước cuộn…
Trên hình có các đoạn thăngtr AB, BC, AC.
AB = ; BC = ; AC =
AB + BC = AC
AM = ; MB = ; AB =
AM + MB =
=> AM + MB = AB
- N/Xét 1: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
- N/Xét 2: Nếu điểm M không nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB AB
- Ví dụ: SGK.
HĐ 2: Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm
trên mặt đất
- GV YC HS nghiên cứu SGK.
- GV đưa ra một vài loại thước cho HS quan sát.
Với nhận biết thực tế cùng với việc đọc SGK HS chỉ ra các dụng cụ đo khoảng cách giữa 2 điểm.
HĐ 3: Luyện tập – Củng cố
- YC làm bài tập sau:
Bài tập: Cho hình vẽ.
Hãy giải thích vì sao:
AM + MN + NP + PB = AB?
- Hãy chỉ ra điều kiện nhận biết một điểm có nằm giữa hai điểm khác hay không?
- HS đọc đề: 1 HS cùng cả lớp phân tích đề rồi giải.
Theo hình vẽ ta có:
- N là 1 điểm của đoạn thẳng AB nên N nằm giữa A và B nên: AN + NB = AB
- M nằm giữa A và N nên:
AM + MN = AN
- P nằm giữa N và B nên:
NP + PB = NB
Từ đó suy ra: AM + MN + NP + PB = AB
HĐ 4: Dặn dò
- Nắm vững kết luận khi nào AM + MB = AB và ngược lại.
- BTVN: 46; 49 SGK + 44 -> 47 SBT.
- Tiết sau luyện tập.
Ký duyệt
……………………….
……………………….
……………………….
File đính kèm:
- hinh6.t9.doc