I. Mục tiêu: Học xong bài giảng, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Phân biệt được việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng giảm của 1 đại lượng.
2. Kỹ năng: Thực hành thành thạo phép cộng 2 số nguyên khác dấu.
3. Thái độ: Liên hệ kiến thức với thực tiễn, thái độ học tập tích cực.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, bảng phụ .
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở nháp, dcht.
III. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề , thuyết trình.
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
1. Ổn định lớp : (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 3/12/2013
Ngày dạy: 9/12/2013
Tuần: 17
Tiết : 49
CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I. Mục tiêu: Học xong bài giảng, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Phân biệt được việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng giảm của 1 đại lượng.
2. Kỹ năng: Thực hành thành thạo phép cộng 2 số nguyên khác dấu.
3. Thái độ: Liên hệ kiến thức với thực tiễn, thái độ học tập tích cực.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, bảng phụ .
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở nháp, dcht..
III. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề , thuyết trình.
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
Ổn định lớp : (1 ph)
Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
Giáo viên
Học sinh
-GV gọi 1 HS lên bảng kiểm tra : Nêu quy tắc cộng 2 số nguyên âm . Làm Bài tập : (-20) + (-15)
-GV gäi HS nhËn xÐt, GV nhËn xÐt, ghi ®iÓm.
Quy tắc cộng 2 số nguyên âm ( SGK/75)
(-20) + (-15) = -(20+15) = - 35
3. Giảng bài mới :( 28 ph)
ĐVĐ: Ta đã biết cách thực hiện phép tính (-20) + (-15) vậy 20 + (-15) ta làm thế nào?
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 :(18 ph)
G.v giới thiệu VD (75-SGK)
- Yêu cầu h.s tóm tắt bài toán?
? Muốn biết nhiệt độ trong phòng ướp lạnh chiều hôm đó là bao nhiêu ta làm thế nào?
Gợi ý : Nhiệt độ giảm 50C có thể nói nhiệt độ tăng bao nhiêu độ?
H.s : Có thể nói nhiệt độ tăng -50C
Hãy dùng trục số để tìm kết quả phép tính?
- 1 h.s lên bảng thực hiện phép cộng trên trục số - giải thích
H.s dưới lớp làm trên trục số của mình
- G/.v đưa hình 46 lên giải thích lại
? Hãy tính gt tuyệt đối của mỗi số hạng và tính gía trị tuyệt đối của tổng với hiệu của 2 gt tuyệt đối?
H.s lần lượt trả lời
- G.v ghi bảng
|+3| = 3 ; |-5| = 5 ; |-2| = 2
5 - 3 = 2 (gttđ lớn - gttđ nhỏ)
- Dấu của tổng xác định như thế nào ?
H.s : dấu của tổng là dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
-Yêu cầu H.s hoạt động cá nhân làm ?1 thực hiện trên trục số
-HS thực hiện.
Yêu cầu h.s làm ?2
Tìm và nhận xét kết quả
a. 3 + (-6) và |-6| - |3|
b. (-2) + (+4) và |+4| - |-2|
1. Ví dụ :
Tóm tắt:
Nhiệt độ buổi sáng 30C
Chiều nhiệt độ giảm 50C
Hỏi: Nhiệt độ buổi chiều ?
Giải:
Nhiệt độ buổi chiều là
30C - 50C
(+3) + (-5) = (-2)
ĐS : - 20C
?1: (-3) + (+3) = 0
(+3) + (-3) = 0
? 2:
a) 3 + (-6) = -3
|-6| - |3| = 6 - 3 = 3
Vậy 3 + (-6) = -(6-3)
b)(-2) + (+4) = + (4-2) = 2
Hoạt động 2 : (10 ph)
Qua các ví dụ hãy cho biết :
Tổng 2 số đối nhau là bao nhiêu ?
H.s: Tổng 2 số đối nhau bằng 0
GV:Muốn cộng 2 số nguyên khác dấu không đối nhau ta làm thế nào ?
H.s: 2 em phát biểu quy tắc SGK
Cả lớp đọc thầm
- G.v khắc sâu : tìm hiệu 2 gttđ (số lớn trừ số nhỏ)
Đặt trước kết quả dấu của số gttđ lớn
Tính (-237) + 55 = ?
HS tính , h.s khác nhận xét
Cho h/s làm tiếp ?3
Bài tập 27 (SGK)
3 h.s lên bảng làm, HS còn lại làm nháp.
G.v hướng dẫn sửa sai.
2. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số.
Bước 2: Lấy số lớn trừ đi số nhỏ (trong hai số vừa tìm được).
Bước 3: Đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trước kết quả tìm được.
Ví dụ: Tìm .
Bước 1: .
Bước 2: .
Bước 3: Kết quả là .
?3. a) (-38) + 27 = -11
b) 273 + (-123) = 150
Bài tập 27 : Tính
a. 26 + (-6) = 26 - 6 = 20
b. (-75) + 50 = - 25
c. 80 + (-220) = -140
4. Củng cố : ( 10 ph)
Yêu cầu h.s lên bảng điền bảng phụ
Điền đúng ; sai vào ô trống
(-7) + (-3) = (+ 4)
(-2) + (+2) = 0
(-4) + (+7) = (-3)
(-5) + (+5) = 10
H.s khác giải thích từng câu
Cho học sinh làm bài tập 28
* G.v chốt lại cho h/s các bước
- Tính …… gt tuyệt đối
- Xác định dấu
Bài tập
(-7) + (-3) = (+ 4) S
(-2) + (+2) = 0 Đ
(-4) + (+7) = (-3) S
(-5) + (+5) = 10 S
Bài tập 28 (SGK-76)
a. (-73) + 0 = -73
b. |-18| + (-12) =
18 + (-12) = 6
c. 102 + (-120) = -18
5. Hướng dẫn HS :( 1ph)
- Ôn lại các quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu ; khác dấu
- Bài tập 29 ; 30 ; 31 ; 32 ; 33 (SGK-77), tiết sau luện tập.
V. Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn : 3/12/2013
Ngày dạy: 13/12/2013
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tuần: 17
Tiết : 50
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Học xong bài giảng, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Nhắc lại được các quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu, cộng 2 số nguyên khác dấu. Phân biệt được với phép cộng 2 số nguyên cùng dấu. Áp dụng giải bài tập.
2. Kỹ năng: Cộng thành thạo các số nguyên cùng dấu ; khác dấu. Giải tốt các bài tập SGK. Qua các bài tập rút ra được nhận xét khắc sâu kiến thức.
3. Thái độ: Hình thành tính cẩn thận, niềm say mê môn học.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK.
2. Học sinh :SGK, vở ghi, ôn kiến thức 2 bài trước và làm bài tập về nhà.
III. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề, thuyết trình.
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục :
Ổn định lớp : (1 ph)
Kiểm tra bài cũ: (7 ph)
Giáo viên
Học sinh
G.v nêu yêu cầu kiểm tra
HS1: Phát biểu quy tắc cộng 2 số nguyên âm bài tập 31 (SGK)
HS2: Chữa bài tập 33 (77-SGK) sau đó phát biểu quy tắc cộng 2 số nguyên khác dấu.
- G.v kiểm tra vở bài tập 1 vài h.s dưới lớp
- Gọi h.s nhận xét
- G.v đánh giá cho điểm 2 h/s
Qui t¾c (SGK/ 75, 76).
Bài tập 31(77-SGK) Tính :
a. (-30) + (-5)
= - (30 + 5) = - 35
b. (-7) + (-13) = - (7+13) = -20
c. (-15) + (-235) = -(15+235) = -250
Bài 33 (77-SGK)
a
-2
18
12
-2
-5
b
3
-18
-12
6
-5
a+b
1
0
0
4
-10
3. Giảng bài mới: (36 ph)
ĐVĐ: Cộng số nguyên cùng dấu và cộng số nguyên khác dấu có gì khác nhau.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (18 ph)
- G.v yêu cầu 2 h.s lên bảng làm bài tập 1 HS1: làm phần a ; b
HS2 : làm phần b ; d
H.s dưới lớp mỗi dãy làm 2 phần
- Nhận xét
? Chỉ rõ quy tắc vận dụng
H.s Quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu.
- G.v yêu cầu 2 h.s lên bảng làm bài tập 2
2. tính
a. 43 + (-3) b.29 + (-11)
c. 0 + (-36) d. 207 + (- 207)
e. 207+ (- 317)
HS1: làm phần a ; b
HS2 : làm phần b ; d; e
HS dưới lớp mỗi dãy làm 2 phần
- Nhận xét
? Chỉ rõ quy tắc vận dụng
H.s Quy tắc cộng 2 số nguyên khác dấu.
Bài 1: Tính
a. (-50) + (-10) = -60
b. (-16) + (-14) = -30
c. (-367) + (-33) = -400
d. (+15) + (+27) =( 27+ 15) = 40
Bài 2: Tính
a. 43 + (-3) = + (43-3) = 40
b. 29 + (-11 ) = (29 - 11) = 18
c. 0 + (-36) = - 36
d. 207 + (- 207) = 0
e. 207+ (- 317) = - 110
-GV cho HS làm bt 34 (SGK/77)
Tính giá trị biểu thức
a. x + (-16) biết x = -4; b. (-102) + y biết y = 2
G.v để tính gt biểu thức ta làm thế nào ?
H.s Ta thay các giá trị của x ; y đã biết rồi thực hiện phép tính
- Y/cầu 2 học sinh lên bảng
- G/v đưa ra bài tập so sánh và rút ra nhận xét
a. 123 + (-3) và 123
b. (-55) + (-15) và - 55
c. (-97) + 7 và - 97
-HS rút ra nhận xét.
-GV chốt lại.
Bài 3(Bài 34 SGK/77)
Tính giá trị biểu thức
a. x + (-16) với x = -4
Có x + (-16) = (-4) + (-16) = - 20
b. Với y = 2 có
(-102) + y = (-102) + (2)=-(102-2)
=-100
Bài 4
a. 123 + (-3) và 123
123 + (-3) = 120 < 123Þ 123+(-3) < 123
b. (-55) + (-15) = -70 Þ (-55)+(-15) <-55
Nhận xét : Khi cộng với số nguyên âm kết qủa nhỏ hơn số ban đầu.
c. (-97) + 7 = -90 Þ (-97) + 7 >- 97
Nhận xét : Khi cộng với 1 số nguyên dương kết quả lớn hơn số ban đầu.
Hoạt động 2: ( 8 ph)
- G.v đưa ra bài tập 5
Hãy dự đoán gía trị của x và kiểm tra lại
a) x + (-3) = -11 b)-5 + x = 15
c)x + (-12) = 2 d)|-3| + x = -10
- Y/cầu 4 h.s thực hiện
-G/v gọi HS nhận xét, GV chốt lại
- yêu cầu 1 h/s làm bài 35 ( giải miệng)
-H/s trả lời .
Bài 5
a) x + (-3) = -11
x= -8
b) -5 + x = 15
x= 20
c) x + (-12) = 2
x=14
d)|-3| + x = -10
x= -13
Hoạt động 3: (10 ph)
- GV cho HS làm bài 6.
Viết 2 số tiếp theo của mỗi dãy
a. -4 ; -1 ; 2 b. 5 ; 1 ; -3
? Hãy nhận xét đặc điểm của mỗi dãy rồi viết tiếp. HS thực hiện.
-GV nhận xét, bổ sung.
-GV cho HS làm bài 8.
Tìm tổng các số nguyên x biết -4 < x < 4
Cho h/s suy nghĩ ít phút rồi gọi 2 em lên bảng làm
- H/s mỗi em 1 bài
- G.v nhận xét chốt lại kiến thức
Bài 6 (Bài 48. SBT-59)
a. Số sau lớn hơn số trước 3 đơn vị
-4 ; -1 ; 2 ; 5 ; 8 …
b. Số sau nhỏ hơn số trước 4 đơn vị
5 ; 1 ; -3 ; -7 ; -11
Bài 7
Tính tổng các số nguyên x biết
-4 < x < 4
Giải :
Có x = -3 ; - 2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4
Tổng : (-3) +(-2) +(-1) +0 +1+2+3 +4
= 0 + 4 = 4
4 .Củng cố : ( thực hiện trong luyện tập)
5. Hướng dẫn HS: (1 ph)
- Bài tập : 51 ; 52 ; 53 ; 54 ; 56 (SBT-60)
- Ôn lại các kiến thức đã học, tiết sau kiểm tra học kì..
V. Rút kinh nghiệm.
........................................................................................................................................
Ngày soạn : 3/12/2013
Ngày dạy: 14/12/2013
Tuần: 17
Tiết : 47-48
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: Học xong bài giảng, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Nhớ lại được xác kiến thức cơ bản trong chương trình học kì I như : Các phép toán trên tập hợp số N, cộng số nguyên, các kiến thức về đoạn thẳng,...Áp dụng vào làm bài kiểm tra học kì.
2. Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức để tính toán, giải bài toán có lời văn, vẽ hình và giải bài toán về trung điểm của đoạn thẳng, trình bày bài giải khoa học.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức chủ động, tích cực , tự giác, trung thực trong học tập. liên hệ kiến thức với thực tiễn, thái độ học tập tích cực.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
1. Giáo viên: GA, đề, đáp, đề pho to.
A. MA TRẬN.
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
TL
TN
TL
I. Ôn tập bổ túc về số tự nhiên.
Đếm được số phần tử của một tập hợp hữu hạn.
Viết được một tập hợp bằng cách viết liệt kê.
Nhớ tính chất chia hết của một tổng
Nhắc lại được các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 9.
Nhớ được định nghĩa lũy thừa.
Thực hiện được phép tính nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số.
Phân biệt được số nguyên tố, hợp số.
Thực hiện được các phép tính 1 cách hợp lí, nhanh.
Thực hiện phép tính.
Vận dụng cách tìm BCNNcủa hai số giải bài tập thực tế.
Vận dụng các kiến thức đã học cộng, trừ, nhận chia tìm 1 số chưa biết.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
5C1;C2;C5;C6; C9b
1,25
3 C3,C4, C9a
0,75
3 C11a,b,c
2,25
1 C13
1,5
1 C12
0,75
13
6,5
65%
II. Số nguyên.
Tìm được số đối của một số.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
1C10
1,0
1
1,0
10%
III.Đoạn thẳng
Nhận dạng các đoạn thẳng trên hình
Nhận biết được hai tia trùng nhau trên hình
Nhắc lại được khái niệm trung điểm của một đoạn thẳng
Xác định được điểm nằm giữa hai điểm.
Nhận biết được trên tia Ox nếu OM < ON thì M nằm giữa 2 điểm O, N
Vẽ hình
Vận dụng được hệ thức AM + MB = AB để tính độ dài và so sánh độ dài.
Vận dụng được đ/n trung điểm của đoạn thẳng
xác định 1 điểm là trung điểm
của đoạn thẳng.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
3C7,C8,
C9d
0,75
1 C9c
0,25
1C14a
0,5
1 C14b
0,75
1C14c
0,25
7
2,5
25%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ
8
2,0
20%
1
1,0
10%
4 2,0
20%
4
2,75
27,5%
2
2,25
22,5%
2
1,0
10%
21
10,0
B. ĐỀ BÀI:
Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm):
* Hãy viết lại câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: (2,0 đ)
Câu 1: Tập hợp có 3 phần tử là :
A. {0;1;2;3} B. {0; b}; C. {Thước, cam, chanh, táo}; D. {6A; 6B; 6C}
Câu 2: Tập hợp gồm các phần tử là:
A. 0; 1; 2; 3 B. 1; 2; 3; 4; C. 0; 1; 2; 3; 4 D. 1; 2; 3
Câu 3: Kết quả của phép tính là:
A. B. C. D.
Câu 4: Kết quả của phép tính là:
A. ; B. C. D.
Câu 5: Tổng ( 12 + 16 + 24) chia hết cho số nào sau đây:
A. 12 B. 8 C. 6 D. 4
Câu 6: Số nào sau đây chia hết cho cả 2 và 9?
M
N
O
A. 18 B. 30 C. 42 D. 55
Câu 7: Trong hình vẽ bên có bao nhiêu đoạn thẳng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 8: Cho điểm M nằm giữa hai điểm N và P( Hình bên dưới). Tia trùng với tia NP là:
A. tia NM C. tia MP. B. tia MN D. tia PM
Câu 9(1,0 đ): Em hãy dùng các chữ cái trong ngoặc ( nguyên tố, hợp số, 4x; x4; trung điểm, nằm giữa) để điền vào chỗ trống (....) hoàn thành các khẳng định sau:
a) Số 31 là số ..............
b) Viết gọn tích x.x.x.x dưới dạng lũy thừa được kết quả là............
c) Nếu AM + AB = MB thì điểm M .........hai điểm A, B.
c) Nếu AM = MB = thì M là .........của AB.
Phần II: Tự luận : (7,0 đ)
Câu 10 : Tìm số đối của : 8 ; - 15 ; 0 ; -28 (1,0đ).
Câu 11: * Áp dụng các tính chất để tính nhanh (1,5đ):
a) 25 . 18 . 4 b) 28 . 60 + 28 . 40
* Tính giá trị biểu thức: c) 4.(7.32 + 37) (0,75 đ)
Câu 12: Tìm x, biết: 8.(x - 1) = 56 (0,75đ)
Câu 13: (1,5đ ): Học sinh lớp 6A khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ hàng. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng từ 35 đến 60. Tính số học sinh lớp 6A ?
Câu 14: (1, 5đ ): Vẽ tia Ox. Trên tia Ox, lấy các điểm M,N sao cho : ON = 4 cm; OM = 8 cm;
a) Điểm N có nằm giữa hai điểm O và M không? Vì sao ?
b) So sánh ON và NM.
c) Điểm N có là trung điểm của đoạn thẳng OM không ?
C. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM:
Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm) :
Mỗi câu khoanh đúng, chọn đúng đạt 0,25 đ: (0,25 đ x 8 = 2,0 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Kết quả
D
A
B
B
D
A
B
A
Câu 9: Mỗi đáp án đúng 0,25đ
a) nguyên tố b) x4 c) nằm giữa d) trung điểm
Phần II: Tự luận : (7,0 đ)
Câu 10: Mỗi đáp án đúng 0,25đ
Số đối của : 8 ; - 15 ; 0 ; -28 lần lượt là : -8; 15 ; 0; 28
Câu 11: (2,25đ)
a) 25 . 18 . 4 b) 28 . 60 + 28 . 40
= (25 . 4). 18 (0,25 đ) = 28 .(60 + 40) (0,25 đ)
= 100 . 18 (0,25đ) = 28 . 100 (0,25đ)
= 1800 (0,25 đ) = 2800 (0,25 đ)
c) 4.(7.32 + 37)
= 4 . (63 + 37) (0,25 đ)
= 4. 100 (0,25 đ)
= 400 (0,25 đ)
Câu 12: Tìm x, biết: (0,75đ)
8.(x - 1) = 56
x - 1 = 56 : 8 (0,25 đ)
x - 1 = 7 (0,25 đ)
x = 7 + 1
x = 8 (0,25 đ)
Câu 13: Gọi a ( học sinh) là số học sinh của lớp 6A. (0,25đ).
Theo đề ra, ta có: a là BC(2,3,4,8) (0,25đ)
Mà BCNN( 2,3,4,8) = 24 (0,25đ)
4 cm
_
x
_
M
_
N
_
O
Vậy BC( 2,3,4, 8) = {0 ; 24 ; 48 ; 72..} (0,25đ)
Vì số học sinh nằm trong khoảng 35 đến 60 nên a = 48. (0,25đ).
Vậy lớp 6A có 48 học sinh. (0,25đ).
Câu 14: Vẽ hình (0,25đ)
a) Điểm N nằm giữa hai điểm O vaø M
8 cm
Vì : ON < OM( 4 < 8 ) ( 0,25đ)
b) Vì điểm N nằm giữa hai điểm O, M
nên ON + NM = OM (0,25đ)
NM = OM – ON
NM = 8 – 4 = 4(cm) (0,25đ)
Vậy ON = NM ( cùng bằng 4 cm) (0,25đ)
c) Vì điểm N nằm giữa và cách đều O, M nên N là trung điểm của đoạn thẳng OM ( 0,25đ).
2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức và dạng toán đã học.
III. Phương pháp: Thực hành cá nhân
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
1. Ổn định lớp ( 1 ph)
2. Kiểm tra: ( 90ph)GV phát đề theo dõi học sinh làm bài.
3. Củng cố: ( 1 ph) GV thu bài kiểm tra bài và sĩ số học sinh, nhận xét giờ kiểm tra.
4. Hướng dẫn HS: ( 1 ph)
- Về nhà làm lại bài kiểm tra.
- Xem trước bài “Tình chất của phép cộng các số nguyên”.
V. Rút kinh nghiệm :
Hiệp Tùng, ngày....tháng...năm 2013
PHT
Phan Thị Thu Lan
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........…………………………………
File đính kèm:
- TUAN 17.doc