Giáo án Toán 6 Tuần 15 - Vũ Trọng Triều

- Học sinh biết được tập hợp Z các số nguyên. Biết điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số, nắm được khái niệm số đối của một số nguyên.

- Bước đầu học sinh hiểu được có thể dùng số nguyên để biểu diễn 2 đại lượng ngược hướng nhau.

- Có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 Tuần 15 - Vũ Trọng Triều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 15 Tieát: 41 §2 . TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN I. MỤC TIÊU - Học sinh biết được tập hợp Z các số nguyên. Biết điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số, nắm được khái niệm số đối của một số nguyên. - Bước đầu học sinh hiểu được có thể dùng số nguyên để biểu diễn 2 đại lượng ngược hướng nhau. - Có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, bảng phụ vẽ trục số hình 38 (SGK/69). - HS : Xem trước bài mới ở nhà. - Phương pháp : Thuyết trình, đàm thoại gợi mở. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : 1. Số nguyên (15 phút) - GV : Số nguyên dương là gì? Số nguyên âm là những số nào? - GV giới thiệu về số nguyên âm, số nguyên dương. - H: Tập hợp Z các số nguyên gồm những phần tử nào? - HS trả lời, GV chốt ý. - H: Số 0 có phải là số nguyên không? Nó là số nguyên âm hay nguyên dương? - GV chốt lại chú ý. - GV : Để quy ước hướng đi ngược nhau có thể quy định hướng ntn? - GV treo bảng phụ hình 38 và giới thiệu: Nếu quy ước từ M đến A chiều dương; từ M đến B chiều âm. Khi đó A cách M là 3 km; B cách M là - 2km. - GV cho HS thảo luận, trả lời ?1; ?2; ?3 +) Các số tự nhiên khác 0 gọi là số nguyên dương: 1; 2; 3; 4… hoặc +1; + 2; + 3; + 4… +) Các số - 1; - 2; - 3; - 4 … là các số nguyên âm. +) Tập hợp các số nguyên ký hiệu Z. Z = {….-3; -2 ; -1; 0; 1; 2; 3; 4…} * Chú ý : Số 0 không là số nguyên âm cũng không là số nguyên dương. Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a. * Nhận xét: Số nguyên thường sử dụng để biểu thị các đại lượng có 2 hướng ngược nhau. VD: Quy ước trên đường thẳng AB lấy M nằm giữa AB. Nếu đi từ M => A ký hiệu + đi từ M => B ký hiệu - Hoạt động 2 : 2. Số đối. (13 phút) - H: Có nhận xét gì về các cặp số 1 và -1; 2 và-2 ; 3 và -3…. trên trục số nguyên Z? - H: Vận dụng tìm số đối của 7, - 3, 0? - GV chốt lại. Trên trục số xét các cặp điểm: 1 và -1; 2 và -2; 3 và -3; 4 và - 4… Cách đều 0 và nằm về 2 phía đối với 0. Khi đó 1 và -1; 2 và -2; … gọi là các số đối nhau. Tìm số đối của 7; -3; 0 là: - 7; 3; 0. Hoạt động 3 : Củng cố. (15 phút) - HS đứng tại chỗ trả lời . - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 7. - H: Em hiểu câu nói độ cao của đỉnh núi Phanxipăng là + 3143m có nghĩa là gì? Đáy của Vịnh Cam Ranh cao - 30m là gì? - HS đứng tại chỗ trả lời. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 9. - HS lên bảng thực hiện nhanh. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - H: Nhìn vào hình vẽ tìm số biểu thị các điểm A,B,C? - HS dựa vào trục số để tìm các điểm trên trục số. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV tổng kết bài học. Bài 6 (SGK/70) - 4 Ï N ; 0 Z ; -1 Ï N 4 N ; 5 N ; 1 N Bài 7 (SGK/70) Độ cao núi Phanxipăng là +3143m có nghĩa núi Phanxipăng cao 3143m so với mặt nước biển (ở phía trên) Độ cao Đáy Vịnh Cam Ranh là - 30m có nghĩa đáy Vịnh Cam Ranh sâu 30m so với mặt nước biển. Bài 9 (SGK/70) Số đối của 2, 5, -6, -1, -18. Lần lượt là : - 2; - 5; 6; 1; 18. Bài 10 (SGK/71) Quy ước về phía Tây dấu (-) phía Đông dấu (+) Điểm A cách M +3km về phía Tây Điểm B cách M 2 km về phía Đông Điểm C cách M 1 km về phía Tây Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (2 phút) - Về học bài, làm bài tập 8 (SGK/70); 15;16(SBT/56). Tuần: 15 Tiết: 42 §3. THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN I. MỤC TIÊU - Học sinh nắm được cách so sánh 2 số nguyên. - Biết cách tính giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên. - HS nắm được khái niệm và cách tìm số liền sau, liền trước của 1 số nguyên a. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án. - HS : Xem trước bài mới ở nhà. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra . (5 phút) - H: Viết tập hợp Z các số nguyên ta nói như sau là đúng hay sai vì sao? Cho VD. “Tập hợp Z các số nguyên gồm 2 bộ phận là N và số nguyên âm” - GV nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 2 : 1. So sánh hai số nguyên. (15’) - H: Khi so sánh 2 số tự nhiên a và b trên trục số thì ta có kết luận gì? - GV uốn nắn để đi đến kết luận. - GV cho ví dụ, HS đứng tại chỗ trả lời. - H: Muốn tìm 1 số liền trước của a ta làm ntn ? Tìm số liền sau của a ta làm ntn? - GV đưa ra chú ý. - H: So sánh 1 số nguyên âm và 0? 1 số nguyên dương và 0? 1 số nguyên dương và 1 số nguyên âm? - GV rút ra tổng quát. *) a, b N; a a nằm bên trái trên tia số. => Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang) điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b. VD: -5 nằm bên trái -3 => -5 < -3 2 nằm bên phải -3 => 2 > -3 Điểm -2 nằm bên trái 0 => -2 < 0 Chú ý: a Î Z liền trước số a là a -1; liền sau của a là a + 1 *) Nhận xét: a Z+ => a >0 a Z- =>a <0 => a Z- ; b Î Z+ => a <b Hoạt động 3 : 2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên. (9 phút) - H: So sánh khoảng cách trên trục số của 3 và -3 - H: Giá trị tuyệt đối của 1 số là gì? - GV rút ra tổng quát. - GV cho HS vận dụng làm ?4. - 2HS lên bảng thực hiện nhanh. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - H: Giá trị tuyệt đối của số 0 là . . . .? Giá trị tuyệt đối của số nguyên dương là ? Giá trị tuyệt đối của số nguyên âm là . . .? - HS trả lời, GV chốt lại . - HS ghi nhận xét ở SGK. - Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a. Kí hiệu |a| Giá trị tuyệt đối của -3 là 3 Giá trị tuyệt đối của 3 là 3 ?4 . Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số : |0| = 0 |1| = 1 ; |-1| = 1 |5| = 5 ; |-5| = 5 |-3| = 3 ; |2| = 2 *) Nhận xét: SGK(72) Hoạt động 4 : Củng cố. (15 phút) - GV cho HS làm bài 12. - HS lên bảng thực hiện nhanh, HS ở dưới cùng vận dụng làm vào vở. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 13. - H: Tìm x Î Z biết -5 < x < 0? -3 x =? - HS lên bảng thực hiện. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 14. - GV : Dựa vào giá trị tuyệt đối của một số nguyên để tìm. - GV cho HS lên bảng làm, ở dưới cùng làm và nhận xét. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV tổng kết bài học. Bài12(SGK/73) a. Xắp xếp các số nguyên theo thứ tự tăng dần: -17; -2; 0; 1; 2; 5. b. Xắp xếp theo thứ tự giảm dần: 2001; 15; 7; 0; -8; -101 Bài13(SGK/73) Tìm x Z biết: a. -5 x {- 4; -3; -2; -1} b. -3 x {-2; -1} Bài14(SGK/73) Tìm giá trị tuyệt đối của a. 2000 = 2000 b. -3011 = 3011 c. -10 = 10 Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) Về học bài, làm bài tập 16 đến bài 21 (SGK/73). Hướng dẫn bài 20(SGK/73) Tính giá trị của các biểu thức, trước tiên các em hãy tính giá trị tuyệt đối trước rồi mới thực hiện phép tính : “+”; “-” … Tuần:15 Tiết : 43 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Rèn luyện kỹ năng so sánh 2 số nguyên, tìm giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên. - Rèn luyện kỹ năng tìm số liền trước, số liền sau của 1 số nguyên. - Giáo dục tính cẩn thận, cần cù trong tính toán. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, bảng phụ bài 16 (SGK/73). - HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra . (7 phút) - H: Muốn so sánh 2 số nguyên a và b ta làm ntn? Định nghĩa giá trị tuyệt đối của a Z. Trả lời: +) a < b nếu a nằm bên trái b trên trục số. +) Giá trị tuyệt đối của a là khoảng cách từ a đến 0 trên trục số. - GV nhận xét chung và ghi điểm. Hoạt động 2 : Bài tập. (35 phút) - GV treo bảng phụ bài 16. HS thảo luận nhóm nhỏ cùng giải và so sánh kết quả? - Đại diện các nhóm lên điền vào ô trống. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 17. - H: Có thể khẳng định tập hợp Z các số nguyên gồm 2 bộ phận Z+ và Z- được không ? - HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. - GV chốt lại. - GV cho HS làm bài 18. - H: a> 2 -> a có chắc chắn là số nguyên dương hay không ? - H: Số b < 3 có chắc chắn b là số nguyên âm hay không ? Vì sao ? - HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi và làm vào vở. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS hoạt động nhóm bài 19. - GV lưu ý cho HS : Có thể có nhiều đáp số. - GV đI uốn nắn các nhóm. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 20. - H: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là? của một số nguyên dương? của số 0? - GV : Tương tự, áp dụng làm bài 20. - 4HS lên bảng thực hiện 4 ý. HS ở dưới cùng làm vào vở. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 22. -H: Tìm số liền sau của các số 2, -8, 0 và -1? - H: Tìm số liền trước của mỗi số sau -4, 0, 1, -25 ? - H: Tìm số nguyên a biết số liền sau a là số nguyên dương và số liền trước a là 1 số nguyên âm a? - HS lần lượt trả lời câu hỏi. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV tổng kết bài học. Bài16(SGK/73) Điền chữ đúng, sai để được nhận xét đúng: 7 N Đ 7 Z Đ 0 N Đ 0 Z Đ -9 Z Đ -9 N S 11,2 Z S Bài17(SGK/73) Z gồm 2 bộ phận các số nguyên dương và các số nguyên âm. Chưa đúng vì còn thiếu phần tử 0. Bài18(SGK/73) a) Số nguyên a > 2 => chắc chắn là số nguyên dương ? b) b b chưa chắc là số âm. VD: 2 2 Z - c) c > -1 ; c có chắc chắn Z + không ? Chưa chắc vì 0 > -1 nhưng 0 Z + d) d d chắc chắn là Z - Bài 19(SGK/73) 0 < + 2; - 15 < 0; -10 < 6; 3 < 9; -3 < 9 Bài 20 (SGK/73) Tính giá trị của biểu thức: a. |-8| - |-4| = 8 - 4 = 4 b. |-7|. |-3| = 7.3 = 21 c. |18| : |-6| =18 : 6 = 3 d. |153| + |-53| =153 + 53 = 206 Bài 22(SGK /73) a. Số liền sau của các số 2, -8, 0, -1 là 3, -7, 1, 0. b. Số liền trước của mỗi số sau: -4, 0, 1, -25 là: -5, -1, 0, - 26. c. Tìm số nguyên a biết số liền sau a là một số nguyên dương và số liền trước a là một số nguyên âm. => a = 0 Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (3 phút) - Xem các bài tập đã chữa Về học bài, làm bài tập 17 đến bài 24 SBT. Hướng dẫn Bài 28 (SBT/58). Điền dấu cộng hoặc dấu trừ vào chỗ trống để được kết quả đúng. a. + 3 > 0 c. - 25 < -9 -25 < 9 b. 0 > -3 d. 5 < 8 - 5 < 8 Tuần : 15 Tiết : 14 KIỂM TRA CHƯƠNG I I. MỤC TIÊU - Kiểm tra kiến thức chương I về đoạn thẳng và kỹ năng phân biệt đường thẳng, tia, đoạn thẳng và vẽ hình từ đó đánh giá được việc nắm bắt kiến thức của học sinh . - Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức , tính độc lập , khả năng tư duy của học sinh. II. CHUẨN BỊ - GV: Đề – Đáp. - HS : Bút, thước thẳng có chia độ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ma trận đề kiểm tra. Nội dung chính Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Ba điểm thẳng hàng 1 0,5 1 0,5 Tia 1 0,5 1 0,5 Đoạn thẳng 1 0,5 1 2,0 2 2,5 Khi nào AM + MB = AB? 1 0,5 1 2,5 2 3,0 Trung điểm của đoạn thẳng 1 0,5 1 0,5 1 2,5 3 3,5 TỔNG 4 2,0 3 3,0 2 5,0 9 10,0 Hoạt động của giáo viên và học sinh Hướng dẫn chấm Hoạt động 1 : Phát đề kiểm tra. (01 phút) M P N K Câu 1 : (3 điểm) Khoanh tròn đúng mỗi câu được 0,5 điểm. 1 - C ; 2 - C ; 3 - A ; 4 - D ; 5 - B ; 6 - A Câu 2 : (2 điểm) Vẽ hình đúng được 2 điểm. M P N K A B M 3cm Câu 3 : (5 điểm) Chấm điểm theo trình tự sau. A B M 3cm + Vẽ hình đúng được 0,5 điểm. + Tính được MB và so sánh được 2 điểm. + Lí luận để có M là trung điểm của AB được 2,5 điểm. - GV phát để đến từng học sinh. - HS nhận đề làm bài. Hoạt động 2 : Kiểm tra ( 43 phút ) Đề bài : Câu 1 : (3 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 1) Nếu M nằm giữa P và N thì : A. PM + PN = MN B. MN + PN = MP A B O D C C. PM + MN = PN D. PM + MN > PN 2) Trong hình 1: Hình 1 A. Không có 3 điểm nào thẳng hàng. B. Chỉ có một bộ 3 điểm (A, O, C) thẳng hàng. C. Có hai bộ 3 điểm thẳng hàng. D. Có ba bộ 3 điểm thẳng hàng. 3) Trong hình 1, hai tia đối nhau là : A. Tia OA và tia OC. B. Tia OA và tia CO. C. Tia BO và tia DO. D. Tia AB và tia AC. 4) Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu : A. M cách đều hai điểm A và B. B. M nằm giữa hai điểm A và B. C. M trùng với điểm A hoặc điểm B D. M nằm giữa 2 điểm A, B và cách đều 2 điểm A, B. 5) Biết I là trung điểm của đoạn thẳng MN và IN = 8 cm. Độ dài của đoạn thẳng MN là: A. 4 cm B. 16 cm C. 8 cm D. 12 cm 6) Trong hình 2 . A a Hình 2 B C A. Đường thẳng a cắt đoạn thẳng AC và BC. B. Đường thẳng a cắt đoạn thẳng AB và AC. C. Đường thẳng a đi qua mút của đoạn thẳng BC. D. Đường thẳng a cắt đoạn thẳng AB. Câu 2: ( 2 điểm) Cho 3 điểm M, N, P không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng MN, tia MP, đoạn thẳng NP, điểm K nằm giữa 2 điểm N và P. Câu 3 : ( 5 điểm) Cho AB = 6cm, lấy điểm M nằm giữa A và B sao cho AM =3cm. a. So sánh AM và MB. b. M có là trung điểm của AB không ? Vì sao? Hoạt động 2 : Thu bài, dặn dò ( 01 phút ) - GV thu bài, kiểm số lượng bài kiểm tra. - Ôn tập theo đề cương hình học chuẩn bị kiểm tra học kì I. Năm Căn, ngày 27 tháng 11 năm 2009 TỔ TRƯỞNG Mai Thị Đài

File đính kèm:

  • docTUẦN 15.doc
Giáo án liên quan