Giáo án Toán học lớp 6 - Tuần 34

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hệ thống lại cho học sinh các kiến thức số học chương I, II, III.

2. Kĩ năng:

- Ôn lại cách làm các dạng bài toán trong N.

- Ôn lại các dạng bài toán trong Z.

3. Thái độ:

- Xây dựng ý thức học tập tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Thước kẻ, SGK, giáo án.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài trước.

III. Phương pháp:

- Gọi mở – vấn đáp

- Luyện tập – Thực hành

- Hoạt động nhóm

IV. Tiến trình lên lớp:

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8329 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Ngày soạn: 9 / 04 / 2013 Tiết 98 Ngày dạy: 23 / 04 / 2013 ÔN TẬP CUỐI NĂM (TIẾT 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hệ thống lại cho học sinh các kiến thức số học chương I, II, III. 2. Kĩ năng: - Ôn lại cách làm các dạng bài toán trong N. - Ôn lại các dạng bài toán trong Z. 3. Thái độ: - Xây dựng ý thức học tập tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Thước kẻ, SGK, giáo án. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài trước. III. Phương pháp: - Gọi mở – vấn đáp - Luyện tập – Thực hành - Hoạt động nhóm IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết(10 phút ) Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 7, 8 SGK tr.65, 66 ? ? Nêu các phép toán trên N ? Tính chất của các phép toán ? GV chốt lại các kiến thức cơ bản của chương I, II. HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 7, 8 SGK tr.65, 66. HS trả lời câu hỏi. HS lắng nghe. A. Lý thuyết. - Số tự nhiên, các kí hiệu tập hợp. - Các phép toán +, -, x, :, luỹ thừa. - Tính chất chia hết trên N - Tính chất chia hết của tổng - Dấu hiệu chia hết - Số nguyên tố, hợp số, phân tích 1 số tự nhiên ra TSNT, UC, UCLN. - Tập hợp - Số đối của số nguyên a là … - Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là … - Qui tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu, trái dấu. - Viết công thức tính chất phép cộng, phép nhân số nguyên. Hoạt động 2: Bài tập. ( 29 phút ) Gọi HS lên bảng làm bài 168, 169 sgk tr.66 ? Các tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân của tập hợp N, Z có ứng dụng gì trong tính toán ? Gọi 3 HS lên bảng chữa bài 171 sgk ? Gọi HS nhận xét. Yêu cầuHS đọc đề bài 172 sgk ? Đề bài cho biết gì ? yêu cầu gì ? Gợi ý:Gọi số HS lớp 6C là x (HS) Þ 60 : x = a dư 13 2 HS lên bảng làm bài 168, 169 sgk tr.66 Để tính nhanh, tính hợp lý giá trị biểu thức. 3 HS lên bảng chữa bài 171 sgk HS khác làm làm vở. Nhận xét, chữa bài của bạn. HS đọc đề bài 172 sgk HS trả lời câu hỏi. B. Bài tập. Bài 168 (SGK/66): Điền kí hiệu vào ô vuông Bài 169 (SGK/66): a) với n thừa số a thì a0 = 1 b) ; với Bài 171 (SGK/67): Tính giá trị các biểu thức 1 cách hợp lý Bài 172 (SGK/67): Gọi số học sinh lớp 6C là x. Þ 60 - 13 = a - x 47 = a - x Vậy x là ước 47 = {1; 47} Þ Lớp 6C có 47 học sinh Hoạt động 3: Củng cố.(5 phút ) GV đưa ra bài tập 1 YCHS HS thảo luận nhóm làm bài tập 1. Các nhóm thi đưa ra đáp án nhanh nhất. Bài 1: Điền số thích hợp vào dấu * để: a) 6*2 chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9. b) *53* chia hết cho cả 2; 3; 5; 9. c) *7* chia hết cho 15 Giải: a) 642; 672 b) 1530 c) *7* 15 *7* 3; *7* 5. 375; 675; 975; 270; 570; 870. Hoạt động 4 : Hướng dẫn dặn dò ( 1 phút ) - Tiếp tục ôn tập các kiến thức cơ bản số học chương I, II, III. - Ôn tập các phép tính phân số : quy tắc và các tính chất; rút gọn, so sánh phân số. - BTVN: 173 176 sgk tr.67. - HDHS giải bài 2: sử dụng phương pháp chuyển vế đổi dấu. - Tiết sau: Ôn tập cuối năm tiếp.. V. Rút kinh nghiệm: Tuần 34 Ngày soạn: 9 / 04 / 2013 Tiết 99 Ngày dạy: / 04 / 2013 ÔN TẬP CUỐI NĂM (TIẾT 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Khắc sâu lại các dạng bài tập trong chương phân số. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính, tính nhanh, tính hợp lý giá trị của biểu thức. - Rèn luyện kĩ năng trình bày khoa học, chính xác, phát triển tư duy của HS. 3. Thái độ: - Xây dựng ý thức học tập tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Thước kẻ, SGK, giáo án. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài trước. III. Phương pháp: - Gọi mở – vấn đáp - Luyện tập – Thực hành - Hoạt động nhóm IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Bài tập về thực hiện phép tính(10 phút ) Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong bài 176 Hãy đổi hỗn số, số thập phân ra phân số rồi tính ? Yêu cầu HS lên bảng trình bày. - Lưu ý cho HS: những biểu thức phức tạp, nhiều tầng nên tách ra rồi tính riêng tử, riêng mẫu. Sau đó mới tính giá trị của biểu thức. HS nêu thứ tự thực hiện phép tính … Đổi hỗn số, số thập phân ra phân số 2 HS lên bảng trình bày. HS làm theo HD của GV. Bài 176: (SGK/67) Hoạt động 2: Bài tập về tìm x. ( 29 phút ) Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong bài toán tìm x? Gợi ý: đổi hỗn số ra phân số, tu gọn các vế rồi tính. Tính x như thế nào ? Vế trái , vế phải tính như thế nào? GV hướng dẫn HS về nhà phần c và phần d. Để tìm x ta làm như thế nào ? Yêu cầu HS thực hiện phép tính. HS nêu: Tính cộng, trừ trước rồi đén nhân chia. HS làm thoe hướng dẫn của GV. HS nêu cách tính HS thực hiện trên bảng. HS dưới lớp làm vào vở. HS về nhà phần c và phần d. HS: rút gọn vế phải, vế trái của x HS tính … Bài 1: Tìm x biết a) b) c) d) Bài 2: Tìm Vậy x nhận các giá trị: { -25; -24; -23; … ; -8 } Hoạt động 3: Bài tập về so sánh phân số.(5 phút ) để sắp xếp các phân số sau theo thứ tự tăng dần ta phải làm gì ? GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 4. HS: đổi phân số các phân số mẫu âm thành phân số có mâu dương. Sau đó Đưa các phân số đó về cùng mẫu(bằng cách quy đồng). Rồi so sánh các tử với nhau. Từ đó ta có cách sắp xếp … -Về nhà làm bài tập 4 Bài 3: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự tăng dần : Giải: Ta có: Vậy cách sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: Bài 4: So sánh A và B biết Vì Vậy A > B. Hoạt động 4 : Hướng dẫn dặn dò ( 1 phút ) - Ôn tập tính chất và quy tắc các phép toán, đổi hỗn số, số thập phân, số phần trăm ra phân số. Chú ý áp dụng quy tắc chuyển vế khi tìm x - Nắm vững ba bài toán cơ bản về phân số. - BTVN: 173; 175; 177 SGK tr.67,68. - Xem lại các dạng bài tập đã chữa. V. Rút kinh nghiệm: Tuần 34 Ngày soạn: 9 / 04 / 2013 Tiết 100 Ngày dạy: / 04 / 2013 ÔN TẬP CUỐI NĂM (TIẾT 3) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố 3 dạng bài toán cơ bản về phân số và vài dạng toán khác như chuyển động, nhiệt độ … 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng giải toán, trình bày lời giải. 3. Thái độ: - Xây dựng ý thức học tập tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Thước kẻ, SGK, giáo án. 2. Học sinh:SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài trước. III. Phương pháp: - Gọi mở – vấn đáp - Luyện tập – Thực hành - Hoạt động nhóm IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Bài tập về chuyển động.(24 phút ) Yêu cầu HS đọc đề bài Tóm tắt đề bài ? Vận tốc canô xuôi, vận tốc canô ngược có quan hệ với vận tốc dòng nước như thế nào ? Vậy Vxuôi - Vngược = ? Canô xuôi 1 khúc sông hết 3h thì 1 canô đi được bao nhiêu phần khúc sông? Canô ngược 1 khúc sông hết 5h thì 1 canô đi được bao nhiêu phần khúc sông? Yêu cầu HS lên bảng trình bày lời giải. Yêu cầu HS đọc đề bài ? Tóm tắt đề bài ? Nếu chảy một mình để đầy bể, vòi A mất bao lâu ? Vòi B mất bao lâu ? Gv hướng dẫn HS giải. HS đọc đề bài, Tóm tắt: + Canô xuôi hết 3h. + Canô ngược hết 3h. + Vnước = 3km/h. + Tính Skhúc sông ? HS: Vxuôi = Vcanô + Vnước Vngược = Vcanô - Vnước Vxuôi - Vngược = 2. Vnước HS trả lời miệng Cách khác: ….. khúc sông = . Vậy 1 giờ dòng nước chảy được khúc sông. Vậy khúc sông dài 3 km. Do đó độ dài của khúc sông là: HS đọc đề bài, tóm tắt: - 2 vòi cùng chảy vào bể. Chảy bể vòi A mất h, vòi B mất h - Hỏi 2 vòi cùng chảy bao lâu đầy bể ? HS trình bày bài giảI theo HD của GV. Bài 173 (SGK/67): Gọi chiều dài khúc sông là S (km). Khi đi xuôi dòng 1 giờ ca nô đi được khúc sông = Khi đi ngược dòng 1 giờ ca nô đi được khúc sông = Biết vận tốc dòng nước là 3km/h. Do đó ta có: Vậy độ dài của khúc sông là 45 km. Bài 175 (SGK/67): Để chảy cả bể với A mất thời gian là: 4,5.2 = 9 (h) Để chảy cả bể với B mất thời gian là: 2,25.2 = 4,5 (h) Vậy 1h vòi A chảy được (bể) 1h vòi B chảy được (bể) 1h cả 2 vòi chảy được (bể) Vậy nếu cả 2 vòi cùng chảy thì thời gian đầy bể là: Hoạt động 2: Bài tập về nhiệt độ, đo đạc. ( 20 phút ) Gv giới thiệu về độ C và độ F. Yêu cầu HS đọc đề bài 177 sgk tr.68. Gọi 1 HS lên bảng trình bài giảI bài 177 sgk. Nhận xét bài làm của HS. Yêu cầu Hs đọc đề bài 178 sgk. HD HS về nhà làm: HCN có tỉ số vàng: Chiều rộng = 3,09 m. ……. HS lắng nghe. HS đọc đề bài 177 sgk tr.68. Tóm tắt: a) C = 1000. Tính 0F ? b) F= 500. Tính 0C? c) Nếu C = F. Tìm nhiệt độ đó ? 1 HS lên bảng trình bài giảI bài 177 sgk. Hs đọc đề bài 178 sgk. Hs về nhà làm bài 178. Bài 177 (SGK – T.68): a) Trong điều kiện bình thường nước sôi 1000C tương đương với: (độ F) b). Ta có 500F tương đương với100C. c) Cho F = C = x0 Từ công thức Ta có: Bài 178(SGK – T.68): Gọi chiều dài là a (m), chiều rộng là b (m). a) Chiều dài của hình chữ nhật đó là: và b = 3,09 m. a = 3,09 : 0,618 = 5(m) b) Để có tỉ số vàng chiều rộng của hình chữ nhật đó là: và a = 4,5 m. b = 4,5 . 0,618 » 2,8 (m) c) Tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó là: Þ Khu vườn này không đạt “tỉ số vàng” Hoạt động 2 : Hướng dẫn dặn dò ( 1 phút ) - Ôn tập các kiến thức cơ bản đã học ở chương I, II, III - Ôn lại các dạng bài tập cơ bản đã học. - Tiết sau ôn tập V. Rút kinh nghiệm: Tuần 34 Ngày soạn: 9 / 04 / 2013 Tiết * Ngày dạy: / 04 / 2013 ÔN TẬP CUỐI NĂM (TIẾT 4) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Củng cố các dạng bài toán cơ bản đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng giải toán, trình bày lời giải. 3. Thái độ:- Xây dựng ý thức học tập tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Thước kẻ, SGK, giáo án. 2. Học sinh:- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài trước. III. Phương pháp: - Gọi mở – vấn đáp - Luyện tập - Hoạt động nhóm IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Bài tập về chuyển động.(24 phút ) Bài 1 : - GV hương dẫn: + Ở câu a sử dụng quy tắc nào để thực hiện ? + Ở câu b sử dụng tính chất nào để thực hiện ? + Ở câu c sử dụng tính chất nào để thực hiện ? + Ở câu d sử dụng tính chất nào để thực hiện ? - Gọi 4 HS lên thức hiện Bài 2: - GV hương dẫn: + Ở câu a sử dụng quy tắc nào để thực hiện ? + Ở câu b sử dụng quy tắc nào để thực hiện ? + Ở câu c sử dụng quy tắc nào để thực hiện ? + Ở câu d sử dụng quy tắc nào để thực hiện ? - Gọi 4 HS lên thức hiện - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung - GV chốt lại Bài 3: - GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc bài - Để tính số HS lớp C, đầu tiên ta tính lớp nào? - Yêu cầu 1 HS thực hiện Bài 1 : - HS lắng nghe: + Ở câu a sử dụng quy tắc cộng hai số đối, hai số nguyên cùng dấu để thực hiện. + Ở câu b sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với trừ để thực hiện. + Ở câu c sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp để thực hiện +Ở câu d sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với trừ để thực hiện - 4 HS lên thức hiện Bài 2: - HS lắng nghe: + Ở câu a sử dụng quy tắc chuyển vế để thực hiện. + Ở câu b sử dụng quy tắc bỏ dấu ngoặc, chuyển vế để thực hiện + Ở câu c sử dụng quy tắc chuyển vế, cộng hai phân số để thực hiện + Ở câu d sử dụng quy tắc chuyển vế, cộng hai số nguyên, chia hai số nguyên để thực hiện - 4 HS lên thức hiện - HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe ghi vào Bài 3: - HS đọc bài - Để tính số HS lớp C, đầu tiên ta tính lớp 6A, rồi đến 6B. - 1 HS thực hiện Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức a) 35 + (– 7) + (– 35) + (– 3 ) = [35 + (- 35)] + [( - 7) + (- 3)] = 0 + (- 10) = - 10 b) 4 . 8 – 3 . 4 – 15 = 4 . (8 – 3) – 15 = 4 . 5 – 15 = 20 – 15 = 5 Bài 2: Tìm x, biết: a) x + 5 = 25 x = 25 – 5 Vậy x = 20 b) 3x – 35 = 15 – (– 10) 3x – 35 = 15 +10 3x – 35 = 25 3x = 25 + 35 3x = 60 x = 60 : 3 Vậy x = 20 Bài 3: Số học sinh lớp 6A là: ( học sinh) Số học sinh lớp 6B là : ( học sinh) Số học sinh lớp 6C là : 120 – (36 +45 ) = 39 ( học sinh ) Hoạt động 2 : Hướng dẫn dặn dò ( 1 phút ) - Ôn tập các kiến thức cơ bản đã học ở chương I, II, III - Ôn lại các dạng bài tập cơ bản đã học. - Chuẩn bị thật tốt để tiết sau thi học kì II. V. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. DUYỆT TUẦN 34

File đính kèm:

  • docToan 6 tuan 34 nam 20122013.doc