Giáo án Toán học lớp 7 - Tiết thứ 43: Bảng ‘’tần ‘’số các giá trị của dấu hiệu

I. Mục tiêu:

* Kiến thức:

- HS hiểu được bảng tần số là một hình thức thu gọn số liệu thống kê ban đầu.

- Biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê.

* Kĩ năng:

Học sinh biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.

- Học sinh biết liên hệ với thực tế của bài toán.

* Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập.

II. Chuẩn bị:

* Thầy: Bảng phụ ghi số liệu từ bảng 1, 7 SGK, thước kẻ, phấn màu.

* Trò: Thước kẻ, học bài.

III. Phương pháp :

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Tổ chức các hoạt động của học sinh, rèn phương pháp tự học.

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

IV. Tiến trình giờ dạy-giáo dục:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 7 - Tiết thứ 43: Bảng ‘’tần ‘’số các giá trị của dấu hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :6 /1/2014 Ngày dạy : 13 / 1 /2014 Tuần : 21 Tiết thứ : 43 § 2. BẢNG  ‘’TẦN ‘’SỐ CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU I. Mục tiêu: * Kiến thức: - HS hiểu được bảng tần số là một hình thức thu gọn số liệu thống kê ban đầu. - Biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê. * Kĩ năng: Học sinh biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét. - Học sinh biết liên hệ với thực tế của bài toán. * Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập. II. Chuẩn bị: * Thầy: Bảng phụ ghi số liệu từ bảng 1, 7 SGK, thước kẻ, phấn màu. * Trò: Thước kẻ, học bài. III. Phương pháp : - Thuyết trình, vấn đáp. - Tổ chức các hoạt động của học sinh, rèn phương pháp tự học. - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. IV. Tiến trình giờ dạy-giáo dục: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (6phút) - Thế nào là dấu hiệu, giá trị của một dấu hiệu, tần số của một giá trị? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy -Trò Nội dung Hoạt động 1: Lập bảng tần số (15 phút) GV : Yêu cầu học sinh làm ?1. Quan sát hình 7 (SGK –trang 9). Hãy vẽ khung hình chữ nhật gồm hai dòng : Ở dòng trên, ghi lại các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần. Ở dòng dưới, ghi lại các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó. *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét và giới thiệu : Cách lập bảng như vậy gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu  hay còn gọi là bảng tần số. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV : Hãy lập bảng tần số ở bảng 1 ?. *HS : Thực hiện. ?1. x 98 99 100 101 102 n 3 4 16 4 3 * Cách lập bảng như vậy gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu  hay còn gọi là bảng tần số. Ví dụ: x 28 30 35 50 n 2 8 7 3 Hoạt động 2: Chú ý (15 phút) GV : Quan sát bảng 8, 9. Từ đó có nhận xét cách biểu diễn ở hai bảng này ?. *HS: Trả lời. *GV : Nhận xét và khẳng định : bảng số “tần số” thường lập dưới 2 dạng khác nhau: bảng ngang và bảng dọc. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV : Hai dạng bảng 8, 9 có ưu điểm, nhược điểm gì so với bảng 1 ?. *HS: Trả lời. *GV : Nhận xét và khẳng định : Ưu điểm: Giúp ta quan sát và nhận xét về giá trị của dấu hiệu một cách dễ dàng hơn so với bảng 1, đồng thời có nhiều thuận lợi trong tính toán sau này. Nhược điểm: Ta không biết được từng các đơn vị dấu hiệu đó. Tóm lại khi lập bảng thống kê, cần phù hợp với từng mục đính công việc cụ thể. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV : Qua nội dung trên rút ra kết luận chung gì ?. *HS: Trả lời. *GV : Nhận xét. ,Bảng số “tần số” thường lập dưới 2 dạng khác nhau: bảng ngang và bảng dọc. Ví dụ: Bảng dọc: Gá trị dấu hiệu ( x) tần số(n) 28 2 30 8 35 7 50 3 Bảng ngang: x 28 30 35 50 n 2 8 7 3 b, Giúp ta quan sát và nhận xét về giá trị của dấu hiệu một cách dễ dàng hơn so với bảng 1, đồng thời có nhiều thuận lợi trong tính toán sau này. *Kết luận: - Từ bảng số liệu thống kê ban đầu có thể lập bảng “ tấn số” (bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu). - Bảng “tần số” giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện cho việc tính toán sau này. 4 : Củng cố (7 phút) - Giáo viên treo bảng phụ bài tập 5 (tr11-SGK); gọi học sinh lên thống kê và điền vào bảng. - Yêu cầu học sinh làm bài tập 6 (tr11-SGK) a) Dấu hiệu: số con của mỗi gia đình. b) Bảng tần số: Số con của mỗi gia đình (x) 0 1 2 3 4 Tần số 2 4 17 5 2 N = 30 c) Số con của mỗi gia đình trong thôn chủ yếu ở khoảng 0 4 con. Số gia đình đông con chiếm xấp xỉ 16,7 % Bài tập 6 SGK cach 2: Giá trị (x) Tần số (n) 0 1 2 3 4 2 4 17 5 2 N = 30 a. Số con của mỗi gia đình. b. - Số con của gia đình trong thôn từ 0 – 4. - Số gia đình có 2 con chiếm tỉ lệ rất cao. - Số gia đình có 3 con chiếm 16%. 5 :dặn dò (2 phút) - Học theo SGK, chú ý cách lập bảng tần số. - Làm bài tập 7, 8, 9 tr11-12 SGK - Làm bài tập 5, 6, 7 tr4-SBT V. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………...................................................................................................................................... Ngày soạn :6 /1/2014 Ngày dạy : 14 / 1 /20114 Tuần : 21 Tiết thứ : 44 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Vận dụng kiến thức về lập bảng tần số để giải bài tập. - Khắc sâu kiến thức về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. * Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích, kĩ năng trình bầy. * Thái độ: - Cẩn thận, chính xác, trong làm bài. II. Chuẩn bị: * Thầy: Bài tập phù hợp với ba đối tượng học sinh.Thước kẽ, bảng phụ. * Trò: Thước kẻ, làm bài tập. III. Phương pháp dạy học chủ yếu: - Thuyết trình, vấn đáp. - Tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm IV. Tiến trình giờ dạy-giáo dục: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (Thực hiện trong quá trình dạy học bài mới.) Bài mới: (38phút) Hoạt động của thầy -Trò Nội dung Hoạt động 1: Luyện tập : (38 phút) Bài 7 – SGK T11 GV : hỏi Dấu hiệu điều tra là gì? ? Cụ thể bài này dấu hiệu là gì? HS : đọc đề bài - HS trả lời - Là tuổi nghề của mỗi công nhân. HS : Trả lời: 25 GV :? Có số các giá trị là bao nhiêu? ? Hãy lập bảng tần số? - GV :Yêu cầu một HS lên bảng làm - HS trả lời - GV ? Qua bảng em có nhận xét gì theo gơi ý ở SGK? - GV nhận xét – và sửa bài Bài 9 SGK T12 GV :? Tương tự bài 7 dấu hiệu ở đây là gì? - HS :Thời gian giải một bài toán của mỗi học sinh. GV :? Số các giá trị là bao nhiêu? - HS Trả lời: 35 GV :? Hãy lập bảng tần số? Có nhận xét gì? Một HS lên bảng lập bảng tần số ? GV nhận xét và sửa bài? Bài 8 – SGK T11 GV : GV : GV :? Dấu hiệu ở đây là gì? GV :? Xạ thủ bắn bao nhiêu phát? HS Trả lời: 30 GV :? Hãy lập bảng tần số? Một HS lên bảng lập bảng tần số GV :? Qua đây có nhận xét gì về số điểm cần đạt được? Bài 7 SGK T11 a. Dấu hiệu: Tuổi nghề của mỗi công nhân. Số các giá trị: 25 b. Bảng tần số: Tuổi nghề CN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số 1 3 1 6 3 1 5 2 1 2 N=25 * Nhận xét Tuổi nghề thấp nhất là 1 năm. Tuổi nghề cao nhất là 10 năm. Giá trị có tần số lớn nhất: 4 Khó có thể nói là tuổi nghề của một số đông công nhân chụm vào một khoảng nào. Bài 9 SGK – T12: a. Dấu hiệu: Thời gian giải một bài toán của mỗi học sinh.b. Bảng tần số Thời gian 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số n 1 3 3 4 5 11 3 5 N=35 * Nhận xét: - Thời gian giải một bài toán nhanh nhất là 3 phút … chậm nhất là 10 phút. - Số bạn giải bài tập từ 7 –10 phút chiếm tỉ lệ cao? Bài 8 SGK T12 a. Dấu hiệu: Điểm số đạt được của mỗi lần bắn. Xạ thủ bắn 30 phút. b. Bảng tần số Điểm số 7 8 9 10 Tần số n 3 9 10 8 N=30 * Nhận xét: Số điểm thấp nhất là 7 Số điểm cao nhất là 10 - Số điểm 8 và 9 chiếm tỉ lệ cao. 4 : Củng cố (5 phút) - Hướng dẩn Làm các bài tập 1 trang 3 SBT. a) Để có được bảng này người điều tra phải gặp lớp trưởng để thu thập số liệu b) Dấu hiệu ở đây là số lượng nữ HS của từng lớp trong một trường THCS. Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 24; 25. 5 :dặn dò (2 phút) Học kỹ lý thuyết trong vở ghi lẫn SGK - Làm các bài tập 2, 3 trang 3, 4 SBT. V. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………....................................................................................................................................... CHUYÊN MÔN KÝ DUYỆT TUẦN 21 -

File đính kèm:

  • docToan7 tuan 21 hai cot nam 20132014.doc
Giáo án liên quan