Giáo án Toán lớp 1: Cộng các số tròn chục

Toán

CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết cộng các số tròn chục theo 2 cách: Tính nhẩm và tính viết.

- Bước đầu biết nhẩm nhanh kết quả các phép cộng các số tròn chục trong phạm vi 100.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tính toán nhanh.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Các bó que tính, phấn màu, đồ dùng khác .

2. Học sinh: Bảng con, que tính.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 1: Cộng các số tròn chục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2009 Toán CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh biết cộng các số tròn chục theo 2 cách: Tính nhẩm và tính viết. Bước đầu biết nhẩm nhanh kết quả các phép cộng các số tròn chục trong phạm vi 100. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán nhanh. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. Chuẩn bị: Giáo viên: Các bó que tính, phấn màu, đồ dùng khác . Học sinh: Bảng con, que tính. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Số tròn chục là số như thế nào ? Bài: Xác định các số tròn chục trong các số sau: 70, 12, 10, 20, 18, 50, Vì sao số 12 không phải là số tròn chục? 50 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Các số tròn chục: 70, 10, 20, 50 số nào lớn nhất, số nào bé nhất? 3. Bài mới: Giới thiệu: Các con đã học các số tròn chục, hôm nay các con sẽ học cách cộng các số tròn chục. Hoạt động 1: Cộng: 30 + 20 Phương pháp: trực quan, đàm thoại, giảng giải. a.Thao tác trên que tính -Yêu cầu HS lấy 3 bó que tính đặt trên bàn, GV cài lên bảng. Con đã lấy được bao nhiêu que tính? -Lấy thêm 2 bó que tính nữa đặt dưới 3 bó que tính. Con vừa lấy thêm bao nhiêu que tính? Cả hai lần lấy được tất cả bao nhiêu que tính? Muốn biết được 50 que tính con làm sao? * Vậy 30 que tính thêm 20 que tính được 50 que tính. Hãy viết phép tính biểu diễn số que tính trên? Số 30 và 20 là loại số gì? b.Hướng dẫn đặt tính viết: 30 gồm mấy chục, mấy đơn vị? +(Ghi 3 ở cột chục, 0 ở cột đơn vị ), viết 30 20 gồm mấy chục, mấy đơn vị? +(Ghi 0 thẳng với số 0, 2 thẳng với 3),viết 20 thẳng dưới 30 Đặt như vậy nghĩa là thế nào? + Ghi phép tính (+) ở phía trước, giữa hai số. + Kẻ vạch ngang dưới hai số. + Tính kết quả bắt đầu cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục (Từ phải qua trái) - Gọi HS nêu lại cách cộng. * 0 cộng 0 bằng 0, viết 0. * 3 cộng 2 bằng 5, viết 5. Vậy 30 + 20 = 50 So sánh kết quả trên que tính và kết quả khi đặt tính? -Cho HS nhắc lại các bước đặt tính -Áp dụng: 50 + 40 Hoạt động 2: Luyện tập. Phương pháp: thực hành. đàm thoại. Bài 1: Nêu yêu cầu bài 1. (Rèn khả năng viết số thẳng hàng) Lưu ý: Khi thực hiện tính viết kết quả phải thẳng hàng với các số trong phép tính. -Cho HS làm bài cá nhân Nhận xét, gọi HS nêu cách tính Bài 2: Nêu yêu cầu bài2 (Nhằm phát triển khả năng nhẩm nhanh, nhạy bén.) Mẫu: 30 + 50 =? 30 còn gọi là mấy chục? 50 còn gọi là mấy chục? 3 chục cộng 5chục bằng mấy? Nhẩm: 3 chục + 5 chục = 80 chục Vậy 30 + 50 = 80 -Cho HS làm bài dưới hình thức: Hỏi-đáp -Chia lớp thành 2 tổ, tổ1hỏi phép tính thì tổ2 trả lời kết quả của tổ mình và ngược lại. - Nhận xét vị trí các số và kết quả của hai phép tính: 70+20 = 90 và 20+70= 90. *GV kết luận: Khi ta đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi: 70+20 = 20+70 Bài 3: -Cho HSđọc đề bài. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? -Tóm tắt: Thùng thứ nhất đựng : 20 gói bánh Thùng thứ hai đựng : 30 gói bánh Cả hai thùng đựng : …………gói bánh? - Hướng dẫn giải: Muốn biết cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh ta làm phép tính gì? Nêu lời giải bài toán? -Cho HS nêu các bước trình bày bài giải. Nhận xét. * Củng cố thêm dạng toán có lời văn: (Rèn khả năng giải toán có lời văn cho HS khá giỏi) -GV đặt ra bằng lời một số bài toán có lời văn từ dễ đến khó cho HS thi nói ngay phép tính và nhẩm kết quả. 4 Củng cố. Nhận xét,dặn dò Trò chơi: Tiếp sức cùng bạn. (Rèn khả năng thực hiện phép tính ngược.) -GV đính các bông hoa có ghi kết quả phép tính, HS chọn các bông hoa còn lại để ghép thành phép tính đúng với kết quả. -Nhắc lại cách tính cộng các số tròn chục: Các số ở hàng đơn vị cộng với nhau, các số ở cột chục cộng với nhau. -Nhận xét tiết học (Tùy tình hình lớp ) -Dặn dò: Chuẩn bị: Luyện tập. 1 4-5’ 25- 30’ 4-5’ Hát. 1 HS trả lời - Cả lớp làm ở bảng con: 70, 10, 20, 50, Vì số 12 có số 2 đứng sau 5 chục, 0 đơn vị. 70 là số lớn nhất. 10 là số bé nhất. Hoạt động lớp. Các đối tượng HS -Học sinh lấy 3 bó que tính 3 chục hay 30 que tính. -HS lấy 2 bó que tính. 2 chục hay 20 que tính. 5 chục hay 50 que tính. 3 chục cộng 2 chục bằng 5 chục hay 50 que tính 30 + 20 =50 Số tròn chục Các đối tượng HS 3 chục và 0 đơn vị. 2 chục và 0 đơn vị. Đặt số ở hàng đơn vị thẳng với số ở hàng đơn vị, số ở hàng chục thẳng với số ở hàng chục. Các đối tượng HS thực hiện và nêu: cá nhân, cả lớp. Hai kết quả giống nhau. HSKG nhắc lại Các đối tượng HS -HS làm ở bảng con Hoạt động lớp -1HS nêu: Tính HS làm ở phiếu bài tập. 3HS lên bảng HSKG:Tính nhanh, ghi số thẳng cột, đẹp HSTBY:Tính đúng, chậm 1HSnêu: Tính nhẩm 3 chục 5 chục 8 chục -HS làm bài theo tổ, nhẩm miệng và trả lời kết quả HSKG: Nhẩm nhanh HSTBY: Nhẩm chậm Tổ1: Tổ 2 50+10= 40+30= 20+20= 20+60= 70+20= 50+40= 20+70= 40+50= Vị trí các số thay đổi, kết quả bằng nhau. -1HS đọc. Thùng thứ nhất đựng 20 gói bánh, thùng thứ hai đựng 30 gói bánh. Cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh? -HS nhìn tóm tắt đọc đề toán Làm tính cộng. Cả hai thùng đựng là HSKG nêu. -HS làm bài theo 2 nhóm, ghi bài giải trên bảng nhóm. HSKG: Viết đầy đủ bài giải HSTBY: Viết phép tính, đáp số. Bài giải Cả hai thùng đựng được là: 20 + 30 = 50 (gói bánh) Đáp số: 50 gói bánh -HS xung phong nói đúng ngay kết quả thì được ghi điểm. HSKG: Nhẩm nhanh Các đối tượng HS -Làm bài thi đua tiếp sức theo tổ. Tổ1 Tổ2 60=….+…. 60=….+…. 60=….+…. 60=….+…. 70=….+…. 70=….+…. 70=….+…. 70=….+…. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Tiếng Việt uât – uyêt Mục tiêu: Kiến thức: HS nhận diện được các vần uât – uyêt, so sánh chúng với nhau và với các vần đã học. Đọc đúng, viết đúng các vần uât, uyêt; các từ sản xuất, duyệt binh. Đọc đúng các từ ứng dụng: luật giao thông, nghệ thuật, băng tuyết, tuyệt đẹp và đoạn thơ ứng dụng: Những đêm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Em đi, trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: “Đất nước ta tuyệt đẹp.” . 2. Kỹ năng: Đọc nhanh, trôi chảy tiếng, từ có vần uât – uyêt. Tìm được các tiếng, từ có vần uât, uyêt trên sách báo. 3.Thái độ: Ham thích học Tiếng Việt. II .Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ, bộ ghép chữ Tiếng Việt, đồ dùng khác. Học sinh: Bảng con, bộ ghép chữ Tiếng Việt, SGK,…. III .Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh Ổn định: 2 . Bài cũ: uân, uyên Cho HS đọc bài SGK. Viết: tuần lễ, kể chuyện Hỏi:Một tuần lễ có những ngày nào? Từ kể chuyện tiếng nào chứa vần uyên? -GV đọc từ, HS xác định tiếng chứa vần uân, uyên. Nhận xét 3.Bài mới: Hãy nêu các vần có âm u đứng ở đầu vần? -Giới thiệu: Các con sẽ học thêm hai vần có âm u đứng ở đầu vần. Hoạt động 1: Dạy vần uât. Phương pháp: đàm thoại, trực quan thực hành. Nhận diện vần: -GV ghi: uât Vần uât gồm những âm nào ghép lại? So sánh vần uât với ât ? -Cho HS ghép vần: uât. -Phát âm mẫu: Lưỡi bật chạm lợi trên rất mạnh. -Đánh vần mẫu:u –â- t -uât. uât Nhận xét. Tiếng và từ khóa Ghép thêm âm x, thanh sắc vào vần uât, đọc tiếng tạo thành? Phân tích cấu tạo tiếng xuất? -Cho HS đánh vần: x – uât – xuât – sắc - xuất. xuất Chỉnh sửa cách đánh vần cho HS. -Giới thiệu tranh minh họa: Tranh vẽ gì? -Giảng giải,rút ra từ khóa: sản xuất. Sản xuất: Làm ra của cải, vật chất (lúa, mì,…và các đồ dùng) -Phát hiện tiếng xuất có trong từ khóa. -HS đọc bài: uât –xuất –sản xuất. Hướng dẫn viết: - Hướng dẫn viết và viết mẫu: uât: Viết vần uân ta viết những con chữ nào? Mỗi chữ cao bao nhiêu li? - Viết mẫu: uât Viết u rê bút viết a, rê bút viết t, lia bút viết ^ trên a. -Cho HS viết, chỉnh sửa. xuất Viết tiếng xuất như thế nào? -Cho HS tự viết -Nhận xét: Tiếng xuất có chứa vần gì? sản xuất Viết từ sản xuất ta viết như thế nào? -Viết mẫu: sản xuất Chú ý khoảng cách giữa hai tiếng là thân con chữ o. -Cho HS viết,chỉnh sửa. Hoạt động 2: Dạy vần uyêt. Phương pháp: đàm thoại, trực quan thực hành. Nhận diện vần: -GV ghi: uyêt Vần uyêt gồm những âm nào ghép lại? So sánh vần uât với uyêt ? -Cho HS ghép vần: uyêt. -Phát âm: Chụm môi, liếc nhẹ. -Đánh vần mẫu: u –yê - t –uyêt. uyêt Nhận xét. Tiếng và từ khóa Ghép thêm âm d, thanh nặng vào vần uyêt, đọc tiếng tạo thành? Phân tích cấu tạo tiếng duyệt -Cho HS đánh vần: d – uyêt –duyêt–nặng- duyệt . duyệt -Giới thiệu tranh minh họa: Tranh vẽ gì? -Giảng giải,rút ra từ khóa: duyệt binh duyệt binh: Các chú bộ đội hoặc công an quần áo mặc đồng phục, tay cùng đánh, chân bước đều mang súng và xếp thành hàng đi rất đều trong các ngày lễ lớn. -Phát hiện tiếng duyệt có trong từ khóa. -HS đọc bài: uyêt–duyệt–duyệt binh. Hướng dẫn viết: - Hướng dẫn viết và viết mẫu: uyêt: Viết vần uyêt ta viết những con chữ nào? Chữ y, t cao bao nhiêu li? - Viết mẫu: uyêt Viết u rê bút viết y, ê,t lia bút viết ^ trên e. -Cho HS viết, chỉnh sửa. duyệt Viết tiếng duyệt như thế nào? -Cho HS tự viết ở bảng con -Nhận xét Tiếng duyệt có chứa vần gì? duyệt binh Viết từ duyệt binh ta viết như thế nào? -Viết mẫu: duyệt binh Chú ý khoảng cách giữa hai tiếng. -Cho HS viết,chỉnh sửa. - Cho HS đọc nối tiếp cả bài vừa học theo thứ tự và không theo thứ tự. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng. Phương pháp: trực quan, luyện tập. -Cho HS thi đua tìm tiếng chứa vần vừa học và thi đua đọc: Tổ1 Tổ2 luật giao thông băng tuyết nghệ thuật tuyệt đẹp -Cho HS đánh vần, đọc trơn. -Giải nghĩa từ : (Dùng vật thật, tranh ảnh) + Luật giao thông: Những quy định của Nhà nước bắt buộc người đi trên đường hoặc xe chạy,… phải thực hiện theo. Nếu không thực hiện sẽ bị phạt vì dễ gây ra tai nạn. VD: Đi trên đường phải đi bên phải. Đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Chưa đủ 18 tuổi thì không được lái xe máy …… Giáo dục HS. + Nghệ thuật: Là những cái đẹp, cái hay phục vụ cho đồi sống con người để mọi người. VD: Hát, múa….gọi là nghệ thuật sân khấu. Quay phim. chụp hình…… gọi là nghệ thuật nhiếp ảnh. + Băng tuyết: Khi nhiệt độ thấp, 00C trời lạnh rét làm cho nước đông cứng thành những mảng đá màu trắng phủ trên mặt đất.(HSquan sát tranh). + Tuyệt đẹp: Rất đẹp . -Đọc toàn bài trên bảng lớp Trò chơi: Ghép tiếng chứa vần uât, uyêt vừa học, tiếng đó có trong từ nào? VD: phế truất, luận án, lẩn khuất, trăng khuyết, sào huyệt, tuyệt vời, …. 1 4-5’ 25-30’ Hát. 1 HS đọc bài Cả lớp viết bảng con. Tổ1 viết: tuần lễ Tổ2 viết: kể chuyện -Dành cho các đối tượng HS: uê, uy, uya, uơ, uân, uyên. Hoạt động lớp. HSTBY: Nhận diện đúng vần uât đánh vần đúng vần, tiếng, từ khoá.Riêng HSKG đọc trơn. Gồm ba âm: u đứng trước, â đứng giữa và t đứng sau +Giống: Có âm t cuối vần +Khác:uât có âm u đầu vần -HS ghép -HS đánh vần cá nhân, tổ, lớp. - HS ghép: xuất. Âm x đứng trước, vần uât đứng sau, thanh sắc trên â. -HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. Các chị đang may quần áo. -HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. HSTBY: Viết đúng. HSKG: Viết đúng, đẹp. Chữ: u ,â, n u ,â, cao 2 li, t cao 3 li -HS viết trên không -HS viết bảng con. Chữ x trước cao 2 li, vần uât sau, dấu sắc trên chữ â. -HS viết trên không. -HS viết bảng con. -HS đọc ,xác định vần uât Viết tiếng sản trước tiếng xuất sau. -HS viết trên không. -HS viết bảng con. -HS đọc. Hoạt động lớp. HSTBY: Nhận diện đúng vần uyêt đánh vần đúng vần, tiếng, từ khoá. Riêng HSKG đọc trơn. Gồm ba âm: âm u đứng trước, âm đôi yê đứng giữa và âm t đứng sau. +Giống: Có âm u đầu vần,t cuối vần. +Khác : uât có âm â ở giữa, uyêt có âm đôi yê ở giữa. -HS ghép. -HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. - HS ghép: duyệt. D đứng trước, uyêt đứng sau, thanh nặng dưới ê. -HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. Các anh bộ đội đang đi rất thẳng hàng. -HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. HSTBY: Viết đúng. HSKG: Viết đúng, đẹp. Chữ: u, y, ê, t. t cao 3 li, y cao 5 li. -HS viết trên không. -HS viết bảng con. Chữ d trước cao 4 li,vần uyêt sau, dấu nặng dưới chữ e. -HS viết trên không. -HS viết bảng con. -HS đọc ,xác định vần uyêt. Viết tiếng duyệt trước tiếng binh sau. -HS viết trên không. -HS viết bảng con. -Học sinh đánh vần, đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. HSTBY: Đọc đánh vần,tìm được tiếng có chứa vần. HSKG:Đọc trơn, lưu loát, tìm và phân tích được tiếng có chứa vần. Hiểu nghĩa 1 số từ. -HS tìm và gạch chân Tiếng: luật, thuật, tuyết, tuyệt -Học sinh đánh vần –đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. -Dành cho các đối tượng. HSTBY: Tìm tiếng HSKG: Tìm từ. -HS đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. Tổ1: Ghép tiếng chứa vần uât. Tổ2: Ghép tiếng chứa vần uyêt. Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh Tiết 2. Hôm nay chúng ta học vần gì? Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: trực quan, luyện tập. -Cho HS luyện đọc các vần, tiếng ở tiết 1. -Treo tranh ứng dụng: Tranh vẽ gì? -Giải thích, giới thiệu : Những đêm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Em đi, trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi. -GV đọc mẫu bài đọc. -GV chỉnh sửa sai cho học sinh. Tìm tiếng có vần uât – uyêt? -Giải nghĩa: Trăng khuyết là trăng chỉ còn có một phần ánh sáng. -Cho HS đọc câu ứng dụng, cả bài. Hoạt động 2: Luyện viết. Phương pháp: giảng giải, thực hành. -Nêu yêu cầu luyện viết. -Nêu tư thế ngồi viết. -Nhắc lại cách viết và yêu cầu viết: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh vào vở tập viết1, tập 2 -Thu vở, chấm điểm. Nhận xét bài viết,sửa lỗi sai. Hoạt động 3: Luyện nói. Phương pháp: trực quan, đàm thoại. -Nêu chủ đề luyện nói. Đất nước ta có tên gọi là gì? -Treo tranh vẽ SGK. Xem tranh và cho biết tranh vẽ ở đâu? Em có biết những cảnh đẹp nào của quê hương em? -GV đọc cho HS nghe một số câu ca dao nói về cảnh đẹp đất nước. -GV giới thệu cảnh đẹp ở mọi miền đất nước * Giáo dục HS yêu cảnh đẹp quê hương ở nơi mình đang sống và ở trên khắp đất nước Việt Nam. 4.Củng cố: -Ch HS đọc lại bài. Trò chơi: Điền vần vào chỗ chấm: uât hay uyêt? L……..pháp Th……….minh Kh……….bóng Mặt ng…….. Sản x……. T……..trắng -Dặn dò: Đọc lại bài ở nhà. Tìm tiếng có vần uât – uyêt trên sách báo Xem trước bài 102: uynh – uych. 29-30 4-5’ Hoạt động lớp, cá nhân. uât, uyêt. - HS luyện đọc cá nhân, nhóm, lớp. -HS quan sát tranh. Tranh vẽ các bạn nhỏ đi chơi trong đêm trăng. HSTBY: Đọc đánh vần,tìm được tiếng có chứa vần HSKG:Đọc trơn, lưu loát, tìm và phân tích được tiếng có chứa vần. Hiểu nghĩa 1 số từ. -Tìm và gạch chân: khuyết -HS luyện đọc cá nhân, nhóm, lớp. Hoạt động cá nhân. -HS nêu. -HS viết vở. Hoạt động lớp. Đất nước ta tuyệt đẹp. Việt Nam. Vẽ thác nước ở núi, vẽ ruộng bậc thang trên đồi, vẽ cánh đồng lúa mênh mông ở đồng bằng. HS tự nêu. Các đối tượng HS -HS luyện đọc cả lớp. - HS chia 2 dãy và cử đại diện lên thi đua. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docgiao an lop 1(31).doc
Giáo án liên quan