I. MỤC TIÊU
- Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông
- Biết được 1dm2 = 100 cm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại. Làm được các bài tập trong SGK.
- HS Thang biết được: 1dm2 = 100 cm2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Vẽ sẵn bảng hình vuông có diện tích 1dm2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
12 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Ngày soạn:1/ 11 / 2015
Ngày dạy: 2/ 11 / 2015
TOÁN
NHÂN VỚI 10, 100, 1000, CHIA CHO 10, 100, 1000,...
I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000; và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10; 100; 1000; lần.
- HS làm được các bài tập trong SGK.
- HS Thang làm được các phép tính nhân với 10.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
a. Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
365 x = 8 x 365
1234 x 5 = 1234 x
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài.
2. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện phép tính: 8 x 10 và 350 : 10.
- Gọi HS trình bày cách làm.
3.Khám phá:
* HĐ1 : Hướng dẫn học sinh nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10.
- Yêu cầu HS nêu kết quả của phép tính
35 x 10 = ?
- Cho HS nhận xét thừa số 35 và tích 350.
Kết luận : Muốn có tích của một số với 10 ta chỉ việc viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó.
+ Ngược lại 350 : 10 = ?
- Cho HS nhận xét thương 35 và số bị chia 350.
Kết luận : Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
* HĐ2 : Hướng dẫn học sinh nhân một số tự nhiên với 100; 1000 hoặc chia số tròn chục cho 100; 1000.
- Tương tự yêu cầu HS nêu kết quả của phép tính sau:
35 x 100 = ?
35 x 1000 = ?
- Cho HS nhận xét thừa số 35 và tích 3500 và thừa số 35 và tích 35000.
Kết luận : Khi nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000; ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, chữ số 0 vào bên phải số đó.
+ Ngược lại 3500 : 100 = ?
35000 : 1000 = ?
- Cho HS nhận xét thương 35 và số bị chia 3500 và thương 35 và số bị chia 35000.
Kết luận : Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10; 100; 1000; ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba, chữ số 0 ở bên phải số đó.
4. Thực hành:
Bài 1 :
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS chơi trò chơi.
- GV chỉ định một HS trả lời phép tính thứ nhất, sau đó HS đó chỉ định một HS trả lời phép tính tiếp theo.
Bài 2:
GV cho HS nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng và hướng dẫn HS làm bài tập mẫu.
- Gọi lần lượt từng HS lên bảng sửa bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Yêu cầu học sinh sửa bài vào vở nếu sai.
5. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với mọi người về Nhân với 10,100,1000Chia cho 10,100,1000.
- 3 HS lên bảng
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày.
35 x 10 = 350
- Tích 350 thêm một chữ số 0 so với thừa số 35.
- Nghe và nhắc lại.
350 : 10 = 35
- Thương 35 đã bớt đi một chữ số 0 so với số bị chia 350.
- HS lắng nghe
35 x 100 = 3500
35 x 1000 = 35 000
- Tích 3500 thêm hai chữ số 0 so với thừa số 35.
- Tích 35000 thêm ba chữ số 0 so với thừa số 35.
3500 : 100 = 35
35000 : 1000 = 35
- Thương 35 đã bớt đi hai chữ số 0 so với số bị chia 3500.
- Thương 35 đã bớt đi ba chữ số 0 so với số bị chia 35000.
- Lắng nghe
- HS đọc
a) 18 x 10 = 180 82 x 100 = 8200
18 x 100 = 1800 75 x1000 = 75000
18x 1000 = 18000 19 x 10 = 190
b) 9000 : 10 = 900
6800 : 100 = 68 9000 : 100 = 90
420 : 10 = 42 9000 : 1000 = 9
2000 : 1000 = 2
- HS nhắc lại
- HS lên bảng làm
70kg = 7 yến
800kg = 8 tạ
300 tạ = 30 tấn
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- Thực hiện sửa bài.
- Theo dõi, lắng nghe.
*****************************
Ngày soạn:1/ 11 / 2015
Ngày dạy: 3/ 11 / 2015
TOÁN
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính. Làm được các bài tập trong SGK.
- HS có ý thức làm bài cẩn thận.
- HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
- 1 yến ( 1tạ, 1tấn) bằng bao nhiêu kg?
- Bao nhiêu kg bằng 1 yến (1 tạ, 1tấn)?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài.
2. Trải nghiệm:
* So sánh giá trị của các biểu thức.
- GV viết lên bảng hai biểu thức:
(2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 )
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách so sánh giá trị của hai biểu thức.
- Gọi HS trình bày cách làm.
3.Khám phá:
* Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân.
* So sánh giá trị của các biểu thức.
- GV viết lên bảng hai biểu thức:
(2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 )
- Gọi hai HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức, các HS khác làm vào vở.
- Gọi một HS so sánh hai kết quả để rút ra hai biểu thức có giá trị bằng nhau.
Vậy: 2 x ( 3 x 4 ) = ( 2 x3 ) x 4
* Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân.
- GV treo bảng phụ lên bảng ,yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
H:Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b ) x c và a x ( b x c) khi a = 3 , b = 4 , c= 5.
* Tương tự so sánh các biểu thức còn lại.
- HS nhìn vào bảng, so sánh rút ra kết luận :( a x b ) x c = a x ( b x c);
(a x b )x c gọi la một tích nhân với một số
a x( b x c) gọi là một số nhân với một tích.
=> Kết luận bằng lời: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba .
- GV nêu từ nhận xét trên , ta có thể tính giá trị của biểu thức a x b x c như sau:
a x b x c = ( a x b ) x c = a x ( b x c);
Nghĩa là có thể a x b x c bằng 2 cách:
a x b x c = ( a x b ) x c
hoặc a x b x c = a x ( b x c)
+ Tính chất này giúp ta chọn được cách làm thuận tiện nhất khi tính giá trị của biểu thức
a x b x c.
4. Thực hành:
Bài 1.
GV cho HS xem cách làm mẫu, phân biệt hai cách thực hiện các phép tính, so sánh kết quả.
- GV ghi biểu thức lên bảng:
2 x 5 x 4
+ Biểu thức có dạng là tích của mấy số?
+ Có những cách nào để tính giá trị cùa biểu thức?
- GV nhận xét, chốt lại.
- Gọi 2 Hs lên bảng làm bài.
- Goi HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 2:
*Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- GV ghi các biểu thức biểu thức lên bảng và gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 3:
* Gọi HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Gọi HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét, sửa chữa.
5.Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với mọi người biết về tính chất kết hợp của phép nhân.
- 2 HS lên bảng
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS trình bày.
- Hai HS lên bảng làm-cả lớp làm vào vở
- 2 hs lên bảng làm bài
- HS so sánh hai kết quả.
( 2 x3 ) x 4 = 6 x 4 = 24 và
2 x ( 3 x 4 ) = 2 x 12 = 24
vậy: ( 2 x3 ) x 4 = 2 x ( 3x 4)
- 3 HS lên bảng làm-lớp làm vào vở nháp.
a
b
c
(a x b) x c
a x( b xc )
3
4
5
(3 x4 ) x 5
= 60
2 x (4 x 5)
= 60
5
2
3
(2 x 5) x 3
= 30
2 x (3 x 5)
=30
4
6
2
(6 x 4 ) x 2
= 48
6 x (4 x 2)
=48
- HS so sánh rút ra kết luận: Giá trị của hai biểu thức đều bằng nhau
- HS đọc kết luận
- HS đọc công thức
- HS thực hiện cá nhân
- HS đọc biểu thức.
- Có tích của ba số.
+ Có hai cách:
- Lấy tích số thứ nhất và số thứ hai nhân với số thứ ba .
- Lấy tích của số thứ nhất nhân với tích của sô thứ hai và số thứ ba.
- 2 HS lên bảng -lớp làm vào vở .
4 x 5 x 3 = (4 x 5) x 3
= 20 x 3 = 60
4x 5 x 3 = 3 x (4 x 5 )
= 3 x 20 = 60
3 x 5 x 6 = 3 x ( 5 x 6)
= 3 x 30 = 90
3 x 5 x 6 = (5 x 6) x 3
= 30 x 3 = 90
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lên bảng làm bài- lớp làm vào vở.
a) 13 x 5 x 2 = 13x ( 5 x 2 )
= 13 x 10 = 130
5 x2 x 34 = ( 5 x 2) x 34
= 10 x 34 = 340
b) 2 x 26 x 5 = 2 x 5 x 26=( 2 x 5 )x 26
=10 x 26 = 260
5 x 9 x 3 x 2 = 9 x 3 x 2 x 5
= ( 9 x 3) x (2 x 5 )
= 27 x 10 = 270
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe .
HS đọc.
HS trả lời
HS lên bảng làm bài.
HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
*********************
Ngày soạn:1/ 11 / 2015
Ngày dạy: 4/ 11 / 2015
TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ O
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS nắm được cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.Làm được các bài tập trong SGK.
- Các em có ý thức tính cẩn thận làm bài đúng, trình bày sạch, đẹp.
- HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 6.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
- Nêu tính chất kết hợp của phép nhân?
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét và đánh giá.
- GV giới thiệu bài.
2. Trải nghiệm:
* Tính: 1324 x 2 = ?
1324 x 20 = ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tính kết quả.
3. Khám phá:
HĐ1 : Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0
- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để tìm cách tính kết quả của các phép tính sau:
1324 x 20 =?
- GV chốt cách tính như sau:
+ Cách 1: 1324 x 20 = 1324 x ( 2x10)
= (1324 x 2) x 10
= 2648 x 10 = 26480
* Nhân 1324 nhân với 2, được 2648, viết 2648. Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 2648, được 26480.
+ Cách 2: Đặt tính rồi tính:
1324
x 20
26.480
* Chỉ việc nhân 2 với 1324, sau đó viết thêm chữ số 0 vào bên phải.
HĐ2: Nhân các số có tận cùng là chữ số 0
- Tương tự với VD: 230 x 70 = ?
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện, dưới lớp làm nháp.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
- Gv chốt:
+ Cách 1: Nhân 23 với 7, được 161, viết 161. Viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải.
+ Cách 2: Đặt tính , rồi chỉ việc nhân 7với 23 , sau đó
viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải.
4. Thực hành.
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc đề và làm bài..
- Theo dõi HS làm bài, giúp đỡ những HS yếu.
- Gọi lần lượt từng em lên bảng sửa bài.
- Chấm bài ở bảng và sửa bài chung cho cả lớp.
- Yêu cầu HS sửa bài theo đáp án sau :
- GV nhận xét, sửa chữa
x
x
x
1342 13546 5642
40 30 20
53.680 306.380 1.128.400
Bài 2
Hướng dẫn HS làm bài và nêu miệng kết quả.
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét, sửa chữa
5.Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với mọi người biết Nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- 3 HS lên bảng.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Thực hiện theo cặp
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét.
- Theo dõi.
- 2 em lên bảng, lớp làm nháp, nhận xét.
- Theo dõi.
- đọc đề và làm bài.
- Từng cá nhân thực hiện.
- Lần lượt lên bảng sửa, dưới lớp theo dõi bạn sửa, nêu ý kiến nhận xét.
- Theo dõi và sửa từng bài nếu sai.
- HS trả lời:
a .397 800
b.69 000
c.1 160 000
- Lắng nghe.
*********************
Ngày soạn:1/ 11 / 2015
Ngày dạy: 5/11/ 2015
TOÁN
ĐỀ – XI – MÉT – VUÔNG
I. MỤC TIÊU
- Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông
- Biết được 1dm2 = 100 cm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại. Làm được các bài tập trong SGK.
- HS Thang biết được: 1dm2 = 100 cm2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Vẽ sẵn bảng hình vuông có diện tích 1dm2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi dộng:
+ GV gọi 2 HS lên bảng làm bài:
* Đặt tính rồi tính:
1342 x 10
13456 x 30
+ Gọi HS nhận xét .
+ Giới thiệu bài.
2. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và tự trả lời các câu hỏi:
+ 1 dm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là?
+ Đề-xi-mét vuông kí hiệu như thế nào?
3. Khám phá:
Hoạt động 1: Ôn tập về xăng- ti- mét
+ GV nêu yêu cầu: Vẽ 1 hình vuông có diện tích là 1cm2.
+ 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu xăng- ti- mét?
HĐ2:Giới thiệu đề-xi-mét vuông.(dm2).
a. Giới thiệu đề-xi-mét vuông.
+ GV treo hình vuôngcó diện tích là 1dm2 lên bảng và giới thiệu: Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là đề-xi-mét vuông.
Hình vuông trên bảng có diện tích là 1dm2
+ Yêu cầu HS thực hành đo cạnh của hình vuông.
+ GV: Vây 1dm2 chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm.
+ GV nêu: Đề-xi-mét vuông viết kí hiệu là dm2.
+ GV viết lên bảng các số đo diện tích: 2cm2, 3dm2, 24dm2 và yêu cầu HS đọc các số đo trên.
b. Mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông và đề-xi-mét vuông.
+ GV nêu bài toán: Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10cm.
+ 10cm bằng bao nhiêu đề-xi-mét?
+ GV : Vậy hình vuông cạnh 10 cm có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 1dm.
? Hình vuông có cạnh 10cm có diện tích là bao nhiêu? Hình vuông có cạnh 1dm có diện tích là bao nhiêu?
+ GV: Vậy 100cm = 1dm2
+ GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
4. Thực hành:
Bài 1
+ GV viết các số đo lên bảng lần lượt HS đọc trước lớp.
- GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 2
+ GV tiếp tục yêu cầu HS đọc các số đo.
+ Mời 3 HS lên bảng nối tiếp viết vào bảng.
+ GV nhận xét và chữa bài.
Bài 3
+ GV yêu cầu HS tự điền câu đầu tiên trong bài.
+ GV viết lên bảng: 48 dm2 = cm2
+ GV yêu cầu HS điền số thích hợp vào chỗ trống.
? Vì sao em điền được:48dm2 = 4800 cm2?
+ GV viết tiếp lên bảng: 2000cm2 = dm2
+ Yêu cầu HS điền.
5.Ứng dụng:
+ GV nhận xét tiết học
+ Về nhà chia sẻ bài học với người thân.
- 2 Hs lên bảng
- Hs nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS vẽ ra giấy kẻ ô.
- 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS thực hành đo.
- HS lắng nghe.
-Vài em đọc.
- HS nêu và tính; 10cm x10 cm = 100cm2
- 10cm = 1 dm
- Là 100cm2; 1dm2
- HS đọc: 100cm2 = 1dm2
- HS quan sát hình vẽ.
- Lần lượt HS đọc.
- Hs lắng nghe.
- HS tiếp tục đọc, lớp theo dõi và nhận xét.
HS viết: 812 dm2
1969 dm2
2812 dm2
- HS tự làm: 1dm2= 100cm2
100cm2= 1 dm2
- HS lên bảng điền: 48dm2= 4800cm2
- HS nêu:
+ Ta có 1dm2= 100cm2
Nhẩm 48 x100 = 4800
Vây 48dm2= 4800cm2
- HS điền:
2000cm2 = 20 dm2
+ 1997 dm2 = 199700cm2
9900 cm2 = 99 dm2
- HS lắng nghe.
*********************
Ngày soạn:1/ 11 / 2015
Ngày dạy: 6/ 11 / 2015
TOÁN
MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được “mét vuông”, “m2”
- Biết được 1m2 = 100dm2. bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2 , cm2
- Làm được các bài tập trong SGK.
- HS Thang biết được: 1m2 = 100dm2
II. CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ vẽ sẵn các hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1dm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
- Gọi HS lên bảng làm bài:
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1dm2= cm2
41dm2= cm2
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và đánh giá
2.Trải nghiệm- Khám phá:
* Giới thiệu mét vuông(m2) :
- Treo bảng phụ kẻ sẵn ở phần chuẩn bị.
+ Hình vuông lớn có cạnh dài bao nhiêu?
+ Cạnh của hình vuông lớn gấp mấy lần cạnh của hình vuông nhỏ?
+ Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu?
+ Hình vuông lớn bằng bao nhiêu hình vuông nhỏ ghép lại?
+ Vậy diện tích hình vuông lớn bằng bao nhiêu?
GV kết luận : Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m.
- Mét vuông viết tắt là m2
+ 1 mét vuông bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông?
GV ghi 1m2 = 100dm2
+ 1dm2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
+ Vậy 1m2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
GV viết 1m2 = 10 000cm2
+ Nêu mối quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông với xăng-ti-mét vuông?
3.Thực hành.
Bài 1
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề
-Yêu cầu HS tự làm.
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- GV sửa bài chung cho cả lớp, yêu cầu HS đọc lại các số vừa viết.
Bài 2
- GV nêu yêu cầu HS tự làm. Giải thích cách điền số.
- GV sửa theo đáp án :
1m2 = 100dm2 100dm2 = 1m2
1m2 = 10000cm2 10000cm2 = 1m2
Bài 3
Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Người ta dùng hết bao nhiêu viên gạch để lát nền căn phòng?
+ Diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhêiu viên gạch?
+ Mỗi viên gạch có diện tích là bao nhiêu?
+ Vậy diện tích căn phòng là bao nhiêu mét vuông?
GV sửa bài theo đáp án :
Diện tích của một viên gạch là :
30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích của căn phòng đó là:
900 x 200 = 18000 (cm2)
18000 cm2 = 18m2
Đáp số: 18m2
4.Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với mọi người biết về đơn vị đo diện tích mét vuông.
- HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét.
-Theo dõi, lắng nghe.
- Nghe và nhắc lại đề.
1m (10dm)
gấp 10 lần.
1dm2
100 hình.
100dm2
-Vài em nhắc lại.
1m2 = 100dm2
1dm2 = 100 cm2
1m2 = 10 000 cm2
-Vài em nêu
1m2 = 100dm2
1m2 = 10 000 cm2
-1 em nêu yêu cầu.
-HS tự làm. Hai em tự đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- 5 em lên bảng đọc và viết.
- 2 em lên bảng, lớp làm vào vở.
-1 em đọc đề, 2 em phân tích đề.
200 viên.
200 viên gạch.
30cm2 x 30cm2 = 900cm2
900cm2 x 20 = 180000cm2
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- Theo dõi và sửa bài, nếu sai.
- Lắng nghe.
KÍ DUYỆT TUẦN 11
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2015_2016.doc