Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tiết:9: Khi nào thì am + mb = ab?

I/ MỤC TIÊU:

1./ Kiến Thức:: HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB

2./ Kỹ Năng:

-Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa A và B để giải bài toán đơn giản.

-Bước đầu tập suy luận dạng:

“Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a; b; c thì suy ra số thứ ba”.

3./ Thái Độ: Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.

II/ TRỌNG TÂM:

Điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB

III/ CHUẨN BỊ:

· Giáo viên: Thước thẳng, thước cuộn, thước gấp, thước chữ A.

· Học Sinh: thước thẳng.

IV/ TIẾN TRÌNH:

1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3798 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tiết:9: Khi nào thì am + mb = ab?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:9 Tuần dạy:9. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB? I/ MỤC TIÊU: 1./ Kiến Thức:: HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB 2./ Kỹ Năng: -Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa A và B để giải bài toán đơn giản. -Bước đầu tập suy luận dạng: “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a; b; c thì suy ra số thứ ba”. 3./ Thái Độ: Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài. II/ TRỌNG TÂM: Điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Thước thẳng, thước cuộn, thước gấp, thước chữ A. Học Sinh: thước thẳng. IV/ TIẾN TRÌNH: 1/ Ổn định tở chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ sớ. 2/ Kiểm tra miệng: BT43SGK/119: Bài Làm 3./ Giảng Bài Mới: Từ bài này, ta thấy AB + AC lớn hơn BC. Vậy khi nào thì AB + AC =BC ? Mời các em cùng qua bài mới . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 1./ Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB? GV cho học sinh đọc đề bài ?1 Cho điểm M nằm giữa 2 điểm A và B. Đo độ dài các đoạn thẳng AM, MB, AB. So sánh AM + MB với AB. Giáo viên cho học sinh đọc đề. Giáo viên nhấn mạnh tính chất (M nằm giữa A và B) để cho học sinh nắm được AM + MB = AB Giáo viên hướng dẫn cho các em làm ví dụ. Giáo viên gọi 1 em học sinh lên làm ví dụ Học sinh lên bảng làm bài Giáo viên chốt lại bài và cho các em ghi vào vở. 2.Một vài dụng cụ đo khoảng cách trên mặt đất Giáo viên giới thiệu các dụng cụ đo như trong sách giáo khoa. 1./ Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB? Nhận Xét: SGK/120 Ví Dụ: SGK/120 Giải: Vì M nằm giữa A và B nên AM + MB = AB. Thay AM = 3 cm, AB = 8 cm, ta có: 3 + MB = 8 MB = 8 -3 Vậy: MB = 5(cm). 2.Một vài dụng cụ đo khoảng cách trên mặt đất 4/ Câu hỏi, bài tập củng cố BT46SGK/121: Cho biết : IN = 3 cm NK = 6cm Tính IK = ? Giải: Vì N nằm giữa I và K nên: BT47SGK/121: Cho biết : EM = 4 cm EF = 8 cm So sánh EM và MF. Giải: Vì M nằm giữa E và F nên: Vậy EM = MF = 4cm. BT51SGK/122: Ta có: TA = 1cm; VA = 2cm và VT = 3cm Nên TA + VA = VT Nên điểm A nằm giữa T và V. 5/.Hướng dẫn học sinh tự học: - Về nhà các em xem lại các bài tập đã làm và làm các bài tập còn lạitrong SGK. - Ở tiết sau các em chuẩn bị compa để vẽ độ dài đoạn thẳng nhé. - xem trước bài “Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài”. V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docAMMBAB.doc