I.MỤC TIÊU :
Củng cố, rèn luyện cách so sánh, tìm giá trị tuyệt đối, số đối của số nguyên
II.CHUẨN BỊ :
GV: Bảng phụ: bài tập 16, 17, 18, ? SGK.
HS: Làm các bài tập đã dặn tiết trước.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
Kiểm tra:
HS1: Trên trục số, làm thế nào để nhận biết số a nhỏ hơn số b ?
+ Bài tập 15/ SGK
HS2: Thế nào là giá trị tuyệt đối của một số ? + bài tập 14 / SGK (GV nhận xét cho điểm)
Luyện tập:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Tiết 43: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 43
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
@ Củng cố, rèn luyện cách so sánh, tìm giá trị tuyệt đối, số đối của số nguyên
II.CHUẨN BỊ :
Ä GV: Bảng phụ: bài tập 16, 17, 18, ? SGK.
Ä HS: Làm các bài tập đã dặn tiết trước.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
j Kiểm tra:
HS1: Trên trục số, làm thế nào để nhận biết số a nhỏ hơn số b ?
+ Bài tập 15/ SGK
HS2: Thế nào là giá trị tuyệt đối của một số ? + bài tập 14 / SGK (GV nhận xét cho điểm)
k Luyện tập:
Giáo viên
Học sinh
* GV gọi từng HS lên bản điền, cả lớp nhận xét.
* Bài tập 16 / SGK
7 Ỵ N ; 7 Ỵ Z ; 0 Ỵ N ; 0 Ỵ Z
- 9 Ỵ Z ; - 9 Ỵ N ; 11,2 Ỵ Z
* GV gọi 1 HS đứng tại chổ trả lời.
* Bài tập 17 / SGK
Không, vì tập hợp Z bao gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương.
* GV gọi 4 HS đứng tại chổ trả lời.
* Bài tập 18 / SGK
a) Chắc chắn. b) Không
c) Không. d) Chắc chẳn.
* GV cho 4 HS lên bảng điền.
* Bài tập 19 / SGK
a) 0 < + 2 ; b) – 15 < 0 ; c) – 10 < – 6 ; d) + 3 < + 9
* Trước tiên ta tính giá trị tuyệt đối của mỗi số rồi mới thực hiện phép tính.
* Bài tập 20 / SGK
a) | -8| – | -4| = 8 – 4 = 4
b) | -7| . | -3| = 7 . 3 = 21
c) |18| : | -6| = 18 : 6 = 3
d) | 153| + | -53| = 153 + 53 = 206
* GV gọi từng HS đứng tại chổ trả lời.
* Bài tập 21 / SGK
Số đối của – 4 là 4.
Số đối của |– 5| = 5 là – 5 .
Số đối của |3| = 3 là – 3 .
Số đối của 4 là – 4 .
Củng cố : (Củng cố từng phần)
Dặn dò :
ð Về nhà xem lại các bài tập đã chữa và làm tiếp các bài tập còn lại
ð Xem lại các phần lý thuyết đã học và xem trước bài §4
TIẾT 44
§4. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I.MỤC TIÊU :
@ HS nắm chắc quy tắc cộng hai số nguyên cùng dắu
@ Biết liên hệ những điều đã học với thực tiển
II.CHUẨN BỊ :
Ä GV: Bảng phụ: cộng 2 số nguyên dương, quy tắc cộng 2 số nguyên âm
Ä HS: Làm các bài tập đã dặn tiết trước
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
j Kiểm tra:
1HS: Thế nào là giá trị tuyệt đối của một số ? +bài tập dạng 20/SGK
k Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
Trình bày
* Các số nguyên dương có phải là số tự nhiên không ?
à Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên.
* Giới thiệu phần minh hoạ trục số ( hình 44) / SGK.
* Các số nguyên dương chính là số tự nhiên.
1) Cộng hai số nguyên dương :
Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số nhiên khác 0.
VD: (+4) + (+3) = 4 + 3 = 7
* Hướng dẫn HS VD1 / SGK.
* Muốn cộng hai số nguyên âm ta làm như thế nào ?
* HS đọc phần giới thiệu đầu mục 2 / SGK
* Bài tập ?1 / SGK
* HS có thể xem SGK trả lời.
* Bài tập ?2 / SGK
2) Cộng hai số nguyên âm :
Muốn cộng hai số nguyên âm ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “ –” đằng trước kết quả.
VD: (-13) + (-7) = – (13 + 7) = – 20
Củng cố :
Ä Cho HS phát biểu lại q/t cộng hai số nguyên dương (âm)
Ä Bài tập 23, 24 , 25/ SGK
Dặn dò :
ð Học thuộc lòng quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu vừa học
ð BTVN : 26 / SGK + các bài tập tương tự ở SBT
TIẾT 45
§5. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC CÙNG DẤU
I.MỤC TIÊU :
@ HS nắm chắc cách cộng hai số nguyên khác dấu
II.CHUẨN BỊ :
Ä GV: Bảng phụ: trục số, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
Ä HS: : Làm các bài tập đã dặn tiết trước
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
j Kiểm tra:
HS1: Nói cách cộng hai số nguyên dương, nguyên âm + B/t dạng 23
HS2: Sửa B/t 26 + B/t dạng 24 / SGK. (GV nhận xét cho điểm)
k Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
Trình bày
* GV treo bảng phụ trục số và giới thiệu vd như SGK.
(đặt câu hỏi, HS trả lời như SGK)
* HS xem trục số trả lời: Nhiệt độ trong phòng ướp lạnh buổi chiều hôm đó là -2oC
* Bài tập ?1 / SGK
* Bài tập ?2 / SGK
1) Ví dụ : ( SGK )
* Hai số đối nhau có tổng bằng mấy?
* Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta làm n/t nào?
à GV g/thiệu quy tắc trong SGK.
à Sau khi thực hiện vd xong, GV chỉ HS cách làm nhanh đ/v phép cộng hai số nguyên khác dấu : không để ý đến dấu của mỗi số, ta lấy “số tự nhiên” lớn trừ “số tự nhiên” nhỏ rồi đặt trước k/quả dấu đi kèm với “số tự nhiên” lớn hơn.
* HS có thể xem SGK để trả lời câu hỏi.
* Bài tập ?3 / SGK
2) Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:
* Hai số đối nhau có tổng bằng 0.
* Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đạt trước k/quả tìm được dấu của số có g/trị tuyệt đối lớn hơn.
VD: 3 + (–5) = – ( 5 – 3) = – 2
233 + (–127) = +(233 – 127) = 106
(–7) + 17 = + (17 – 7) = 10
Củng cố :
Ä Nhắc lại quy tắc cộng hai phân thức khác dấu vừa học.
Ä Bài tập : 27, 28, 29, 30 / SGK
Dặn dò :
ð Học thuộc lòng các q/tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
ð BTVN : các bài tập phần luyện tập/ 77 SGK
TIẾT 46
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
@ HS làm thành thạo phép cộng hai số nguyên cùng dấu, hai số nguyên khác dấu
@ Biết dung số nguyên để biểu thị sự tăng giảm của một đại lượng
II.CHUẨN BỊ :
Ä GV: bảng phụ : bt 33/ SGK
Ä HS: Làm các bài tập đã dặn tiết trước
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
j Kiểm tra:
HS1: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu + bài toán
HS2: Bài tập: 31, 32 / SGK (GV nhận xét cho điểm)
k Luyện tập :
Giáo viên
Học sinh
* GV gọi 5 HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
* GV hướng dẫn HS làm theo cách : xem số mang dấu “+” là “có” , số mang dấu “–“ đằng trước là “thiếu”.
* Bài tập 33 / SGK
a
– 2
18
12
– 2
– 5
b
3
– 18
– 12
6
– 5
a + b
+1
0
0
4
– 10
* GV có thể ra một vd tương tự và hướng dẫn giải bài tập đó, sau đó gọi 2 hs lên bảng tính.
* Bài tập 34 / SGK
a) x + (–16) = (–4) + (–16) = –20
b) (–102) + y = (–102) + 2 = –100
* tăng à “+” ; giảm à “–“
* Bài tập 35 / SGK
a) x = 5 b) x = –2
Củng cố :
Ä HS nhắc lại các quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu đã học.
Dặn dò :
ð Xem lại các bài đã học.
ð Xem lại các bài tập đã làm và làm các bài tương tự SBT
ð BT thêm :
1) Tính: a) 15 + (–27) b) [20 + (–9)] + 9 c) 20 + [(–9) + 9]
d) (–124) + 15 e) 15 + (–124) h) (–12334) + (–16759)
2) Các tổng nào ở bài tập 1 có kết quả bằng nhau ?
File đính kèm:
- TUAN DS6.doc