A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố và khắc sâu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu và khác dấu.
- Tính đúng tích của hai số nguyên. đặc biệt chú ý đến quy tắc dấu
2. Kĩ năng:
- Vận dụng thành thạo quy tắc nhân hai số nguyên, bình phương của một số nguyên, sử dụng MTBT để thực hiện phép nhân.
3. Tư duy:
- Thấy rõ tính thực tế của phép nhân thông qua các bài toán.
- Biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của các đại lượng, biết quy lạ về quen, phát triển tư duy logic
4. Thái độ:
- Có ý thức tự giác học tập, có tinh thần hợp tác.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
B. CHUẨN BỊ
* GV : - Bảng phụ ghi bài 84, 86 (SGK)
- Máy tính bỏ túi, phấn màu.
* HS: - Học thuộc quy tắc nhân số nguyên
- Đem máy tính bỏ túi.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Tiết: 62 - Tuần 21: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/01/2013
Tiết: 62
Tuần: 21
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố và khắc sâu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu và khác dấu.
- Tính đúng tích của hai số nguyên. đặc biệt chú ý đến quy tắc dấu
2. Kĩ năng:
- Vận dụng thành thạo quy tắc nhân hai số nguyên, bình phương của một số nguyên, sử dụng MTBT để thực hiện phép nhân.
3. Tư duy:
- Thấy rõ tính thực tế của phép nhân thông qua các bài toán.
- Biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của các đại lượng, biết quy lạ về quen, phát triển tư duy logic
4. Thái độ:
- Có ý thức tự giác học tập, có tinh thần hợp tác.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
B. CHUẨN BỊ
* GV : - Bảng phụ ghi bài 84, 86 (SGK)
- Máy tính bỏ túi, phấn màu.
* HS: - Học thuộc quy tắc nhân số nguyên
- Đem máy tính bỏ túi.
C. Ph¬ng ph¸p d¹y häc:
- Phương pháp vấn đáp, trực quan,
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm, thảo luận nhóm.
LuyÖn tËp, thùc hµnh
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
11/01/2013
6A
11/01/2013
6B
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Câu 1: Nêu qui tắc nhân hai số nguyên (SGK) – 4đ
- Làm bài 80/tr91 SGK: a) a 0 => b < 0
b) a b > 0
Đáp án- biểu điểm
Câu 1: - Nêu qui tắc nhân hai số nguyên (SGK) – 4đ
- Làm bài 80/tr91 SGK: a) a 0 => b < 0 (3đ)
b) a b > 0 (3đ)
* Đặt vấn đề bài mới: ở các tiết học trước các em đã biết cách nhân hai số nguyên. Hôm nay chung ta học tiết luyện tập để củng cố các kiến thức trên.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Chữa bài tập
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Bài tập 82 (SGK – Tr92)
(Kiểm tra bài cũ)
Bài tập 81 (SGK -tr91)
HS đọc đề bài
?: Muốn biết bạn nào bắn được số điểm cao hơn ta làm như thế nào?
HS: Tính số điểm của mỗi bạn rồi so sánh.
GV: Gọi 1HS lên bảng trình bày lời giải
HS: Lên bảng trình bày lời giải
I. Bài tập chữa
1. Bài tập 82 (SGK -tr91)
a) (-7) . (-5) > 0
b) (-17) . 5 < (-5) . (-2)
c) (+19) . (+6) < (-17) . (-10)
2. Bài tập 81 (SGK -tr91)
Tổng số điểm của Sơn là:
3 . 5 + 1 . 0 + 2 . (-2) = 15 + 0 + (-4) = 11
Tổng số điểm của Dũng là:
2 . 10 + 1 . (-2) + 3 . (-4) = 20 -2 -12 = 6
Vậy bạn Sơn bắn được số điểm cao hơn
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập
Dạng 1: Cách nhận biết dấu của một tích và tìm thừa số chưa biết.
Bài 84/92 SGK
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn khung như SGK.
- Gọi HS lên bảng điền dấu thích hợp vào ô trống.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Gợi ý:
+) Điền dấu của tích a . b vào cột 3 theo chú ý /tr91 SGK.
+) Từ cột 2 và cột 3 điền dấu vào cột 4 tích của a . b2 .
=> Củng cố kiến thức cách nhận biết dấu của tích.
Bài 86/tr93 SGK
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn khung đề bài.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
HS: Thực hiện.
GV: Gợi ý cách điền số ở cột 3, 4, 5, 6. Biết thừa số a hoặc b => tìm thừa số chưa biết, ta bỏ qua dấu “- ” của số âm, sau đó điền dấu thích hợp vào kết quả tìm được.
-Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Kiểm tra, sửa sai, ghi điểm.
HS: Lên bảng thực hiện.
Dạng 2: Tính, so sánh.
Bài 85/93 SGK
GV: Cho 2 HS lên bảng trình bày phần a, c
- Nhận xét, sửa sai, ghi điểm.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
Bài 87/93 SGK.
GV: yêu cầu HS làm bt 87
HS: Số đó là -3. Vì: (-3)2 = (-3).(-3) = 9
Hỏi thêm: Có số nguyên nào mà bình phương của nó bằng 0, 25, 36, 49 không?
HS: Trả lời.
Hỏi: Vậy số nguyên như thế nào thì bình phương của nó cùng bằng một số?
HS: Hai số đối nhau.
GV: Em có nhận xét gì về bình phương của một số nguyên?
HS: Bình phương của một số nguyên luôn lớn hơn hoặc bằng 0 (hay là một số không âm)
II. Bài tập luyện
Dạng 1: Cách nhận biết dấu của một tích và tìm thừa số chưa biết.
1. Bài 84/tr92 SGK:
Dấu của
a
Dấu của
b
Dấu của
a . b
Dấu của
a . b2
+
+
+
+
+
-
-
+
-
+
-
-
-
-
+
-
2. Bài 86/tr93 SGK
a
-15
13
-4
9
-1
b
6
-3
-7
-4
-8
a.b
-90
-39
28
-36
8
Dạng 2: Tính, so sánh.
3. Bài 85/tr93 SGK
a) (-25) . 8 = - 200
c) (-1500) . (-100) = 150000.
4. Bài 87/tr93 SGK
Biết 32 = 9. Còn có số nguyên mà bình phương của nó bằng 9 là: - 3.
Vì: (-3)2 = (-3).(-3) = 9
Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn phần đóng khung bài 89/93 SGK.
GV giới thiệu cho HS các nút x, +, - trên bảng phụ sau đó giới thiệu cách thực hiện phép nhân (-3).7; (-17). (-15)
bằng máy tính
GV: cho HS áp dụng để tính
a) (-1356) . 17
b) 39 .(-152)
c) (-1909) . (-75)
HS: Sử dụng máy tính để tính kết quả các phép tính và báo cáo kết quả
Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi.
5. Bài 89/tr93 SGK:
a) (-1356) . 7 = - 9492
b) 39 . (-152) = - 5928
c) (-1909) . (- 75) = 143175
4. Củng cố:
- Khắc sâu qui tắc dấu của tích hai số nguyên
5. Hướng dẫn về nhà
Ôn lại quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu, cùng dấu.
- Làm bài tập: 85b,d; 88 (SGK-Tr93); bài 128, 129, 130 (SBT)
- Ôn tập các tính chất của phép nhân trong N
- Xem trước bài: “Tính chất của phép nhân”
* Hướng dẫn bài 88/tr93 SGK
Vì x Î Z, nên xét x trong ba trường hợp:
+)x là số nguyên âm,
+) x là số nguyên dương
+) x = 0
E. Rót kinh nghiÖm
File đính kèm:
- S62.doc