I. MỤC TIÊU
Ôn tập các kiến thức về: Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường; Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Dinh dưỡng hợp lí.
- Phòng tránh đuối nước.
II. CHUẨN BỊ:
- HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.
- Ô chữ, vòng quay, phần thưởng.
- Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
36 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp 4 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Ngày soạn: 2/ 11/ 2019
Ngày dạy : Thứ hai ngày 4 tháng 11 năm 2019
TiÕt 1
Chµo cê
TËp trung toµn trêng
Tiết 2
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết2)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
(Chỉ yêu cầu sử dụng hai phương án: tán thành và không tán thành)
* - Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ.
- Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
II. CHUẨN BỊ
- SGK Đạo đức 4.
- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
+ Sau cuộc thi trượt tuyết, Mi- chi- a hiểu ra điều gì?
+ Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Thế nào là tiết kiệm thời giờ? Biết tiết kiệm thời giờ thì có lợi ích gì? Hôm nay, chúng ta tìm hiểu qua bài học: "Tiết kiệm thời giờ – T2”. GV ghi đề.
b. Tìm hiểu bài:
H Đ1: Làm việc cá nhân (bài tập 1 –SGK)
- GV nêu yêu cầu bài tập 1:
- GV kết luận:
+ Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
+ Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ
HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi:
(BT4- SGK)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
+ GV mời một số HS trình bày với lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng, tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
HĐ3: Trình bày giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm:
+ GV yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu
+ Nhận xét và khen ngợi những em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay.
4. Củng cố - Dặn dò:
+ Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
- Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
+ Mi- chi- a hiểu ra rằng trong cuộc sống, con người chỉ cần một phút cũng có thể làm nên chuyện quan trọng.
- HS đọc bài học.
- Nhận xét, bổ sung.
+ HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài tập.
- HS trình bày, trao đổi trước lớp.
+ HS thảo luận nhóm đôi về bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới.
+ HS trình bày bài .
+ Lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét.
+ HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em đã sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
- HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gươngvừa trình bày.
+ HS đọc bài học:
Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
Tiết 3
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP - TIẾT 1
I. MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
* HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS) và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta “Ôn tập” các bài tập đọc dã học. GV ghi đề.
b. Hướng dẫn ôn tập:
HĐ1: Cá nhân:
Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng: 1/3 lớp
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc:
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Ghi điểm trực tiếp từng HS .
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau kiểm tra tốt hơn.
HĐ2: Nhóm:
Bài 2: Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là . . .
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+ Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân (nói rõ số trang).
GV ghi nhanh lên bảng.
+ Yêu cầu HS làm nhóm
+ Hát.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.
+ Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều nói lên một điều có ý nghĩa.
+ Các truyện kể: Dế mèn bênh vực kẻ yếu; Người ăn xin.
- Hoạt động trong nhóm.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.
Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện.
Người ăn xin
Tuốc- ghê- nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
Tôi (chú bé), ông lão ăm xin.
HĐ3: Cá nhân:
Bài 3: Trong các bài tập . . .
- Yêu cầu HS tìm các đọan văn có giọng đọc như yêu cầu.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, kết luận đọc văn đúng.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó.
- Nhận xét khen thưởng những HS đọc tốt.
4. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được.
a. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha:
Là đoạn văn cuối truyện người ăn xin:
Từ tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia đến khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
b. Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết:
Là đoạn nhà Trò (truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 1) kể nổi khổ của mình:
Từ năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vây lương ăn của bọn nhện đến Hôm nay bọn chúng chăn tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
c. Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe:
Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Trò (truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 2):
Từ tôi thét:
- Các ngươi có của ăn của để, béo múp, béo míp đến có phá hết các vòng vây đi không?
- Đọc đoạn văn mình tìm được.
Tiết 4
TOAÙN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
* Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a)
II. CHUẨN BỊ
- Thước thẳng có vạch chia xăng- ti- mét và ê ke (cho GV và HS).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học.
b. Hướng dẫn luyện tập:
HĐ1: Cả lớp:
Bài 1
- GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.
- GV có thể hỏi thêm:
+ So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn?
+ 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
+ Hình tam giác ABC là tam giác vuông nên có hai đường cao: AB và BC.
HĐ2: Cá nhân:
Bài 3:
- GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
- GV nhận xét.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.
- GV yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình.
A B
D C
4. Củng cố- Dặn dò:
GV gọi HS lên bảng vẽ góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông.
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) Hình tam giác ABC có: góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB ; góc tù BMC ; góc bẹt AMC.
b) Hình tứ giác ABCD có: góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC.
+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.
+ 1 góc bẹt bằng hai góc vuông.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận cặp đội và trả lới.
+ Đáp án: a. Sai; b. đúng
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS vẽ vào VBT, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS lên bảng vẽ (theo kích thước 6 dm và 4 dm), HS cả lớp vẽ hình vào VBT.
- HS vừa vẽ trên bảng nêu.
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Dùng thước thẳng có vạch chia xăng- ti- mét. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD = 4 cm nên AM = 2 cm.
- HS cả lớp.
Tiết 5
KHOA HOÏC
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE ( tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Ôn tập các kiến thức về: Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường; Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Dinh dưỡng hợp lí.
- Phòng tránh đuối nước.
II. CHUẨN BỊ:
- HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.
- Ô chữ, vòng quay, phần thưởng.
- Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
+ Nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
- Yêu cầu HS nêu bài học.
+ Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng... Hôm nay, chúng ta học bài: “Ôn tập con người và sức khỏe”. GV ghi đề.
b. Hướng dẫn ôn tập:
HĐ1: Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khỏe.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được.
* Quá trình trao đổi chất của con người.
Nhóm 1: Trong quá trình sống, con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
+ Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất?
** Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người.
Nhóm 2: Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ thường xuyên?
- Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
** Các bệnh thông thường.
Nhóm 3: Kể tên và nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá?
** Phòng tránh tai nạn sông nước.
Nhóm 4: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
- GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét.
HĐ2: Tự đánh giá:
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá.
4. Củng cố- dặn dò:
- GV củng cố bài học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra.
- Nhận xét tiết học.
+ HS lên bảng.
+ Không chơi đừa gần ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại,
- HS nêu bài học.
+ Nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
+ Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn nứơvs uống từ môi trường và thải ra môi trường những chất cặn bã.
+ Các cơ quan hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn và bài tiết.
+ Gồm có 4 nhóm:
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất vi- ta- min, khoáng.
+ Vì không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể
+ Một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng:
Bệnh suy dinh dưỡng: Cần cho trẻ ăn đủ chất và đủ lượng. Đối với trẻ em cần được theo dõi
Bệnh béo phì: ăn uống hợp lí, rèn luyện tập thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
- phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
+ Không nên chơi gần ao hồ, sông suối. Giếng nước phải được
- Chấp hành tốt các qui định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông dường thuỷ
+ HS dựa vào bảng ghi tên các thức ăn đồ uóng của mình trong tuần và tự đánh giá theo các tiêu chí trên, sau đó trao đổi với bạn bè.
+ Trình bày bài trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
Ngày soạn: 2/ 11/ 2019
Ngày dạy : Thứ ba ngày 5 tháng 11 năm 2019
Tiết 1
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.
* Bài 1 (a), bài 2 (a), bài 3 (b), bài 4
II. CHUẨN BỊ
- Thước có vạch chia xăng- ti- mét và ê ke (cho GV và HS).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta cùng nhau thực hiện các phép cộng, trừ các số có đến sáu chữ số, cùng giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. Qua bài: “Luyện tập chung”. GV ghi đề.
b. Hướng dẫn luyện tập:
HĐ1: Cả lớp:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- GV hướng dẫn HS áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK.
- GV hỏi: Hình vuông ABCD và hình vuông BIHC có chung cạnh nào?
- GV yêu cầu HS vẽ tiếp hình vuông BIHC.
- GV hỏi: Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào?
HĐ2: Cá nhân:
Bài 4: GV hướng dẫn HS cách tính.
- GV nhận xét bài làm của HS.
4. Củng cố- Dặn dò:
- GV gọi HS nhắc lại quy tắc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GV tổng kết giờ học
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-
+
386259 726485
260837 452936
647096 273549
+ Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng, lớp làm VBT.
a. 6257 + 989 + 743
= (6257 + 743) + 989
= 7000 + 989
= 7989
- Nhận xét, bổ sung.
+ HS đọc đề bài. HS quan sát hình.
- Có chung cạnh BC.
- HS vẽ hình.
- Cạnh DH vuông góc với AD, BC, IH.
- HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
(16 – 4): 2 = 6 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật là:
6 + 4 = 10 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
10 x 6 = 60 (cm2)
Đáp số: 60 cm2
- Nêu quy tắc
Tiết 2
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP - TIẾT 2
I. MỤC TIÊU
- Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài CT.
- Nắm được qui tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
* HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 75 chữ/15 phút); hiểu nội dung của bài.
II. CHUẨN BỊ:
Giấy khổ to kể sẵn bảng BT3 và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta tiếp tục ôn tập: “Ôn tập T2” Các em cố gắng viết cho đúng chính tả. GV ghi đề.
b. Hướng dẫn ôn tập.
HĐ1: Cá nhân:
- GV đọc bài Lời hứa. Sau đó 1 HS đọc lại.
- Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- Hỏi HS về cách trình bày khi viết: dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.
- Đọc chính tả cho HS viết.
- GV đọc cho HS soát bài.
- GV thu bài, chấm chính tả, nhận xét, sửa sai.
HĐ2: Cả lớp:
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến. GV nhận xét và kết luận câu trả lời đúng.
a/. Em bé được giao nhiệmvụ gì trong trò chơi đánh trận giả?
b/. Vì sao trời đã tối, em không về?
c/. Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?
d. Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
HĐ3: Nhóm:
Bài 3:
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
- Kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- Đọc phần Chú giải trong SGK.
- Các từ: Ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ.
+ HS viết bài.
- HS trao vở soát bài.
+ HS sửa sai lỗi chính tả trong bài.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
+ Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn.
+ Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.
+ Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé
+ Không được, trong mẫu truyện trên có 2 cuộc đối thoại cuộc đối thoại giữa em bé với người khách trong công viên và cuộc đối thoại giữa em bé với các bạn cùng chơi trận giả là do em bé thuật lại với người khách, do đó phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS trao đổi hoàn thành phiếu.
Các loại tên riêng
Quy tắt viết
Ví dụ
1. Tên người, tên địa lí Việt Nam.
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Trường Sơn, Võ Thị Sáu, Lê Thị Hồng Gấm, . .
1. Tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối
Lu- I a- xtơ,
Xanh Pê- téc- bua,
Tuốc- ghê- nhép.
Luân Đôn. Bạch Cư Dị, . . .
4. Củng cố – dặn dò:
- Dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc và HTL để chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP – TIẾT 3
I. MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
Giấy khổ to kể sẵn bảng BT2 và bút dạ.
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL từ tuần 1 đến tuần 90 có từ tiết 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Chúng ta tiếp tục: “Ôn tập – tiết 3” Các em cố gắng nắm nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể. GV ghi đề.
b. Hướng dẫn ôn tập:
HĐ1: Cá nhân:
Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng: 1/3 lớp
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc:
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Ghi điểm trực tiếp từng HS .
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau kiểm tra tốt hơn.
HĐ2: Cả lớp:
Bài 2
- Gọi HS đọc tên bài tập đọc là truyện kể ở tuần 4, 5, 6 đọc cả số trang. GV ghi nhanh lên bảng.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh.
- Tổ chức cho HS đọc từng đoạn hoặc cả bài theo giọng đọc các em tìm được.
- Nhận xét khen những em đọc tốt.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- Các bài tập đọc:
+ Một người chính trực- trang 36.
+ Những hạt thóc giống- trang 46.
+ Nỗi vằn vặt của An- đrây- ca- trang 55.
+ Chị em tôi- trang 59.
- HS hoạt động trong nhóm.
- Chữa bài (nếu sai).
- 4 HS tiếp nối nhau đọc (mỗi HS đọc một truyện)
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Giọng đọc
1. Một người chính trực
Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên trên tình riêng của Tô Hiến Thành.
- Tô Hiến Thành
- Đỗ thái hậu
Thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách kiên định, khẳng khái của Tô Hiến Thành.
2. Những hạt thóc giống
Nhờ dũng cảm, trung thực, cậu bé Chôm được vua tin yêu, truyền cho ngôi báu.
- Cậu bé Chôm
- Nhà vua
Khoan thai, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Lời Chôm ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc.
3. Nỗi nằn vặt của An- đrây- ca
Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca Thể hiện yêu thương ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với bản thân.
- An- đrây- ca
- mẹ An- đrây- ca
Trầm buồn, xúc động.
4. Chị em tôi.
Một cô bé hay nói dối ba để đi chơi đã được em gái làm cho tỉnh ngộ.
- Cô chị
- Cô em
- Người cha
Nhẹ nhàng, hóm hỉnh, thể hiện đúng tính cách, cảm xúc của từng nhân vật. Lời người cha lúc ôn tồn, lúc trầm buồn. Lời cô chị khi lễ phép, khi tức bực. Lời cô em lúc hồn nhiên, lúc giả bộ ngây thơ.
4. Củng cố – dặn dò:
+ GV củng cố bài học.
- HS học bài chuẩn bị tốt để sau kiểm tra và xem trước tiết 4.
- Nhận xét tiết học.
Tieát 4
KĨ THUẬT
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Biết cách khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
* Với HS khéo tay:
Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
+ Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
+ Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì. .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy. Chúng ta cố gắng thực hành thật kỹ trong bì học: “Gấp và khâu. . . ”. GV ghi đề
b. Hướng dẫn cách làm:
HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát,
+ Em hãy nhận xét cách gấp mép vải?
+ Nhận xét đường khâu trên mép vải?
- GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép.
HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- GV cho HS quan sát H1, 2, 3, 4 và đặt câu hỏi HS nêu các bước thực hiện.
+ Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2?
+ Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải?
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải.
- GV cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung SGK
* Lưu ý:
Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
- Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, 3 và quan sát H. 3, H. 4 SGK và tranh quy trình để trả lời và thực hiện thao tác.
- Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì thực hiện ở mặt phải của vải(HS có thể khâu bằng mũi đột thưa hay mũi đột mau).
- GV tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu.
4. Nhận xét- dặn dò:
- GV gọi HS nhắc lại cách khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì thực hiện ở mặt phải của vải.
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
Chuẩn bị tiết sau.
- HS hát
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS quan sát và trả lời.
+ Mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải.
+ Đường khâu bằng mũi khâu đột thưa (hoặc đột mau). Thực hiện đường khâu ở mặt phải mảnh vải.
1. Gấp mép vải:
+ Gấp theo đường dấu thứ hai, miết kĩ đường gấp.
2. Khâu lược đường gấp mép vải:
+ Khâu các mũi khâu thường dài khoảng 1cmđể cố định mép vải. . .
- HS quan sát và trả lời.
- HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
- HS lắng nghe.
3. Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột:
- HS trả lời và thực hiện thao tác.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP – TIẾT 4
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ).
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu kẻ sẵn nội dung và bút dạ; Phiếu ghi sẵn các câu tục ngữ thành ngữ.
Thương người như thể
Thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh ước mơ
Từ cùng nghĩa: nhân hậu
Từ cùng nghĩa: trung thực
Từ trái nghĩa: độc ác
Từ trái nghĩa: gian dối
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Hỏi từ tuần 1 đến tuần 9 các em đã học những chủ điểm nào?
- GV ghi đề bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
HĐ1: Nhóm:
Bài 1:
+ Yêu cầu HS nhắc lại các bài mở rộng vốn từ . GV ghi nhanh lên bảng.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài.
- Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ nhóm mình vừa tìm được.
- Gọi các nhóm lên chấm bài của nhau.
- Nhận xét khen.
Bài 2:
- Gọi HS đọc các câu tục ngữ, thành ngữ.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để đặt câu hoặc tìm tình huống sử dụng.
Nhận xét sửa từng câu cho HS
HĐ2: Cá nhân:
Bài 3:
+ Yêu cầu HS tự làm vào VBT.
- Kết luận về tác dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm.
3. Củng cố – dặn dò:
+ GV củng cố bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời các chủ điểm:
+ Thương người như thể thương thân.
+ Măng mọc thẳng.
+ Trên đôi cánh ước m
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_4_tuan_10_nam_hoc_2019_2020.doc