Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 - Phan Thị Hiền

I. YấU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc rành mạch, trụi chảy cỏc bài tập đọc đó học trong HKI ở lớp 4. Tốc độ đọc tối thiểu 80 tiếng / phỳt; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phự hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đó học ở HKI.

- Nắm được cỏc kiểu mở bài và kết bài trong văn KC; bước đầu viết được mở bài giỏn tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ụng Nguyễn Hiền.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu viết tờn từng bài tập đọc và HTL trong sỏch TV4, tập1.

- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cỏch mở bài (mở rộng và khụng mở mở rộng)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Giới thiệu bài: GV nờu mục đớch, yờu cầu của tiết ụn tập

2. ễn tập, kiểm tra:

2.1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL: (khoảng 1/6 số HS)

 Từng HS lờn bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đú đọc bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH của GV. GV cho điểm theo quy định.

 2.2. Hoạt động 2: Luyện tập:

Bài tập 2: Viết mở bài giỏn tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng cho đề TLV “Kể chuyện ụng Nguyễn Hiền”.

- Một HS đọc yờu cầu. Cả lớp theo dừi để nắm yờu cầu.

- Cả lớp đọc thầm truyện ễng Trạng thả diều

- Một HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ mà GV đó viết sẵn ở bảng phụ.

- HS làm bài cỏ nhõn vào VBT.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 - Phan Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 18 Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2011 Tiếng Việt Ôn tập (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học trong HKI ở lớp 4. Tốc độ đọc tối thiểu 80 tiếng / phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. - Hiểu được nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều. HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng / phút). II. Đồ dùng dạy học: - Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng BT2 để HS điền. - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong sách TV4, tập 1. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Giới thiệu bài: - Hỏi HS: Từ đầu năm học tới nay, các em đã được học những chủ điểm nào? - GV ghi lên bảng lớp tên các chủ điểm, giới thiệu nội dung mà các em được ôn tập trong tuần 18, và của tiết học hôm nay. 2. Kiểm tra TĐ và HTL: (khoảng 1/6 số HS) - Từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu - GV đặt câu hỏi theo nội dung bài cho từng em, HS TLCH của GV. GV cho điểm theo quy định. - Những HS chưa đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để KT lại trong tiết sau. 3. Bài tập 2: Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều” - Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm - GV nhắc HS lưu ý: Chỉ ghi những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể - GV phát phiếu cho các nhóm, quy định thời gian làm bài là 10’. - Các nhóm làm bài trên phiếu. - Nghe hiệu lệnh của GV các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp. - Mỗi nhóm cử một HS lên bảng chấm chéo bài làm của nhóm bạn. Sau khi các nhóm chấm xong, GV hướng dẫn cả lớp sửa sai, tính điểm thi đua. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn tiết sau tiếp tục ôn tập, kiểm tra. Toán Dấu hiệu chia hết cho 9 I. Yêu cầu cần đạt: - Biết dấu hiệu chia hết cho 9. - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập. Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2. II. đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5, nêu ví dụ về số chia hết cho 5; Dấu hiệu chia hết cho cả 5 và 2, nêu ví dụ. 2. Bài mới: 2.1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9: - GV cho HS nêu các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9. (GV ghi thành hai cột) - Yêu cầu HS nêu nhận xét chung về các số chia hết cho 9. Giúp HS đi đến kết luận: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9. Ngược lại, các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9. - Cho HS tự nêu ví dụ khác về các số chia hết cho 9 và số không chia hết cho 9. - GVKL: Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không chỉ cần xét tổng các chữ số của số đó, nếu tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9; nếu tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì số đó không chia hết cho 9. 2.2. Hoạt động 2: Thực hành. GV tổ chức cho HS làm lần lượt từng BT: Bài 1: GV yêu cầu HS nêu cách làm rồi tự làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. Gọi một số HS trả lời, cả lớp nhận xét, kết luận. Bài 2: Tiến hành tương tự như bài 1 Bài 3: GV cho HS làm bài vào vở rồi nêu kết quả. Cả lớp nhận xét và chữa bài. Bài 4: - HS đọc bài toán. - GV hướng dẫn HS làm vài bài đầu, sau đó HS tự làm. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9. - GV nhận xét chung về kĩ năng làm bài của HS. Tiếng Việt Ôn tập (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học trong HKI ở lớp 4. Tốc độ đọc tối thiểu 80 tiếng / phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho. III. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong sách TV4, tập1. - Một số phiếu khổ to viết BT3. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập 2. Ôn tập, kiểm tra: 2.1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL: ( khoảng 1/6 số HS) Từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH của GV. GV cho điểm theo quy định. 2.2. Hoạt động 2: Luyện tập: Bài tập 2: Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật - Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi để nắm yêu cầu rồi làm bài cá nhân vào VBT. - HS tiếp nối nhau đọc câu đã đặt. Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3: Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc nhắc nhở bạn. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV nhắc HS xem lại bài tập đọc Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết. - GV phát phiếu cho các nhóm trao đổi, làm bài. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, boỏ sung, kết luận về lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS chưa được kiểm tra chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau Khoa học Không khí cần cho sự cháy I. Yêu cầu cần đạt: - Làm thí nghiệm chứng minh: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn; Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông. - Nói về vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí. - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy. II. đồ dùng dạy- học: - Các hình trang 70, 71 SGK. - Chuẩn bị các đồ dùng để thí nghiệm theo nhóm. III. Hoạt động dạy- học: 1. Hoạt động1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy Bước 1: - GV chia nhóm, các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm. - GV yêu cầu HS đọc mục “Thực hành” trang 70 SGK để biết cách làm. Bước 2: Các nhóm làm thí nghiệm theo chỉ dẫn trong SGK, theo dõi các hiện tượng và ghi vào bảng: Lọ thủy tinh Thời gian cháy Giải thích To Nhỏ Bước 3: - Đại diện các nhóm trình bày - GV kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống Bước 1: - GV chia nhóm, các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm. - GV yêu cầu HS đọc mục “Thực hành” trang 70, 71 SGK để biết cách làm. Bước 2: - Các nhóm làm thí nghiệm theo chỉ dẫn trong SGK, theo dõi các hiện tượng rồi thảo luận và giải thích nguyên nhân. - HS liên hệ việc đun nấu ở nhà với bài học. Bước 3: - Đại diện các nhóm trình bày - GV kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí hay không khí phảI được lưu thông. Ô-xi duy trì sự cháy còn ni-tơ thì làm cho sự cháy diễn ra không quá mạnh hoặc quá nhanh. 3. Củng cố: - HS nêu vai trò của không khí đối với sự cháy. Tiếng Việt Ôn tập (Tiết 3) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học trong HKI ở lớp 4. Tốc độ đọc tối thiểu 80 tiếng / phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. - Nắm được các kiểu mở bài và kết bài trong văn KC; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền. III. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong sách TV4, tập1. - Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài (mở rộng và không mở mở rộng) III. Các hoạt động dạy và học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập 2. Ôn tập, kiểm tra: 2.1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL: (khoảng 1/6 số HS) Từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH của GV. GV cho điểm theo quy định. 2.2. Hoạt động 2: Luyện tập: Bài tập 2: Viết mở bài gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng cho đề TLV “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”. - Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi để nắm yêu cầu. - Cả lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều - Một HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ mà GV đã viết sẵn ở bảng phụ. - HS làm bài cá nhân vào VBT. - HS tiếp nối nhau đọc các phần mở bài, kết bài của mình trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS chưa hoàn thành bài viết về tiếp tục làm bài. Thứ 3 ngày 4 tháng 1 năm 2011 Kiểm tra định kì cuối học kì I Thứ 4 ngày 5 tháng 1 năm 2011 Toán Dấu hiệu chia hết cho 3 I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS : - Biết dấu hiệu chia hết cho 3. - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2. II. đồ dùng dạy- học: Bảng phụ III. Hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9, nêu ví dụ về số chia hết cho 9. 2. Bài mới: 2.1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3: - GV cho HS nêu các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3. (GV ghi thành hai cột tương ứng) - Yêu cầu HS nêu đặc điểm của các số chia hết cho 3, đặc điểm của các số không chia hết cho 3. GV Giúp HS đi đến kết luận: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3. Ngược lại, các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3. - Một số HS nhắc lại. - Cho HS tự nêu ví dụ khác về các số chia hết cho 3 và số không chia hết cho 3. - GV kết luận: Muốn biết một số có chia hết cho 3 hay không chỉ cần xét tổng các chữ số của số đó, nếu tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3; nếu tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì số đó không chia hết cho 3. 2.2. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: HS nêu đề bài, nêu cách làm rồi tự làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. GV chữa bài. Bài 2: Cho HS tự làm bài, sau đó GV chữa bài. Bài 3: Cho HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra. Một số HS rồi nêu kết quả. Cả lớp nhận xét và chữa bài. Bài 4: Cho HS tự làm bài, sau đó GV chữa bài 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3. - GV nhận xét chung về kĩ năng làm bài của HS. Kĩ thuật Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (Tiết 4) I. Yêu cầu cần đạt: Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu thêu đã học. Ghi chú: Không bắt buộc HS nam thêu. Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ thực hành khâu thêu. III. Hoạt động dạy và học: 1. Hoạt động 2: HS hoàn thành sản phẩm tự chọn. - GV kiểm tra sản phẩm của tiết trước HS chọn làm và đồ dùng học tập - GV yêu cầu HS hoàn thành sản phẩm. - HS thực hành. GV quan sát, chỉ dẫn, uốn nắn giúp đỡ để các HS đều hoàn thành sản phẩm. 2. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV đánh giá sản phẩm kiểm tra theo 2 mức: + Hoàn thành. + Chưa hoàn thành. + Những sản phẩm có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu, thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt. 3. Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - Dặn HS đọc trước bài mới. Lịch sử ôn tập học kì I Tiết học này, GV tổ chức cho HS làm bài sau: 1. Chiến hắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938) đã chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Theo em năm đó được tính từ năm nào? Hãy đánh dấu x và trước năm em chọn. Năm 40 Năm 248 Năm 179 TCN 2. Em hãy kể lại trận quân ta đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. 3. Hãy nêu những việc chứng tỏ nhà Trần rất quan tâm tới việc phát triển nông nghiệp và phòng thủ đất nước? - HS tự làm bài. - Một số HS trình bày bài làm. - Nhận xét, chữa bài. * Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Tiếng Việt Ôn tập (Tiết 4) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học trong HKI ở lớp 4. Tốc độ đọc tối thiểu 80 tiếng / phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. - Nghe- viết đúng chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ /phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan). HS khá, giỏi: viết đúng và tương đối đẹp bài CT, tốc độ viết trên 80 chữ / phút, hiểu nội dung bài. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL (Như tiết 1) III. Các hoạt động dạy- học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết học. 2. Kiểm tra TĐ và HTL (Khoảng 1/6 số HS trong lớp) - Từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH của GV. GV cho điểm theo quy định. 3. Bài tập 2: Nghe- viết: Đôi que đan - GV đọc toàn bài thơ Đôi que đan. HS theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm bài thơ, chú ý những từ ngữ dễ viết sai. GV hỏi về nội dung bài thơ. (Hai chị em bạn nhỏ tập đan. Từ hai bàn tay của chị của em, những mũ, khăn. áo của bà, của bé, của mẹ cha dần dần hiện ra). - HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. - GV đọc lại bài chính tả 1 lượt cho HS soát bài. Chấm, chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau; HTL bài thơ Đôi que đan. Thứ 5 ngày 6 tháng 1 năm 2011 Toán Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3. II. đồ dùng dạy- học: Bảng phụ III. Hoạt động dạy- học: 1. Ôn bài cũ: - GV lần lượt yêu cầu HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 2, các số chia hết cho 3, các số chia hết cho 5, các số chia hết cho 9, HS có thể nêu nhiều ví dụ rồi giải thích chung. - GV có thể gợi ý để HS ghi nhớ như sau: + Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. + Căn cứ vào tổng các chữ số: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9. 2. Thực hành. Bài 1:- GV yêu cầu HS tự làm vào vở. HS lần lượt làm từng phần a/, b/, c/, - Nhận xét, chữa bài. GV và HS thống nhất kết quả: a. Các số chia hết cho 3 là: 4563; 2229; 3576; 66816. b. Các số chia hết cho 9 là: 4563; 66816. c. Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229; 3576. Bài 2: Cho HS tự làm bài, sau đó GV chữa bài. Kết quả: a. 945; b. 225; 255; 285. c. 762; 768. Bài 3: Cho HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra. Một số HS rồi nêu kết quả. Cả lớp nhận xét và chữa bài. Bài 4: - GV yêu cầu HS nêu lại đề bài, sau đó suy nghĩ để nêu cách làm, GV có thể gợi ý: a. Số cần viết phải chia hết cho 9 nên cần thỏa mãn điều kiện gì? b. Số cần viết phải thỏa mãn điều kiện gì? Cho HS tự làm bài, sau đó GV chữa bài 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách ghi nhớ các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.. - GV nhận xét chung về kĩ năng làm bài của HS. Tiếng Việt Ôn tập (Tiết 5) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học trong HKI ở lớp 4. Tốc độ đọc tối thiểu 80 tiếng / phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. - Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn. Biết đặt câu hỏấnc định bộ phận câu đã học : Làm gì ? hế nào ? Ai ? III. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1) - Một số phiếu khổ to kẻ 2 bảng để HS làm BT2. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung học tập 2. Kiểm tra tập đọc và HTL: (1/6 số HS trong lớp) Kiểm tra những em còn lại: HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH của GV. GV cho điểm. 3. Bài tập 2: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn đã cho. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm. - Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi để nắm yêu cầu. - HS làm bài vào VBT. Một số HS làm bài trên phiếu. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. GV mời những HS làm bài trên phiếu có lời giải đúng trình bày kết quả, chốt lại lời giải. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ghi nhớ các nội dung vừa ôn luyện và chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau. Địa lí ôn tập cuối kì 1 Tiết học này, tổ chức cho HS làm bài theo đề sau: Đề ra: Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành bảng sau: Đặc điểm Hoàng Liên Sơn Tây Nguyên Con người và các hoạt động sản xuất - Dân tộc . - Trang phục: . - Lễ hội: - Thời gian: - Tên một số lễ hội:.. .. - Hoạt động trong lễ hội:.. . . - Trồng trọt: . . . - Nghề thủ công: . - Khai thác khoáng sản:.. . - Dân tộc . - Trang phục: . - Lễ hội: - Thời gian: - Tên một số lễ hội:.. .. - Hoạt động trong lễ hội:.. . . - Trồng trọt: . . . - Nghề thủ công: . - Khai thác khoáng sản:.. . 2. Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống cho phù hợp: Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của .. Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình khá và đang tiếp tục mở rộng ra.. Đây là đồng bằng lớn thứ của nước ta. - HS làm bài, GV theo dõi chung. - Thu bài, nhận xét tiết học. Thứ 6 ngày 7 tháng 1 năm 2011 Tiếng Việt Ôn tập (Tiết 6) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học trong HKI ở lớp 4. Tốc độ đọc tối thiểu 80 tiếng / phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát. Viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL (Như tiết 1) - Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật. - 4 phiếu khổ to để HS lập dàn ý cho BT2a. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung cần ôn tập trong tiết học. 2. Kiểm tra TĐ và HTL: (số HS còn lại) : Thực hiện như tiết 1 3. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của BT - GV hướng dẫn HS thực hiện từng yêu cầu: a. Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. - HS xác định yêu cầu của đề : đây là bài vă miêu tả đồ vật- rất cụ thể của em. - 1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ. - HS chọn một đồ dùng để quan sát. - Từng HS quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi kết quả quan sát vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý. - HS phát biểu ý kiến/. Một số em trình bày dàn ý của mình trên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét. b. Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng - HS viết bài. Lần lượt các HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung vừa học; về nhà sửa lại dàn ý, hoàn chỉnh phần mở bài. Chuẩn bị cho bài ôn tập sau. toán Luyện tập chung I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 trong một số tình huống đơn giản. Bài tập cần làm: bài 1; Bài 2; Bài 3. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra: - Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. Cho ví dụ minh họa. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: GV tổ chức cho HS làm bài tập. Bài 1: GV cho HS tự làm vào vở sau đó chữa bài. - HS tự làm bài sau đó trình bày bài làm. GV cùng cả lớp kiểm tra, nhận xét Bài 2: a. GV cho HS nêu cách làm, sau đó HS tự làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập. b. GV cho HS nêu cách làm, HS có thể nêu nhiều cách khác nhau, GV khuyến khích HS chọn cách làm nhanh nhất. HS tự làm bài sau đó chữa bài. Bài 3: GV cho HS tự làm bài vào vở rồi cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau. Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu. - HS tính giá trị từng biểu thức, sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5. (2 HS làm trên bảng phụ) - GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài trên bảng. Bài 5: - GV đọc bài toán. HS phân tích để đi đến kết luận: Số HS lớp đó là số vừa chia hết cho 3, vừa chia hết cho5. Vậy số HS lớp đó là 30.(không yêu cầu HS ghi thành bài giải cụ thể) 3. Củng cố: - HS nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. - GV nhận xét tiết học. Tiếng Việt Kiểm tra Kiểm tra đọc- hiểu, luyện từ và câu I. Yêu cầu cần đạt: Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu theo tốc độ quy định; trả lời được các câu hỏi sau bài đọc. II. Đồ dùng dạy học: Sử dụng VBT TV4, tập I. III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: - HS tự đọc bài Về thăm bà, tự trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong VBT. 2. GV chấm bài, chữa bài, kết luận bài làm đúng. - HS đọc lại bài tập đã hoàn chỉnh. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. toán Kiểm tra định kì (cuối học kì I) KTĐK HKI được tổ chức kiểm tra theo kế hoạch của sở. Tiết học này, GV tổ chức cho HS tự làm BT phần Luyện tập chung- SGK trang 99 vào VBT: Bài 1: - HS tự làm bài. Hai HS trao đổi với nhau về lí do chọn số chia hết cho 2, 3, 5, 9 - Một số HS trình bày. GV và cả lớp nhận xét. - Vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 Bài 2: Tiến hành tương tự như BT1. Lưu ý HS về cách nhận biết số chia hết cho cả hai hoặc ba số. Bài 3: Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống - GV nhắc HS dựa vào dấu hiệu chia hết để chọn số thích hợp điền vào ô trống. - Một HS lên bảng điền. Cả lớp theo dõi, nhận xét, kết luận. Bài 4: Tính giá trị của biểu thức rồi xét xem giá trị đó chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5. - HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức - HS tính giá trị của từng biểu thức rồi xét xem giá trị đó chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5. - Một số HS trình bày. GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 5: - Gọi HS đọc bài toán. - HS tự suy nghĩ làm bài cá nhân (Một HS làm trên bảng). - GV cùng cả lớp chữa bài. *. Củng cố, dặn dò: - Một số HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - Hai HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức. - GV nhận xét tiết học. Chiều, Thứ 6 ngày 7 tháng 1 năm 2011 Tiếng Việt Kiểm tra Kiểm tra Chính tả - Tập làm văn I. Yêu cầu cần đạt: Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng cuối HKI: - Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ / 15 phút), khônhg mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Viết được bài văn tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. II. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra chính tả: - GV đọc bài chính tả một lượt cho HS nghe. - GV đọc từng cụm từ, câu ngắn cho HS viết. - Soát lỗi. - Chấm bài. 2. Kiểm tra tập làm văn: GV chép đề bài lên bảng: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích. - Hướng dẫn HS cách làm bài. - HS làm bài cá nhân, GV theo dõi chung cả lớp. - Thu bài. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Đạo đức Thực hành kĩ năng cuối học kì I I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: - Củng cố, hệ thống nội dung các bài đạo đức đã học. - HS có ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của; Biết yêu quý, kính trọng thầy cô, ông bà, bố mẹ, biết yêu lao động. - Có kĩ năng thực hiện các hành vi đạo đức theo bài học. III. Các hoạt động dạy- học: * Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết ôn tập 1. Hoạt động1: Tổ chức cho HS hệ thống các bài đã học: - HS nêu các bài đã học, GV ghi lên bảng lớp: 1. Trung thực trong học tập. 2. Vượt khó trong học tập. 3. Biết bày tỏ ý kiến. 4. Tiết kiệm tiền của. 5. Tiết kiệm thời giờ. 6. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 7. Biết ơn thầy giáo, cô giáo. 8. yêu lao động. - HS trao đổi trong nhóm nhỏ về nội dung của từng bài. 2. Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng - GV tổ chức cho HS làm các bài tập xử lí tình huống: Bài 2 trang 4, bài 2 trang 10, bài 12 trang 12 SGK, - GV nhận xét về cách xử lí tình huống của các nhóm và kết luận về cách xử lí tình huống thích hợp. 3. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ - GV tổ chức cho HS làm các bài tập bày tỏ thái độ: Bài 2 trang 7, bài 5 trang 13, bài 2 trang 16 SGK. 4. Hoạt động 4: Liên hệ thực tế - HS liên hệ bản thân mình về những việc đã làm và chưa làm được. - GV khen ngợi những HS thực hiện tốt nội dung các bài đã học, nhắc nhở các em khác cùng thực hiện. khoa học Không khí cần cho sự sống I. Yêu cầu cần đạt: Nêu được con người, động vật và thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được. II. Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ trang 72, 73 SGK. - Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi. - Dụng cụ để làm thí nghiệm bơm không khí vào bể cá. III. Các hoạt động dạy học: * Giới thiệu chủ đề mới: Vật chất và năng lượng 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người - GV yêu cầu HS làm theo hướng dẫn ở hình 1, 2 trang 72 SGK và phát biểu nhận xét (thực hiện lần lượt theo từng hình). - GV yêu cầu HS dựa vào tranh, ảnh, trao đổi trong nhóm vai trò của không khí đối với đời sống con người và những ứng dụng của kiến thhức này trong y học và trong đời sống. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật - GV yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 và TLCH trang 72 SGK: Tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết? - GV kể cho HS nghe từ thời xưa, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm để phát hiện vai trò của không khí đối với đời sống động vật. - GV giảng cho HS biết tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_4_tuan_18_nam_hoc_2010_2011_phan_thi_hi.doc