I. YấU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS biết được ớch lợi của việc trồng rau, hoa.
- Biết liờn hệ thực tiễn về lợi ớch của việc trồng rau, hoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sưu tầm tranh ảnh, cừy thật một số loài rau, hoa
- Tranh ảnh minh hoạ ớch lợi của việc trồng rau, hoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Tiết 1
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nờu mục đớch của bài học.
2. Dạy bài mới;
2.1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tỡm hiểu về ớch lợi của việc trồng rau, hoa
- GV treo tranh (h1 – sgk), hướng dẫn HS quan sỏt tranh, TLCH về ớch lợi của việc trồng rau, hoa:
+ Em húy nờu ớch lợi của việc trồng rau, hoa
+ Gia đỡnh em thường sử dụng loại rau nào làm thức ăn?
+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày của gđ em?
+ Rau cũn được dựng để làm gỡ?
- GV treo tranh (h2– sgk), hướng dẫn HS quan sỏt tranh, TLCH tương tự như trờn.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tỡm hiểu điều kiện, khả năng phỏt triển cừy rau, hoa ở nước ta
- HS thảo luận N2 nờu đặc điểm về khớ hậu ở nước ta- GV nhận xột, bổ sung.
- GV nhắc nhiệm vụ của HS là phải học tập tố để nắm vững kĩ thuật gieo trồng, chăm sỳc rau, hoa.
- GV tỳm tắt những nội dung chớnh của bài.
23 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Chiều, Thứ 3 ngày 11 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
Bốn anh tài
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài; biết đọc bài văn với giọng kể chuyện; bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
Hiểu nội dung (phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Mở đầu:
GV giới thiệu tên gọi 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt, tập hai: Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống.
2. Dạy bài mới.
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- HS xem tranh minh hoạ chủ điểm đầu tiên Người ta là hoa đất.
- GV giới thiệu truyện đọc “Bốn anh tài”
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài ( đọc 2- 3 lượt ).
GV kết hợp :
- Hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện để nhận ra từng nhân vật.
- GV viết lên bảng : Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng để HS đọc liền mạch. GV sửa lỗi và hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ hơi (trên bảng phụ).
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới và khó trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm 6 dòng đầu truyện, trả lời các câu hỏi :
+ Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ?
+ Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn còn lại, trả lời các câu hỏi :
+ Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ?
+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
- HS đọc lướt toàn truyện, tìm chủ đề của truyện. (Truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây)
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn văn.
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn “Ngày xưa, ở bản kia..tinh thông võ nghệ”:
+ GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu cho HS.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ Vài HS thi đọc trước lớp.
+ Hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
Ki-lô-mét vuông
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông.
- Biết 1km2 = 1 000000m2.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 4 (b).
II. Đồ dùng dạy học:
Một số bức tranh hoặc ảnh chụp cánh đồng, khu rừng hoặc mặt hồ, vùng biển
III. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu ki-lô-mét vuông.
- GV giới thiệu: Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừngngười ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
- HS quan sát bức ảnh lớn về khu rừng, cánh đồng,có hình ảnh là một hình vuông có độ dài cạnh được đo bằng km, hình dung về diện tích khu rừng hoặc cánh đồng đó.
- GV giới thiệu và ghi bảng :
+ Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 ki-lô-mét.
+ Ki-lô-mét vuông viết tắt là : km2
+ 1km2 =1000000m2.
- HS nhắc lại các ý trên.
(cho HS đọc xuôi rồi đọc ngược:1km2 =1000000m2; 1000000m2= 1km2)
- HS thực hành viết về ki-lô-mét vuông (GV đọc cho HS viết)
2. Thực hành :
GV tổ chức cho HS làm vào vở:
Bài 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống.
- Một HS nêu bài toán
- Cả lớp làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài vào vở ( Một em làm trên bảng phụ).
- Chữa bài- Yêu cầu HS nêu cách đổi
Bài 3: Một HS đọc đề bài
Cả lớp suy nghĩ, phân tích bài toán rồi làm bài vào vở (Một em làm trên bảng phụ)
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Chọn số đo thích hợp chỉ: Diện tích phòng học; Diện tích nước Việt Nam.
- HS trao đổi theo cặp .
- Một số HS nêu sự lựa chọn của mình. GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại khái niệm về ki-lô-mét vuông.
- GV nhận xét tiết học.
Chính tả
Nghe- viết: Kim tự tháp Ai Cập
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt những từ có âm, vần dễ lẫn:s/x, iêc/iêt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 và 3.
- VBT Tiếng Việt 4, tập 2.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Mở đầu:
GV nêu gương một số HS viết chữ đẹp, có tư thế ngồi viết đúng ở học kỳ I, khuyến khích cả lớp học tốt tiết chính tả ở học kỳ II.
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc bài chính tả “Kim tự tháp Ai Cập”, HS theo dõi trong SGK. GV phát âm rõ ràng, tạo điều kiện cho HS chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng như: lăng mộ, nhằng nhịt, chuyên chở
- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những chữ cần viết hoa, những từ ngữ mình dễ viết sai và cách trình bày.
- HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn nói điều gì?
- HS luyện viết các từ sau vào giấy nháp: nhằng nhịt, chuyên chở, vận chuyển.
- GV nhắc HS cách trình bày bài, cách viết hoa, tư thế ngồi viết.
- HS gấp sách. GV đọc từng bộ phận ngắn cho HS viết ( mỗi câu đọc 2- 3 lượt)
- GV đọc lại bài chính tả 1 lượt cho HS soát bài.
- GV chấm chữa 7- 10 bài, đồng thời từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nêu nhận xét chung.
2.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả (VBT).
- Yêu cầu HS làm BT3 ở VBT.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
+ HS tự làm bài ( 1 HS làm trên bảng phụ)
+ Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả
Kể chuyện
Bác đánh cá và gã hung thần
I. Yêu cầu cần đạt:
- Dựa vào lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác).
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa truyện trong SGK phóng to.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu truyện (2- 3 phút) : Tiết học này các em sẽ được nghe câu chuyện một bác đánh cá đã thắng một gã hung thần. Nhờ đâu bác thắng được gã hung thần, các em nghe cô kể sẽ rõ.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài kể chuyện trong SGK.
2. GV kể chuyện (10 phút)
- GV kể lần 1, HS nghe. GV kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện (ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn)
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh họa.
3. Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của BT ( 20 phút) :
a/ Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1- 2 câu
- Một HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV đính trên bảng lớp 5 tranh minh họa phóng to.
- HS suy nghĩ nói lời thuyết minh cho 5 tranh. Cả lớp và GV nhận xét. GV viết nhanh dưới mỗi tranh một lời thuyết minh.
b/ Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Một HS đọc yêu cầu của BT2 và BT3.
- Kể chuyện trong nhóm (nhóm 5): HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm sau đó kể cả chuyện. Kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi KC trước lớp:
+ 2 đến 3 nhóm tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Mỗi HS, nhóm HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng thầy cô và các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò (2phút):
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.
- Dặn HS đọc trước yêu cầu và gợi ý của bài tập KC trong SGK, tuần 20 để chuẩn bị một câu chuyện em sẽ kể trước lớp
Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2011
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
Bài tập cần làm: bài 1; Bài 3 (b); bài 5.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. GV tổ chức cho HS làm bài tập vào vở:
Bài 1: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm.
GV yêu cầu HS đọc kĩ từng câu của bài và tự làm bài, sau đó GV yêu cầu HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, cuối cùng GV kết luận.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc kĩ bài toán và tự giải. HS tự làm bài- (Một HS làm trên bảng phụ). Sau đó, GV hướng dẫn HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc đề, tìm hiểu các điều kiện bài toán đã cho
- HS tự làm bài (Một em làm trên bảng phụ)
- Chữa bài trên bảng phụ.
Bài 4:
- HS đọc đề, nêu cách làm bài rồi tự làm vào vở. (Một HS làm trên bảng phụ).
- HS nhận xét kết quả. GV kết luận.
Bài 5: GV yêu cầu HS đọc kĩ từng câu của bài toán và quan sát kĩ biểu đồ mật độ dân số để tìm ra câu trả lời. Sau đó HS trình bày lời giải, các HS khác nhận xét và GV kết luận.
2. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen những HS làm bài tốt, nhắc những HS làm còn sai sót về làm lại
Kĩ thuật
ích lợi của việc trồng rau, hoa
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết được ích lợi của việc trồng rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm tranh ảnh, cây thật một số loài rau, hoa
- Tranh ảnh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa.
III. Hoạt động dạy và học: Tiết 1
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học.
2. Dạy bài mới;
2.1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ích lợi của việc trồng rau, hoa
- GV treo tranh (h1 – sgk), hướng dẫn HS quan sát tranh, TLCH về ích lợi của việc trồng rau, hoa:
+ Em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau, hoa
+ Gia đình em thường sử dụng loại rau nào làm thức ăn?
+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày của gđ em?
+ Rau còn được dùng để làm gì?
- GV treo tranh (h2– sgk), hướng dẫn HS quan sát tranh, TLCH tương tự như trên.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta
- HS thảo luận N2 nêu đặc điểm về khí hậu ở nước ta- GV nhận xét, bổ sung.
- GV nhắc nhiệm vụ của HS là phải học tập tố để nắm vững kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- GV tóm tắt những nội dung chính của bài.
3. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tinh thần học tập
- Hướng dẫn HS xem trước bài Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa
luyện từ và câu
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ ( CN) trong câu kể Ai làm gì? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì ?, xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu; biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tờ phiếu viết đoạn văm ở phần Nhận xét, đoan văn ở BT 1(phần luyện tập)
- VBT Tiếng việt 4, tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung học tập
2. Phần Nhận xét:
- Một HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, từng cặp trao đổi, trả lời lần lượt 3 câu hỏi trong SGK và ghi vào vở bài tập.
- GV dán lên bảng 2 tờ phiếu đã viết nội dung đoạn văn, mời 2 HS lên bảng làm bài: Yêu cầu HS đánh kí hiệu vào đầu những câu kể, gạch một gạch dưới bộ phận CN trong câu, trả lời miệng các câu hỏi 3 và 4. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải.
3. Phần Ghi nhớ:
- Ba đến bốn HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- GV mời 1 HS phân tích 1 ví dụ minh hoạ nội dung ghi nhớ.
4. Phần Luyện tập:
Bài tập 1: Đọc lại đoạn văn trong SGK (Cả thung lũngché rượu cần).
a. Tìm các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên.
b. Xác định CN của từng câu vừa tìm được.
- HS đọc yêu cầu, của bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, từng cặp trao đổi và viết vào vở.
- GV chữa bài.
Bài tập 2: Đặt câu với các từ ngữ sau làm CN: Các chú công nhân, mẹ em, chim sơn ca.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Mỗi em tự đặt 3 câu với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ. Từng cặp HS đổi bài chữa lỗi cho nhau.
- HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3: Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm ngời hoặc vật được miêu tả trong bức tranh (ở SGK).
- HS đọc yêu cầu của bài tập, quan sát tranh minh hoạ.
- Một HS giỏi làm mẫu: Nói 2-3 câu về hoạt động của mỗi người và vật được miêu tả trong tranh.
- Cả lớp suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn HS có đoạn văn hay nhất.
5. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn (BT3), viết lại vào vở.
lịch sử
Nước ta cuối thời Trần
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần :
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly- một đại thần của nhà trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
HS khá, giỏi: + Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly.
+ Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý ly thất bại.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập của HS , nội dung như sau:
Vào nửa sau thế kỉ XIV:
+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
+Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ta ra sao?
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao?
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm:
- GV chia lớp làm nhóm 5 em.
- HS theo nhóm tìm hiểu SGK (từ đầu đến ông xin từ chức) thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
- Các nhóm cử người trình bày tình hình nước ta dưới thời nhà Trần từ nửa sau thế kỉ XIV.
- Các nhóm khác bổ sung. GV kết luận.
2. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp:
- HS tìm hiểu SGK (Phần còn lại) thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?
+ Ông đã làm gì?
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao?
- HS trả lời lần lượt từng câu. GV giúp HS kết luận:
Hành động truất quyền của vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hai HS đọc mục tóm tắt bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS ôn lại phần “Nước Đại Việt thời Trần”.
Thứ năm ngày 13 tháng 1 năm 2010
Toán
Hình bình hành
I. Yêu cầu cần đạt:
Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ đẵ vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV đưa ra các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác. Yêu cầu HS chỉ từng hình và nói đó là hình gì?
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình bình hành:
- HS quan sát hình vẽ trong phần bài học của SGK
- Yêu cầu HS nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- GV giới thiệu tên gọi của hình, đó là hình bình hành
- Nhận xét một số đặc điểm của hình bình hành:
+ GV gợi ý HS phát hiện các đặc điểm của hình bình hành bằng cách: đo các cặp cạnh đối diện, nhận thấy hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.
+ Hướng dẫn HS nhận xét: Hai cặp cạnh đối diện của hình bình hành song song và bằng nhau.
2.2. Hoạt động2: Thực hành:
GV tổ chức cho HS làm các bài tập :
Bài 1: Củng cố biểu tượng về hình bình hành.
HS đọc yêu cầu, quan sát từng hình, kiểm tra các cặp cạnh và kết luận.
GV theo dõi và giúp đỡ.
Bài 2 Kiểm tra đặc điểm về góc, cạnh của các hình
- GV giới thiệu cho HS về các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD.
- HS nhận dạng và nêu được hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh song song và bằng nhau. GV chữa bài.
Bài 3:
a. GV hướng dẫn HS vẽ hình trong SGK vào vở. Gọi HS nêu yêu cầu của bài 3 rồi làm bài.
- Cho HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau rồi GV chữa bài.
b. Tiến hành tương tự phần a.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu chỉ và nói tên các hình ( ở bảng phụ mà GV đã chuẩn bị).
- HS nhắc lại đặc điểm của hình bình hành.
- GV nhận xét tiết học.
Tập đọc
Chuyện cổ tích về loài người
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra hai HS đọc truyện “ Bốn anh tài”- Trả lời câu hỏi:
+ Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?
+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- HS tiếp nối nhau đọc 7 khổ thơ từ 2 đến 3 lượt. GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, cách đọc cho HS; nhắc HS ngắt nhịp đúng:
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người”/ trước nhất.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Hai HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
HS đọc thầm khổ thơ 1, TLCH:
- Trong “câu chuyện cổ tích” này, ai là người được sinh ra đầu tiên?
- GV: Các khổ thơ còn lại cho thấy cuộc sống trên trái đất dần dần được thay đổi. Thay đổi là vì ai? Các em hãy đọc và trả lời tiếp câu hỏi.
- HS đọc thầm các khổ thơ còn lại trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời? ( Để trẻ nhìn cho rõ)
+ Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ? (Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc)
+ Bố giúp trẻ em những gì? (Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ)
+ Thầy giáo giúp trẻ em những gì? (Dạy trẻ học hành)
- HS đọc thầm lại cả bài thơ, suy nghĩ, nói ý nghĩa của bài thơ này là gì?
- GV kết luận: Bài thơ tràn đầy tình yêu mến đối với con người, với trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra là vì trẻ em, để yêu mến, giúp đỡ trẻ em.
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ.
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 4 và 5 theo trình tự: GV đọc mẫu- HS luyện đọc theo cặp - thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhẩm HTL bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS tiếp tục HTL bài thơ.
địa lí
Đồng bằng Nam Bộ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về hình đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ.
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần được cải tạo.
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam:,
- Quan sát, tìm và chỉ tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ.
HS khá, giỏi: + Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa sông.
+ Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bẩn đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài : ( 1’) Các em đã được tìm hiểu một số đặc điểm về tự nhiên cũng như hoạt động sản xuất của đồng bằng Bắc Bộ. Tiết học này các em sẽ được tìm hiểu những đặc điểm đó ở đồng bằng Nam Bộ.
2. Phát triển bài:
2.1. Đồng bằng lớn nhất của nước ta
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (12-13 phút)
Yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi:
- Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
- Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu? (Diện tích, địa hình, đất đai) ?
- Tìm và chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau và một số kênh rạch.
- GV chỉ lại trên bản đồ và hệ thống cho HS rõ.
2.2.Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (8-9 phút)
Bước 1:
- HS quan sát hình trong SGK và TLCH:
+ Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
+ Nêu nhận xét về mạng lới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông?)
- HS dựa vào SGK để nêu đặc điểm của sông Mê Công, giải thích vì sao sông lại có tên là Cửu Long?
Bước 2:
- HS trình bày kết quả, chỉ vị trí các sông lớn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (kênh Vĩnh Tế, kênh Phụng Hiệp) trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GV chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (8 phút)
Bước 1 :
HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân, TLCH:
- Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ, người dân không đắp đê ven sông?
- Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì?
- Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì?
Bước 2:
HS trình bày kết quả trước lớp, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Giáo viên nói: Nhờ có Biển Hồ ở Căm-pu-chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê Công lên xuống điều hòa. Nước lũ dâng cao từ từ, ít gây thiệt hại nên
người dân không đắp đê ven sông để ngăn lũ. Mùa lũ là mùa người dân được lợi về đánh bắt cá. Nước lũ ngập đồng bằng còn có tác dụng thau chua rửa mặn cho đất và làm đất thêm màu mỡ.
- GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đông bằng Nam Bộ.
3. Củng cố, dặn dò ( 3- 4 phút): Yêu cầu HS so sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về các mặt: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai.
Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài
trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm vững 2 kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
- Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách nói trên.
II. Đồ dùng Dạy- học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đdồ vật.
- VBT, 4 tờ phiếu.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật.
- Mở bảng phụ đã viết sẵn 2 cách mở bài.
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT .
- Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn mở bài, trao đổi cùng bạn, so sánh, tìm điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, kết luận lời giải đúng.
+ Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
+ Đoạn khác nhau: Đoạn a, b: Mở bài trực tiếp;
Đoạn c: Mở bài gián tiếp.
Bài tập 2:
- Một HS đọc yêu cầu bài tập. GV nhắc HS: Chỉ cần viết đoạn mở bài và phải viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau cho bài văn.
- HS tự viết vào VBT (4 HS làm bài trên phiếu)
- Một số HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm.
- Gọi những HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Dặn những HS viết bài chưa đạt, về nhà hoàn chỉnh lại bài
Toán
Diện tích hình bình hành
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết cách tính diện tích hình bình hành.
Bài tập cần làm: Bài 1; bài 3 (a).
II. đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ
- GV: Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông (ô vuông cạnh 1cm), thước kẻ, ê ke và kéo.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS nhắc lại các đặc điểm của hình bình hành.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
GV vẽ lên bảng hình bình hành ABCD; vẽ AH vuông góc với CD rồi giới thiệu DC là đáy của hình bình hành; độ dài AH là chiều cao của hình bình hành.
- GV đặt vấn đề: Tính diện tích hình bình hành đã cho.
- GV gợi ý để HS vẽ được đường cao AH của hình bình hành; sau đó cắt phần tam giác ADH và ghép lại (như hình vẽ trong SGK) để được hình chữ nhật ABIH.
-Yêu cầu HS nêu nhận xét về diện tích hình bình hành và hình chữ nhật vừa tạo thành.(có diện tích bằng nhau)
+ Diện tích hình chữ nhật ABIH = ? (a x h)
+ Vậy diện tích hình bình hành tính như thế nào? (a x h)
+ Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào.
HS thảo luận theo cặp, sau đó phát biểu, bổ sung, GV kết luận và ghi bảng.
Giới thiệu công thức: S = a x h.
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2010_2011.doc