Giáo án trọn bộ Vật lý 11

PHẦN I : ĐIỆN HỌC – ĐIỆN TỪ TRƯỜNG

CHƯƠNG I : ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG

Tiết 1 : ĐIỆN TÍCH . ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

I.MỤC TIÊU :

 1.Kiến thức :

- Trình bày được khái niệm điện tích điểm , đặc điểm tương tác giữa các điện tích.

- Trình bày được nội dung định luật Culông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa 2 điện tích điểm.

- Ý nghĩa của hằng số điện môi.

 2. Kĩ năng :

- Xác định phương chiều của lực Culông tương tác giữa các điện tích điểm

- Làm vật nhiễm điện do cọ xát

 3.Thái độ:

- Có hướng thú học vật lý,yêu thích tìm tòi khoa học,trân trọng đối với những đóng góp của vật lý cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.

II.CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : Xem SGK vật lý 7 và 9 để biết HS đó học gỡ ở THCS

2. Học sinh : ôn tập kiến thức đó học về điện tích ở THCS

 

doc122 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án trọn bộ Vật lý 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: PHẦN I : ĐIỆN HỌC – ĐIỆN TỪ TRƯỜNG CHƯƠNG I : ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG Tiết 1 : ĐIỆN TÍCH . ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - Trình bày được khái niệm điện tích điểm , đặc điểm tương tác giữa các điện tích. - Trình bày được nội dung định luật Culông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa 2 điện tích điểm. - Ý nghĩa của hằng số điện môi. 2. Kĩ năng : - Xác định phương chiều của lực Culông tương tác giữa các điện tích điểm - Làm vật nhiễm điện do cọ xát 3.Thái độ: - Có hướng thú học vật lý,yêu thích tìm tòi khoa học,trân trọng đối với những đóng góp của vật lý cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học. II.CHUẨN BỊ : Giáo viên : Xem SGK vật lý 7 và 9 để biết HS đó học gỡ ở THCS 2. Học sinh : ôn tập kiến thức đó học về điện tích ở THCS III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. ổn định tổ chức, Kiểm tra sỹ số: B B B B 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về điện tích TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 14’ Nêu câu hỏi : Làm thế nào để tạo ra 1 vật nhiễm điện? - Muốn biết 1 vật có bị nhiễm điện hay không ta làm thế nào? Yêu cầu hs đọc mục I.2 SGK trả lời câu hỏi: Thế nào là điện tích? điện tích điểm là gì? Trong điều kiện nào thì vật được coi là điện tích điểm? Nhận xét xác nhận kiến thức đúng. Có mấy loại điện tích?Các điện tích tương tác với nhau như thế nào? Hãy hoàn thành C1? Trả lời: - Cọ xát thước nhựa,bút bi vào len,dạ thì thước,bút bị nhiễm điện - Ta cho vật đó hút các vật nhẹ. HS đọc mục I.2 SGK trả lời câu hỏi của GV Trả lời câu hỏi của GV Hoàn thành C1. Hoạt động 2: Nghiên cứu về tương tác giữa 2 điện tích điểm TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 20’ Giao nhiệm vụ cho hs theo các câu hỏi sau: -Xác định phương chiều của lực tác dụng lên các điện tích trong các trường hợp : + Hai điện tích dương đặt gần nhau +Hai điện tích trái dấu đặt gần nhau +Hai điện tích âm đặt gần nhau GV theo dõi nhận xét hs vẽ hình Nêu đặc điểm của độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm ? Biểu thức của định luật Culông và ý nghĩa của các đại lượng GV phát biểu nội dung định luật Cu-lông -Nờu câu hỏi C2 -Nhận xét , đánh giá các câu trả lời của Hs HS thảo luận theo bàn xác định phương chiều của lực tác dụng lên các điện tích trong từng trường hợp Đọc sgk tìm hiểu trả lời câu hỏi về đặc điểm độ lớn của lực Culông Hs tiếp thu và ghi nhớ Trả lời câu hỏi C2 Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa hằng số điện môi TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7’ Nêu câu hỏi: - Điện môi là gì? -Nếu giữ nguyên độ lớn của điện tích ,khoảng cách giữa chúng thì lực tương tác khi đặt trong điện môi sẽ như thế nào so với khi đặt trong chân không? -ý nghĩa của hằng số điện môi? GV nhận xét . Hãy hoàn thành C3? - Đọc mục II.2 SGK ,trả lời câu hỏi của GV -Đọc sgk , thảo luận trả lời câu hỏi C3 Hoạt động 4: Củng cố,đánh giá,giao nhiệm vụ về nhà TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4’ - Nhận xét đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài - Yc hs làm bài tập 5,6 sgk -GV nhận xét giờ học -Y/C hs về học bài ,làm bài tập 7,8 sgk và chuẩn bị cho bài sau. - Ghi nhận : Định luật Culông , biểu thức và đơn vị các đại lượng trong biểu thức - HS làm bài tập 5,6 sgk -Nhận nhiệm vụ học tập IV. Rút kinh nghiệm. Búng Lao, ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng Linh Thị Hạnh Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 2: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Củng cố khắc sâu kiến thức về điện tích,định luật Cu-lông 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức trả lời cõu hỏi trắc nghiệm. - Vận dụng định luật cu-lông để giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm. 3. Thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học,độc lập nghiên cứu,tác phong lành mạnh và có tính tập thể. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập. 2. Học sinh: Kiến thức về điện tích và định luật Cu-lông. Làm bài tập ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: B B B B 2. Kiểm tra bài cũ: Trong tiết học. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7’ Gv đặt câu hỏi để hs ôn lại kiến thức: - Điện tích điểm là gì?có mấy loại điện tích?các loại điện tích tương tác với nhau như thế nào? - Nội dung và biểu thức của định luật cu-lông?đơn vị của các đại lượng trong công thức? -Ý nghĩa của hằng số điện môi? Cá nhân trả lời các câu hỏi của gv Hs khác nhận xét. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15’ - Phát phiếu học tập cho cá nhân - nhận xét xác nhận kiến thức đúng. - Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập - Đại diện nhóm trỡnh bày đáp án: C1:B; C2:D; C3:D; C4;B; C5:B.; C6:A; C7: C. - Cá nhân khác nhận xét. Hoạt động 3: Vận dụng định luật Cu-lông TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 18’ Yêu cầu hs đọc và làm bài tập 8-trang10 sgk - Nêu yêu cầu bài toán. - Hãy viết biểu thức định luật cu-lông? q=? - Nhận xét. + Nêu bài toán: hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại A và B có điện tích q1=8.10-8C, q2=-1,2.10-7C đặt cách nhau 1 khoảng 3cm.Xác định lực tương tác cu-lông giữa 2 quả cầu? - Nhận xét, xác nhận kiến thức đúng. -Đọc đầu bài và tóm tắt: ; r= 10cm= 0,1m ; N q=? Biểu thức định luật cu-lông: F= k. q2==9,89.10-15 q= 9,9.10-8 10-7 ( C ). - Nhận xét: với 2 quả cầu tích điện trái dấu,lực tương tác giữa chúng là lực hút. Áp dụng cụng thức: F= k.= 0,096N. Hoạt động 4: Củng cố,đánh giá,giao nhiệm vụ về nhà TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ - Nhắc lại định luật cu-lông và các kiến thức cơ bản của bài. - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu hs về xem lại bài,làm bài tập sbt và đọc trước bài tiếp theo,ôn lại kiến thức đó học về điện tích ở THCS. - Tiếp thu - Nhận nhiệm vụ học tập. Phiếu học tập: Câu 1:Nhiễm điện cho 1 thanh nhựa rồi đưa nó lại gần 2 vật M và N.Ta thấy thanh nhựa hút cả 2 vật M và N.Tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xảy ra? A. M và N nhiễm điện cùng dấu. B. M và N nhiễm điện trái dấu. C. M nhiễm điện cũn N khụng nhiễm điện. D. Cả M và n đều không nhiễm điện. Câu 2: Nếu tăng khoảng cách giữa 2 điện tích điểm lên 3 lần thỡ lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ: A. tăng lên 3 lần B. giảm đi 3 lần C. tăng lên 9 lần D. giảm đi 9 lần. Câu 3: Một hệ cụ lập gồm 3 điện tích điểm,có khối lượng không đáng kể,nằm cân bằng với nhau.Tỡnh huống nào dưới đây có thể xảy ra? A. Ba điện tích cùng dấu nằm ở 3 đỉnh của 1 tam giác đều B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên 1 đường thẳng. C. Ba điện tích không cùng dấu nằm ở 3 đỉnh của 1 tam giác đều D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên 1 đường thẳng Câu 4: Trong các hiện tượng sau,hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện? A. Về mựa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu B. chim thường xù lông về mùa rét C. Ô tô chở nhiên liệu thường thả 1 sợi dây xích kéo lê trên mặt đường D. Sét giữa các đám mây. Câu 5: Xét tương tác của 2 điện tích điểm trong 1 môi trường xác định.Khi lực đẩy Cu-lông tăng 2 lần thỡ hằng số điện môi : A. tăng 2 lần B. giảm 2 lần C. vẫn không đổi D. giảm 4 lần. Câu 6: Khi tăng đồng thời độ lớn của 2 điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thỡ lực tương tác giữa chúng: A. không thay đổi B. giảm đi một nửa C. giảm đi bốn lần D. tăng lên gấp đôi Câu 7: Trong trường hợp nào sau đây,ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm? A.Hai thanh nhựa đặt gần nhau. B.Một thanh nhựa và 1 quả cầu đặt gần nhau. C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau. D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau. IV. Rút kinh nghiệm. Búng Lao, ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng Linh Thị Hạnh Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 3 : THUYẾT ELECTON ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - Nêu được nội dung chính của thuyết electron, nội dung định luật bảo toàn điện tích . - Trình bày được cấy tạo sơ lượng của nguyên tử về phương diện điện. 2. Kĩ năng : - Vận dụng thuyết êlectron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ : Giáo viên: Xem sgk vật lý 7 để biết HS đó học gỡ ở THCS Học sinh : ôn lại kiến thức đã học về điện tích ở THCS III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. ổn định tổ chức, Kiểm tra sỹ số: B B B B 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Phát biểu định luật cu-lông và viết biểu thức? - ý nghĩa của hằng số điện môi? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Thuyết electron. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 17’ Cho Hs đọc sgk, nêu câu hỏi : -Nêu cấu tạo nguyờn tử về phương diện điện ? -Đặc điểm của êlectron , prôton và nơtron? Gợi ý HS trả lời và nhận xét . - Khi nguyên tử trung hòa về điện hãy so sánh số proton và số electron? - Điện tích nguyên tố là gì? GV: Phát biểu từ những nội dung sơ lược cấu tạo nguyên tử,ta có thuyết electron,thuyết này dựa vào sự cư trú và di chuyển của các e để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện. - Y/C hs đọc mục I.2 tìm hiểu nội dung thuyết electron GV: Thế nào là ion dương? ion âm? -Nguyên tử C nếu mất 1 electron sẽ trở thành ion âm hay ion dương? -Ion Al3+ nếu nhận thêm 4 electron thì trở thành ion dương hay âm? Gv nhận xét ,xác nhận kiến thức đúng. GV nêu câu hỏi C1 Gv nhận xét. Đọc sgk mục I.1, tìm hiểu cấu tạo nguyên tử về phương diện điện và trả lời câu hỏi của GV: - Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện:Gồm hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm,các electron mang điện âm chuyển động xung quanh.Hạt nhân gồm 2 loại hạt : proton mang điện dương và nơtron không mang điện. - Khi nguyên tử trung hòa về điện số electron bằng số proton nên độ lớn điện tích dương của hạt nhân bằng độ lớn điện tích âm của các electron. - Điện tích của e và p gọi là điện tích nguyên tố. Hs đọc mục I.2 thảo luận trả lời câu hỏi của gv: + Nếu nguyên tử bị mất đi êlectron, nó trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion dương. + Nếu nguyên tử nhận thêm electron, nó trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion âm. - ion dương. - ion âm. Hs hoàn thành C1 Hoạt động 2: Vận dụng. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 13’ Gv: ở THCS đã học thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện ,hãy nhắc lại các khái niện này? GV:Điện tích tự do là điện tích có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật dẫn.Dựa vào khái niệm điện tích tự do ta đưa định nghĩa sau: Chất dẫn điện là chất có chứa các điện tích tự do.Chất cách điện là chất không chứa các điện tích tự do. GV: yêu cầu hs dự đoán kết quả và giải thích hiện tượng khi chạm thước nhựa nhiễm điện vào 1 ống nhôm nhẹ? GV nhận xét câu trả lời của hs. Vậy sau khi 1 vật trung hòa về điện thì nó trở thành vật nhiễm điện cùng loại với vật mà nó tiếp xúc. GV: Đưa 1 vật nhiễm điện âm lại gần 1 ống nhôm nhẹ được treo trên 1 sợi dây mảnh thì thấy ống nhôm bị hút về phía vật nhiễm điện .Đưa vật này ra xa thì ống nhôm trở lại vị trí ban đầu. Hãy giải thích hiện tượng? GV nhận xét . ống nhôm bị nhiễm điện và hiện tượng nhiễm điện của ống nhôm trong trường hợp này gọi là nhiễm điện do hưởng ứng và tổng số electron tự do của ống nhôm là không đổi. Gv :Nêu câu hỏi C3,4,5 HS: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua.Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Hs tiếp thu và ghi nhớ, lấy ví dụ về chất dẫn điện và chất cách điện. Hs thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi Hs tiếp thu và ghi nhớ. Hs thảo luận trả lời Hs tiếp thu và ghi nhớ. Trả lời C3,4,5 Hoạt động 3: Định luật bảo toàn điện tích TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4’ - Nêu nội dung định luật bảo toàn điện tích? Nếu một hệ hai vật cô lập về điện ,ban đầu trung hoà về điện , sau đó vật 1 nhiểm điện +10mC , vật 2 nhiễm điện gì ? Giá trị bao nhiêu? Trả lời các câu hỏi : - Đinh luật bảo toàn điện tích - Vật 2 nhiễm điện - 10mC. Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7’ GV yêu cầu HS: Chốt lại kiến thức, bài tập cơ bản đã học Ghi nhớ và luyện tập kỹ năng giải các bài tập cơ bản Giao nhiệm vụ về nhà HS Ghi nhận : Kiến thức, bài tập cơ bản đã Kỹ năng giải các bài tập cơ bản Ghi nhiệm vụ về nhà IV. Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 4: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm sơ lược về điện trường. - Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường.Nhận biết được đơn vị đo cường độ điện trường. - Viết được công thức tính cường độ điện trường của 1 điện tích điểm. 2. Kĩ năng: - Nêu được các đặc điểm về phương ,chiều và độ lớn của vectơ cường độ điện trường. 3. Thái độ: - Cảm hứng học tập và nghiên cứu bộ môn. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án, Bài Giảng. Học sinh: Ôn lại kiến thức về định luật Cu-lông. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số B B B B 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Trình bày nội dung của thuyết êlectrôn cổ điển ? - Giải thích hiện tượng nhiễm điện dương của một quả cầu kim loại do tiếp xúc với một quả cầu âm ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện trường. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ - Khi tiến hành nghiên cứu về tương tác giữa 2 quả cầu tích điện: thấy khi đặt cách nhau một khoảng chúng vẫn tương tác.Nếu đặt 2 quả cầu tích điện trái dấu trong 1 bình kín rồi hút hết khụng khí ra thỏi lực hútt giữa chúng không yếu đi mà lại mạnh thêm.Vậy phải có 1 môi trường truyền tương tác điện giữa 2 điện tích. Môi trường đó là điện trường. - Yêu cầu hs đọc mục I.2 và cho biết điện trường là gì? Làm thế nào để nhận biết được điện trường? - Nhận xét ,xác nhận kiến thức. - Đọc mục I.1 sgk kết hợp theo dõi gv giới thiệu về môi trường truyền tương tác và tiếp thu. - Nêu khái niệm điện trường. - Đặt điện tích thử nằm trong không gian,nếu nó chịu lực điện tác dụng thì điểm đó có điện trường. Hoạt động 2: Xây dựng khái niệm cường độ điện trường ,Vectơ cường độ điện trường. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 20’ - Xét 1 điện tích điểm Q; Q tạo ra 1 điện trường xung quanh nó.Để nghiên cứu điện trường của Q ta đặt điện tích thử q tại M rồi dịch chuyển q ra xa Q. Hãy nhận xét về độ lớn của lực tác dụng của điện trường lên điện tích thử? - Nhận xét , xác nhận kiến thức. + Như vậy cần phải xây dựng 1 khái niệm đặc trưng cho sự mạnh yếu của điện trường tại 1 điểm. Khái niệm đó là cường độ điện trường. - Người ta đã tiến hành thí nghiệm,nhận thấy tại mỗi điểm của điện trường,khi đặt các điện tích thử khác nhau thì lực điện cũng có giá trị khác nhau nhưng thương số F/ q tại điểm đó là xác định. Từ nhận xét trên có thể rút ra điều gì? - Ta có thể lấy độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích thử q= +1C để đặc trưng cho cường độ điện trường tại điểm mà ta xét.Dó đó lấy thương số F/ q là độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích 1C làm số đo của cường độ điện trường. Hãy nêu định nghĩa cường độ điện trường? + cường độ điện trường là đại lượng vectơ hay vô hướng? vì sao? + Hãy nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường? - Yêu cầu hs biểu diễn vectơ cường độ điện trường tại điểm M ở trường hợp sau: * M + M * - Q Q a) b) + Dựa vào đơn vị của F và q hãy xác định đơn vị của E? - Tuy nhiên người ta lại dùng đơn vị đo cường độ điện trường là V/m. - Từ biểu thức đĩnh nghĩa cường độ điện trường tại 1 điểm trong điện trường hãy thiết lập công thức tính cường độ điện trường của 1 điện tích điểm? - Nhận xét. - Thảo luận trả lời: Theo định luật Cu-lông, với cùng 1 điện tích thử đặt tại các điểm khác nhau trong điện trường thỡ chịu tác dụng của các lực có độ lớn khác nhau . Càng xa điện tích gây ra điện trường thì lực điện càng nhỏ. - Tiếp thu. - Nhận xét: Có thể dùng thương số này để đặc trưng cho điện trường về phương điện tác dụng lực tại 1 điểm. - Đọc sgk nêu định nghĩa cường độ điện trường BT: E = F/ q. - Trả lời . Và - Thảo luận trả lời + Điểm đặt: tại điểm đang xét + Phương, chiều: trùng với phương,chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương + Độ lớn: E = F/ q. - Hs lên bảng biểu diễn. - Hs: với F ( N ), q ( C ) vậy E có đơn vị là N/C. - Tiếp thu. - Từ: F = k. với và E =F/q = k. ta có độ lớn của cường độ điện trường E không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích thử q. Hoạt động 3: Nguyên lí chồng chất điện trường. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7’ Giả sử có 2 điện tích điểm Q1,Q2 gây ra tại điểm M hai điện trường có các vectơ M y Q1 Q2 Nếu đặt 1 điện tích q tại M thì sẽ chịu tác dụng của 1 lực điện trong đó giá trị của tuân theo 1 nguyên lý gọi là nguyên lý chồng chất điện trường: Hãy phát biểu nguyên lý chồng chất điện trường? - Đọc SGK để tìm hiểu về nguyên lý chồng chất điện trường. - Tiếp thu và ghi nhớ. - Trả lời: Điện trường tại 1 điểm bằng tổng các vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ GV yêu cầu HS: Chốt lại kiến thức, bài tập cơ bản đã học Ghi nhớ và luyện tập kỹ năng giải các bài tập cơ bản Giao nhiệm vụ về nhà HS Ghi nhận : Kiến thức, bài tập cơ bản đã Kỹ năng giải các bài tập cơ bản Ghi nhiệm vụ về nhà IV. Rút kinh nghiệm. Búng Lao, ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng Linh Thị Hạnh Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 5: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN ( tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được định nghĩa của đường sức điện và các đặc điểm quan trọng của đường sức điện - Trình bày được khái niệm về điện trường đều 2. Kĩ năng: - Vận dụng nguyờn lý chồng chất điện trường để xác định được cường độ điện trường của 2 điện tích điểm. 3. Thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học,độc lập nghiên cứu,tác phong lành mạnh và có tính tập thể. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án. Học sinh: Học bài cũ ,ôn lại kiến thức về tổng hợp lực. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH: 1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số B B B B 2. Kiểm tra bài cũ:(7 phút) - Vectơ cường độ điện trường là gì? Nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường tại 1 điểm? - Công thức tính và những đặc điểm của cường độ điện trường của 1 điện tích điểm? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Mô tả điện trường bằng các đường sức điện. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ - Yêu cầu hs đọc mục III.1 và III.2 trong SGK và quan sát hình 3.5 - Hãy định nghĩa đường sức điện? - Ta chỉ có thể vẽ ngay được những đường sức điện trong những trường hợp đơn giản,những trường hợp khác thì phải dựng phương pháp chụp ảnh và vẽ theo ảnh chụp. - Sử dụng hình 3.6 3.9 vẽ sẵn mụ tả hình dạng đường sức của 1 số điện trường. - Tìm hiểu hinh ảnh của các đường sức điện trong SGK. - Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.Nói cách khác,đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó. - Tiếp thu. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm của đường sức điện. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 12’ -Yêu cầu hs đực mục III.4 Sgk và nêu đặc điểm của đường sức điện? - Yêu cầu hs hoàn thành C2? - Nhận xét, xác nhận kiến thức. Thảo luận đưa ra đặc điểm của đường sức điện: + Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức và chỉ một mà thôi. + Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của cường độ điện trường tại điểm đó. + Đường sức điện trường tĩnh là những đường không khép kín. + Quy ước: Vẽ số đường sức tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó. - Trả lời câu hỏi C2: Ở gần điện tích Q,các đường sức sít nhau,ở xa điện tích Q các đường sức nằm xa nhau.Điều đó chứng tỏ,ở gần điện tích Q thì cường độ điện trường lớn,ở xa điện tích Q thì cường độ điện trường nhỏ. Hoạt động 3: Làm quen với khái niệm điện trường đều. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7’ - Điện trường đều là gì? - Lấy ví dụ điện trường đều giữa hai bản của tụ điện phẳng. Trả lời: - Điện trường đều là điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương,chiều và độ lớn. - Đường sức của điện trường đều là những đường song song cách đều. Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ GV yêu cầu HS: - Chốt lại kiến thức, bài tập cơ bản đã học - Ghi nhớ và luyện tập kỹ năng giải các bài tập cơ bản Giao nhiệm vụ về nhà HS Ghi nhận : Kiến thức, bài tập cơ bản đã Kỹ năng giải các bài tập cơ bản Ghi nhiệm vụ về nhà IV. Rút kinh nghiệm. Búng Lao, ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng Linh Thị Hạnh Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 6: BÀI TẬP I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về cường độ điện trường ,đường sức điện 2. Kĩ năng: - Vận dụng công thức cường độ điện trường,nguyên lý chồng chất điện trường để làm một số bài tập 3. Thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học,độc lập nghiên cứu,tác phong lành mạnh. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đề kiểm tra 15p. Câu hỏi và bài tập Học sinh: Ôn lại kiến thức bài 1,2 và 3. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra si số B B B B 2. Kiểm tra bài cũ: (17 phút) Kiểm tra 15 phút 3. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ Đặt các câu hỏi để hs ôn lại kiến thức cũ - Điện trường là gì? - Cường độ điện trường là gì?Đặc điểm của vectơ cường độ điện trường tại 1 điểm? - Viết công thức tính và nêu đặc điểm của cường độ điện trường của 1 điện tích điểm? - Nêu định nghĩa và các đặc điểm của đường sức điện? - Điện trường đều là gì? Cá nhân trả lời các câu hỏi của gv để ôn lại kiến thức cũ Hoạt động 2: Bài tập TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15’ - Yêu cầu hs đọc và tóm tắt bài tập: 12(sgk-tr21) - Nêu yêu cầu bài toán - Hướng dẫn hs lập luận tìm ra lời giải. - Các vectơ có đặc điểm như thế nào? - Hãy biểu diễn trên hình vẽ? - Hãy xác định x? - Ngoài điểm C còn có tất cả các điểm nằm rất xa q1, q2 cũng có điện trường bằng 0. - Hướng dẫn hs về nhà làm bài tập 13(sgk - tr21) - Vẽ hướng và biểu diễn các vectơ cường độ điện trường tại điểm C trên hình.? - Tính độ lớn cường độ điện trường E1 và E2 do q1, q2 gây ra ở C? - Xác định cường độ điện trường tổng hợp tại C. - Đọc đầu bài và tóm tắt: ; l= 10cm= 0,1m; =1. Tìm các điểm C để EC = 0 ? - Thảo luận hoàn thành bài tập + Điện tích q1 đặt tại A, q2 đặt tại B. + Gọi C là điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng 0. + Gọi là cường độ điện trường của q1, q2 tại C.Để cường độ điện trường tại C bằng 0 ta phải có: Vậy phải cùng phương , ngược chiều và có độ dài bằng nhau C phải nằm trên đường thẳng AB;C nằm ngoài đoạn AB và nằm gần A hơn B( vì . C A B x q1 l q2 Gọi AC = x Ta có: k. x= 64,6 cm. Hs rút ra kết luận. - Nhận nhiệm vụ học tập Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ GV yêu cầu HS: Chốt lại kiến thức, bài tập cơ bản đã học Ghi nhớ và luyện tập kỹ năng giải các bài tập cơ bản Giao nhiệm vụ về nhà HS Ghi nhận : Kiến thức, bài tập cơ bản đã Kỹ năng giải các bài tập cơ bản Ghi nhiệm vụ về nhà IV. Rút kinh nghiệm. Búng Lao, ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng Linh Thị Hạnh Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 7 : CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết được công thức tính công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích trong điện trường đều. - Nêu được đặc điểm của công của lực điện. - Nêu được mối quan hệ giữa công của lực điện và thế năng của điện tích trong điện trường. - Nêu được thế năng của điện tích thử q trong điện trường luôn luôn tỉ lệ thuận với q. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được công thức tính công của lực điện để giải bài tập sgk. 3. Thái độ: - Cảm hứng thích học bộ môn,có tinh thần tự, ham học hỏi. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án + bài giảng Học sinh: Ôn lại cách tính công của trọng lực và đặc điểm của công của trọng lực. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra si số B B B B 2. Kiểm tra bài cũ: Điện trường là gì ? Cường độ điện trường là gì ? Đơn vị ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Xây dựng biểu thức tính công của lực điện trường. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 22’ - Đặt điện tích q dương trong điện trường đều giữa 2 bản kim loại phẳng tích điện trái dấu.Hãy nêu đặc điểm của lực ? - Sử dụng hình 4.2 yêu cầu hs xác định công của lực điện làm điện tích q dương dịch chuyển theo đường thẳng MN? - có: d= Scos là hình chiếu của đường đi S trên 1 đường sức điện. +Nếu 900 em có nhận xét gì về AMN? + Nếu điện tích q di chuyển theo đường gấp khúc MPN, hãy xác định AMN? - Mở rộng cho các trường hợp đường đi từ M đến N là đường gấp khúc hoặc đường cong ta đều có kết quả như trên .Có nhận xét gì về công của lực điện ? - Xác nhận kiến thức đúng. - Yờu cầu hs hoàn thành C2? - Đọc mục I.1 trả lời: điện tích q chịu tác dụng của lực không đổi,có phương song song các đường sức ,chiều hướng từ bản dương sang bản âm. Độ lớn: F= q.E - Thảo luận trả lời: AMN = = FScos với F = q.E ; Scos= d AMN=qEd - Nếu 0 và AMN>0 Nếu >900 thì d<0 và AMN <0.

File đính kèm:

  • docga11.doc